Gan Nhiễm Mỡ Có Hiến Máu Được Không? Một Số Điều Cần Lưu Ý
Người bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình nhất là mức độ bệnh trạng. Để biết được bản thân có thể hiến máu hay không, bạn cần thăm khám chuyên khoa để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có biện pháp chăm sóc đúng cách giúp làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ bên trong gan.
Người bị gan nhiễm mỡ có hiến máu được không?
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng mỡ tích tụ trong gan quá nhiều, chiếm trên 5% trọng lượng của gan. Đây là bệnh lý lành tính, có thể điều trị khỏi và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi mới phát triển ở giai đoạn đầu. Chuyên gia cho biết, bệnh gan nhiễm mỡ rất dễ khởi phát ở những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên lạm dụng rượu bia,… Các thói quen xấu này đã khiến chức năng gan dần suy giảm, tăng hàm lượng mỡ tích tụ tại gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, hàm lượng mỡ tích tụ trong gan sẽ ngày càng tăng và gây chèn ép lên tế bào gan. Điều này đã khiến cho gan bị tổn thương và dần mất đi chức năng vốn có. Khi bệnh gan nhiễm mỡ đã tiến triển nặng sẽ gây ra các triệu chứng như đau gan, vàng da, vàng mắt, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn,… Nếu người bệnh vẫn không tiến hành điều trị, bệnh sẽ phát sinh ra các biến chứng như viêm gan, suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Hiến máu là hành động nhân đạo có thể cứu giúp được rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiến máu. Với những người bị gan nhiễm mỡ, nếu muốn hiến máu thì phải làm một số xét nghiệm y khoa cần thiết để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn chỉ có thể hiến máu khi đang ở giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, cụ thể là gan nhiễm mỡ độ 1. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc về liều lượng hiến máu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chuyên gia khuyến cáo, người bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ và có đủ điều kiện cho phép thì nên hiến máu. Đây là hành động đẹp không chỉ có tác dụng cứu người mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh lý. Khi hiến máu, cơ thể sẽ tăng sinh tế bào máu mới không chứa mỡ thừa hay cholesterol xấu để thay thế cho các tế bào máu xấu đã mất đi, điều này sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.
Một số điều cần lưu ý khi hiến máu dành cho người bệnh
Trước khi tiến hành hiến máu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết. Tuyệt đối không tự ý hiến máu khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người nhận máu và người cho máu. Khi tiến hành hiến máu, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần và hình thành thói quen ăn uống khoa học để công tác hiến máu có thể diễn ra thuận lợi nhất.
- Nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Cần hạn chế tiêu thụ các món ăn mặn chứa nhiều muối và đồ ăn giàu đạm. Nói không với rượu bia và thuốc lá.
- Khi chế biến món ăn, nên dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật để kiểm soát bớt lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.
- Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tăng đào thải mỡ thừa ra ngoài.
Hy vọng với bài viết ở trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Người bị gan nhiễm mỡ có nên hiến máu hay không?”. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong gan, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc hiến máu khi đang bị gan nhiễm mỡ cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây hại đến sức khỏe của người cho lẫn người nhận.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách Chữa Gan Nhiễm Mỡ Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả
- Bị Gan Nhiễm Mỡ Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!