Liệt dây thanh quản: Tìm hiểu chứng bệnh gây mất giọng

Liệt dây thanh quản xảy ra khi các xung thần kinh đến thanh quản bị gián đoạn làm tê liệt hoạt động của dây thần kinh thanh âm. Điều này có thể làm mất giọng thậm chí gây khó thở. 

liệt dây thanh quản
Tình trạng liệt dây thanh quản gây mất giọng đang rất phổ biến

Liệt dây thanh quản là gì?

Tình trạng này xảy ra do tổn thương dây thần kinh thanh quản. Làm cho các xung thần kinh trong thanh quản bị gián đoạn, dẫn đến tê liệt các cơ dây thanh quản. Điều này có thể gây ra tổn thương cho não.

Bệnh nhân bị liệt dây thanh quản thường có giọng khàn, âm lượng giảm dần, đau họng khi nói, nuốt cảm thấy khó khăn và có cảm giác nghẹt thở.

Các dây thanh quản ngoài nhiệm vụ phát âm còn có tác dụng bảo vệ đường thở, ngăn chặn thức ăn rơi vào khí quản. Nếu tình trạng tổn thương dây thanh quản kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị tê liệt dây thanh quản thì cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ chất thải trong thanh quản bị suy giảm. Điều này dễ làm cho vi khuẩn, virus tấn công cơ quan hô hấp và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng liệt dây thanh quản

Các dây thanh quản bao gồm hai dài cơ nằm ở khí quản. Khi chúng ta phát âm thì hai dải cơ này sẽ chạm vào nhau và rung lên. Nhưng khi không thốt ra âm thanh thì dây thanh âm sẽ ở vị trí mở làm cho không khí dễ lưu thông vào khí quản. Tức là nếu bị tổn thương dây thanh âm thì triệu chứng khó thở cũng là điều tất yếu.

triệu chứng liệt dây thanh quản
Đừng chủ quan khi gặp các triệu chứng liệt dây thanh quản

Thông thường khi bị liệt dây thanh quản sẽ bao gồm các triệu chứng sau:

  • Thay đổi giọng nói
  • Bị khàn giọng
  • Hơi thở khó khăn
  • Ho khó khăn
  • Khi nuốt dễ bị sặc, kể cả khi nuốt nước bọt.
  • Phản xạ hầu họng có thể bị mất, làm cho quá trình ngăn chặn tác nhân gây hại từ cổ họng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân liệt dây thanh quản

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh quản mà các bác sĩ cũng không thể nào liệt kê hết được. Chỉ có thể nêu ra một vài nguyên nhân tiêu biểu thường gặp như:

nguyên nhân gây liệt dây thanh quản
Các khối u ở thanh quản có thể gây liệt dây thanh quản
  • Chấn thương ở ngực hoặc cổ: Có thể làm tổn thương dây thần kinh thanh âm hoặc thanh quản
  • Đột quỵ: Có thể làm cho tín hiệu thần kinh từ não đến dây thanh quản bị gián đoạn.
  • Khối u: Có thể phát triển xung quanh hoặc trong sụn làm tổn thương dây thần kinh thanh âm. Các khối u có thể lành tính hoặc ác tính.
  • Viêm ở dây thanh quản: Khoảng trống giữa hai dây thanh âm có thể là điều kiện để vi khuẩn tấn công gây ra viêm ở dây thanh âm.
  • Ngoài ra còn có nhiều trường hợp tê liệt dây thanh âm mà các bác sĩ cùng không thể nào phát hiện được nguyên nhân.

