Gan Nhiễm Mỡ Độ 4 Liệu Có Tồn Tại? Thông Tin Nên Biết
Gan nhiễm mỡ độ 4 được nhắc đến là tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên thực tế cấp độ này có được công nhận trong y học hay không? Bởi hiện nay các chuyên gia đánh giá bệnh có 3 cấp độ cơ bản dựa trên sự tiến triển của hiện tượng tích tụ mỡ thừa trong gan.
Gan nhiễm mỡ độ 4 có tồn tại không?
Bệnh gan nhiễm mỡ hay còn được gọi là tình trạng thoái hóa mỡ gan. Đây là bệnh lý hình thành do quá trình tích tụ mỡ dư thừa trong tế bào gan. Ở người bình thường, mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2% đến 4% tỷ trọng của lá gan. Trường hợp tỷ lệ này tăng cao hơn 5% được xem là bệnh gan nhiễm mỡ.
Chuyên gia chia giai đoạn bệnh thành 3 cấp độ chính là khởi phát, tiến triển và giai đoạn nặng. Hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi có gan nhiễm mỡ độ 4 hay không. Nhằm giải đáp rõ ràng thắc mắc này, trước hết bạn đọc cần nắm được các cách phân loại gan nhiễm mỡ như:
– Phân chia dựa trên mức độ tổn thương gan:
Với loại phân chia này, dựa vào mức độ tổn thương gan và khả năng phục hồi, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ được phân thành 3 nhóm cơ bản. Bao gồm nhiễm mỡ đơn thuần, thoái hóa mỡ và xơ gan, cụ thể như sau:
- Gan nhiễm mỡ đơn thuần
- Viêm gan thoái hóa mỡ
- Xơ gan
– Phân chia dựa vào nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ:
Có hai trường hợp chính khiến mỡ tích tụ nhiều trong gan, dựa vào đó người ta chia gan nhiễm mỡ thành 2 nhóm chính là bệnh do rượu và không do rượu. Cụ thể như sau:
- Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD)
- Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
Phân chia dựa trên độ hồi âm và độ hút âm gia tăng:
- Độ 1: Nhu mô xảy ra tình trạng gia tăng độ hồi âm lan tỏa mức độ nhẹ. Đồng thời mức độ hút âm không đáng kể. Qua quan sát vẫn có thể xác định được cơ hoành và đường bờ tĩnh mạch của gan.
- Độ 2: Độ hồi âm và độ hút âm đồng thời bắt đầu gia tăng lan tỏa, lúc này nhận thấy tĩnh mạch gan có sự thuyên giảm.
- Độ 3: Độ hồi âm gia tăng rõ rệt, trong khi đó độ hút âm tăng quá mức khiến việc nhận diện đường tĩnh mạch của gan, cơ hoành hoặc các mô gan trở nên khó khăn, thậm chí là khó nhận diện.
– Phân chia theo chẩn đoán mô học (sinh thiết gan):
- Mức độ nhẹ: Mỡ trong gan chiếm khoảng 5% đến 25%.
- Mức độ trung bình: Mỡ trong gan chiếm khoảng 25% đến 50%.
- Mức độ nặng: Mỡ trong gan chiếm trên 50%.
Phương pháp lấy mẫu gan sinh thiết trong phòng thí nghiệm là thủ thuật nhằm chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ cho kết quả cao nhất hiện nay. Ngoài ra, thông qua thủ thuật này, bác sĩ còn có thể phân biệt tình trạng gan nhiễm mỡ là đơn thuần hay do viêm gan gây ra bởi các nguyên nhân khác.
Trường hợp viêm gan nhiễm mỡ không liên quan đến bia rượu thường có mô bệnh học với đặc điểm như mỡ giọt lớn, tiểu thùy xảy ra hiện tượng viêm nhiễm, trương phồng tế bào gan, xung quanh xoang xuất hiện xơ bất thường,…
Tóm lại, dựa trên các cách phân chia kể trên cho thấy, thực tế gan nhiễm mỡ độ 4 chưa được khẳng định trong y học. Cấp độ này là cách gọi nôm na cho việc gan nhiễm mỡ đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, có nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề. Đây là cách gọi và phân loại bệnh không chính thống.
Xem thêm: 10 Cây Thuốc Nam Chữa Gan Nhiễm Mỡ Hiệu Quả Theo Dân Gian
Nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 4
Gan nhiễm mỡ độ 4 là tình trạng bệnh chuyển biến nặng, nguyên nhân có liên quan đến các thói quen ăn uống, phương pháp điều trị và nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như:
- Nghiện rượu bia: Các chất độc trong rượu bia ảnh hưởng đến chức năng gan, tạo áp lực lên gan làm gan quá tải, tổn thương
- Chế độ ăn uống: Người bệnh không chăm sóc cơ thể đúng cách, tiếp tục bổ sung các thực phẩm có hại cho gan, làm mỡ tích tụ ngày càng nhiều là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 4.
- Béo phì: Ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, lười vận động lâu dần khiến cơ thể thừa cân, béo phì, tăng áp lực cho gan, mỡ tích tụ ngày càng nhiều khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên nặng nề hơn.
- Điều trị không đúng cách: Người lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách,… khiến gan quá tải, gặp tác dụng phụ của thuốc dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Gan nhiễm mỡ ngày càng trở nặng có thể do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như bệnh mỡ máu, tiểu đường…
Tình trạng gan nhiễm mỡ độ 3 chuyển biến nặng được nhiều người gọi nôm na là gan nhiễm mỡ độ 4. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện nặng nề hơn. Để kéo dài tiên lượng sống, kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, bệnh nhân cần xác định nguyên nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và có hướng khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Triệu chứng nhận biết gan nhiễm mỡ biến chứng
Khác với giai đoạn bệnh mới khởi phát, gan nhiễm mỡ độ 4 hay còn gọi là tình trạng nặng của gan nhiễm mỡ, có nguy cơ biến chứng sẽ gây ra các triệu chứng rõ ràng hơn. Người bệnh lúc này nhận thấy cơ thể có nhiều biểu hiện bất thường.
Trong đó triệu chứng điển hình nhất là xuất hiện cơn đau âm ỉ, đau nhói phía hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi, cân nặng sụt giảm nhanh chóng, chán ăn, các biểu hiện ngoài da,… Bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sớm, khi cần thiết phải áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Trường hợp gan nhiễm mỡ nặng gây xơ gan, bệnh nhân sẽ trải qua nhiều đau đớn, khó chịu. Các triệu chứng gặp phải ngày càng nặng nề và khó kiểm soát hơn. Xơ gan lúc này khiến da vàng, mắt vàng, ngứa râm ran, bàn chân, tay, mắt cá chân bị phù nề, bụng chướng to.
Có khả năng kiểm soát gan nhiễm mỡ độ 4 không?
Chức năng gan bị rối loạn nặng nề khi mỡ tích tụ ngày càng nhiều. Các tổn thương dần gây suy gan, viêm gan, phá hủy tế bào gan dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp bệnh kéo dài nhiều năm không phát hiện và điều trị có khả năng gây xơ gan.
Lúc này, tình trạng tổn thương gan có khả năng hồi phục cực thấp. Đặc biệt khi gan bị xơ hóa gây sẹo vĩnh viễn ở gan, tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này là rất cao. Theo thống kê cho thấy, trong vòng khoảng 5 năm, tỷ lệ người bệnh bị xơ gan do biến chứng gan nhiễm mỡ lên đến 85%.
Chính vì thế, bạn đọc không nên chủ quan. Nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Trường hợp phát hiện mắc gan nhiễm mỡ hãy chủ động điều trị, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để sớm kiểm soát tình trạng tổn thương, ngăn ngừa biến chứng.
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ độ 4
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như lọc máu, chuyển hóa, khử độc tố,… Khi cơ quan này bị suy giảm chức năng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác. Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh gan, người bệnh thường khó phát hiện do triệu chứng của bệnh không rõ ràng.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng. Tình trạng gan nhiễm mỡ từ giai đoạn 2, 3 không được kiểm soát có thể chuyển biến nặng, phát sinh các biến chứng nguy hiểm (giai đoạn gan nhiễm mỡ độ 4).
Lúc này khả năng điều trị có tỷ lệ khá thấp, các phương pháp chỉ mang lại tác dụng kiểm soát triệu chứng, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặc hiệu để giúp hạ mỡ gan.
Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ độ 4, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án can thiệp phù hợp. Trường hợp gan nhiễm mỡ biến chứng liên quan đến các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh huyết áp,… sẽ được chỉ định dùng kết hợp thuốc đặc trị khác.
Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp thuốc bừa bãi. Ở đối tượng suy gan, xơ gan nặng, để kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp ngoại khoa, loại bỏ tổn thương và ngăn ngừa biến chứng xấu đe dọa tính mạng của người bệnh.
Phòng ngừa gan nhiễm mỡ biến chứng
Gan nhiễm mỡ độ 4 là tình trạng chuyển biến nặng, dấu hiệu biến chứng rõ ràng hơn. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị, hạn chế nguy cơ gan nhiễm mỡ biến chứng:
- Kiểm soát cân nặng, duy trì thân hình cân đối
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, tốt cho gan
- Uống nhiều nước, không lạm dụng rượu bia hoặc các thức uống chứa cồn, chất kích thích khác,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp công việc hợp lý
- Tránh tình trạng căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
- Kết hợp tập thể dục, rèn luyện cơ thể dẻo dai, tăng cường trao đổi chất
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
- Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe
- Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Thực tế gan nhiễm mỡ độ 4 là tên gọi nôm na khi tình trạng tổn thương gan đã chuyển biến nghiêm trọng hơn, đây không phải là tên gọi chính thống trong y học. Nhằm phòng tránh trường hợp này, bệnh nhân được khuyến khích khám chữa sớm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp chăm sóc tại nhà để kiểm soát gan nhiễm mỡ, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Có thể bạn quan tâm
- Người Gầy Có Bị Gan Nhiễm Mỡ Không? Nguyên Nhân Do Đâu
- Gan Nhiễm Mỡ Nên Uống Trà Gì Thì Tốt? Các Lưu Ý Nên Biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!