Chẩn đoán liệt dây thanh quản

Ban đầu bệnh nhân có thể tới gặp bác sĩ để xin tư vấn và kiểm tra một số dấu hiệu. Ngoài lắng nghe giọng nói cũng như chẩn đoán sơ bộ theo kinh nghiệm, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm như sau:

chẩn đoán liệt dây thanh quản
Có thể tiến hành nội soi để kiểm tra khi nghi ngờ bị liệt dây thanh quản
  • Nội soi: Dùng một thiết bị nội soi để xem xét dây thanh âm. Thiết bị này có gắn camera nên bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được các biểu hiện bệnh qua màn hình.
  • Phương pháp điện cơ thanh quản: Tức là đo dòng điện trong cơ thanh quản. Lúc này các kim nhỏ được đưa vào các cơ dây thanh âm qua da. Thử nghiệm này giúp đo sức mạnh của tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ kiểm soát nếp gấp thanh âm. Bệnh nhân sẽ tiến hành một số hành động để kích hoạt các cơ theo chỉ định của bác sĩ
  • Các xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra hình ảnh. Chẳng hạn như chụp X- quang, chụp CT, chụp MRI để xác định nguyên nhân gây tê liệt

Điều trị liệt dây thanh quản

Nếu bệnh liệt dây thanh quản không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thở và gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh kéo dài cũng dễ dẫn đến tình trạng nghẹn khi ăn và làm cho các triệu chứng của bệnh viêm phổi càng nghiêm trọng. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Việc điều trị liệt dây thanh quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian xuất hiện của các triệu chứng. Bệnh có thể được điều trị theo những hướng như sau:

1. Trị liệu bằng giọng nói

Điều này tương tự cho biện pháp vật lý trị liệu cho dây thanh âm. Tức là yêu cầu bệnh nhân áp dụng các bài tập thể dục đặc biệt. Đồng thời áp dụng các biện pháp để tăng cường hoạt động của dây thanh âm, cải thiện hơi thở và kiểm soát âm lượng khi nói. Điều này giúp ngăn chặn những căn thẳng bất thường ở các cơ khác gây ảnh hưởng đến dây thanh. Đồng thời bảo vệ dây thanh quản khỏi tác động của chất lỏng cũng như chất rắn từ bên ngoài.

2. Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân không phục hồi hoàn toàn bằng trị liệu giọng nói thì bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. Có khá nhiều biện pháp phẫu thuật để bệnh nhân lựa chọn. Chẳng hạn như:

điều trị liệt dây thanh quản
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để điều trị liệt dây thanh quản

3. Tiêm vào dây thanh quản

Cơ dây thanh quản có thể bị yếu do dây thần kinh bị liệt. Các bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm collagen, lipid, hoặc một số chất để vào dây thanh quản. Điều này giúp cho hoạt động của dây thanh quản trở nên dễ dàng hơn.

4. Phẫu thuật tái định vị dây thanh quản

Nhằm tái định vị hoặc định hình lại nếp gấp thanh âm để cải thiện chức năng của giọng nói

5. Phẫu thuật mở khí quản

Nếu cả hai nếp gấp của dây thanh âm bị ảnh hưởng hoặc quá gần nhau có thể làm cho việc thở khó khăn. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ trước cổ để tạo lỗ trong khí quản. Lúc này ống thở được đưa vào để bệnh nhân có thể thở được.

Các biện pháp phẫu thuật đều đòi hỏi phải có tay nghề chuyên môn cũng như có sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên khoa. Chính vì vậy mà người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Một số bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị liệt dây thanh quản. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị khàn tiếng, mất đi khả năng ca hát sau một quá trình điều trị bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cắt amidan xong có được đánh răng không? Nên làm gì?

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ích cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau cắt...

Bột sắn dây có công dụng chữa viêm họng

Bột sắn dây và công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ

Ngoài công dụng giải nhiệt sinh tân, bột sắn dây còn có công dụng chữa viêm họng ít ai ngờ....

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là do đâu?

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ...

Vá màng nhĩ: Các phương pháp và những điều nên làm

Vá màng nhĩ là từ dùng để chỉ một hay nhiều phương pháp được thực hiện để sửa những lỗ...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Từ Thị QuyênTừ Thị Quyên says: Trả lời

    Chào các bác sĩ . Thưa các bác tôi hay bị lệch thanh quản và hiện đang bị nang , polip hạt dây thanh thì phải làm thế nào ạ ? Khi bị lệch gây đau tự lấy tay nắn lại thì thấy trở về vị trí và hết đau , nhưng thường xuyên bi thì có nguy hiểm không ạ ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *