Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý!

Với người lớn, việc khắc phục tình trạng mẩn ngứa trên da không quá khó khăn bởi đã có nhiều dược phẩm (đường uống, bôi, tiêm) đặc trị. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém, làn da lại đặc biệt nhạy cảm. Việc dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh không phù hợp hoặc thực hiện không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, điều tối quan trọng là bố mẹ cần nắm rõ một số lưu ý để vừa có thể khắc phục mẩn ngứa trên da nhưng cũng đồng thời đảm bảo an toàn cho bé.

thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh
Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh không phù hợp hoặc không đúng cách có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?

Mẩn ngứa là hiện tượng bề mặt da xuất hiện các sẩn đỏ với hình dạng, kích thước không giống nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng trên thường xuất hiện phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Mẩn ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh về da, dị ứng (thực phẩm, thuốc, hóa chất tẩy rửa…), tâm thần, bệnh về máu.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa mà biểu hiện có điểm khác biệt. Ban đầu trẻ có xu hướng ngứa hai bên má, tay, chân, thường xuyên dùng tay lắc, cựa quậy để cọ gãi. Một thời gian sau, trên má, tay chân của trẻ nổi các nốt sẩn như hạt gạo, mọng nước. Các mụn nước này vỡ ra sẽ chảy thành lớp dịch vàng, đóng vảy. Đây cũng là thời điểm trẻ cảm thấy rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không yên giấc.

Để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi da để cải thiện. Tuy nhiên, bởi đặc tính của da trẻ em là mỏng và nhạy cảm, sức đề kháng trẻ còn non yếu nên việc điều trị bằng thuốc cần được thận trọng để tránh những tác động không đáng có. Khi dùng thuốc bôi da cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một só điều sau:

Hiểu về thuốc đặc trị

Để trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, hiện nay người ta sừ dụng 3 nhóm thuốc chính:

Nhóm thuốc crotamiton (kem eurax, crotamiton 10%):

Thuốc có dạng mỡ, được dùng để bôi ngoài da, thuốc thấm nhanh qua da và duy trì trong 6 giờ. Sản phẩm có khả năng giảm ngứa, trầy xước da, ngăn bộ nhiễm. Thoa thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ hết ngứa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp trẻ ngứa ngáy liên tục trong 5 ngày liên tiếp.

Nhóm thuốc kháng Histamin:

Tình trạng mẩn ngứa xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá mức histamin – một chất trung gian gây viêm. Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mẩn ngứa ở trẻ. Một số thuốc kháng histamin dạng bôi da gồm có:

  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: promethazin hydroclorid (dimedrol, phenergan), chlorpheniramin maleat, brompheniramin maleat, hydroxyzin hydroclorid…
  • Thuốc kháng Histamin thế hệ 2: fexofenadin, acrivastin..

Trong quá trình điều trị bằng sản phẩm thuộc phân nhóm trên, chúng có thể gây một số tác dụng phụ lên trẻ như khô miệng, khô mắt bí tiểu tiện. Các triệu chứng này thường có xu hướng biến mất khi ngưng dùng thuốc.

Nhóm thuốc steroid (hydrocortison, prednisolon, betamethason):

Thuốc có tác dụng chống viêm, ngứa, phù nề hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp được khuyến khích cho đối tượng trẻ sơ sinh bởi các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe tiềm ẩn như: loãng xương, béo phì, giảm sức đề kháng…

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần dùng các loại corticoid nhẹ, nồng độ thấp, trong thời gian ngắn và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không tự ý mua thuốc cho trẻ vì có thể nhầm sang các sản phẩm corticoid hoạt lực cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Lưu ý: Các loại thuốc bôi trị mẩn ngứa chỉ có tác dụng chính là giảm sưng, ngứa nhưng không có khả năng cải thiện triệt để tình trạng nổi mẩn.

Kháng sinh chỉ dùng cho trường hợp bội nhiễm

Trẻ không tự chủ, thường dùng tay gãi để kiếm soát cơ ngứa gây bong tróc da, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Đối với trường hợp này, cần kết hợp kháng sinh đặc trị.

Thuốc kháng sinh nên được dùng thử trên một vùng diện tích nhỏ trên da và theo dõi phản ứng với thuốc. Nếu như không có biểu hiện bất thường, bố mẹ có thể bôi kháng sinh lên diện rộng. Kháng sinh nên dùng đúng lộ trình vạch ra, kể cả khi triệu chứng được cải thiện. Điều trị ngắt quảng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát và gây tái nhiễm.

Trong trường hợp tình trạng mẩn ngứa trên da tái diễn nhiều lần, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Tránh bôi chất kích ứng mạnh lên da

Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi có hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, lớp sừng mỏng, lại mọng nước, dễ xảy ra phản ứng nitrat hóa. Niêm mạc trẻ còn nhạy cảm hơn nữa. Do đó, bố mẹ tránh bôi các thuốc gây kích ứng mạnh lên da như acid boric, salicylic (thuốc có tác dụng làm bong tróc lớp vảy đóng tên da).

Không bôi lên da trẻ sản phẩm chứa tinh dầu. Khi bôi dầu long não lên da, camphor có trong tinh dầu có thể thấm vào da, tác động lên thần kinh trun ương, gây hiện tượng co giật. Hoặc, không bôi cao xoa tay lên niêm mạc mũi hoặc da của trẻ sơ sinh, chất menthol có trong đó có thể gây liệt hô hấp.

Ngoài ra, không dùng thuốc xoa bóp (rượu chứa tinh dầu, rượu xoa bóp chứa metylsalicylat). Không xoa bóp mạnh khi bôi các loại thuốc dùng ngoài da bởi điều này có thể gây giãn mạch, tăng độ khả năng hấp thu vfa mức độ thẩm thấu của thuốc qua da.

Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà không thông qua sự phê duyệt của người có có chuyên môn, kể cả là các loại thuốc không kê đơn.

thuốc bôi trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh lưu ý
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bôi thuốc trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh.

Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc

Trước khi bôi thuốc hoặc bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm cho da của bé, bố mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ và lau sạch bằng khăn khô.

Dùng thuốc đúng chỉ định

Dùng thuốc đúng chỉ định, liều lượng quy định. Không tự ý tăng hay giảm liều vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng thuốc quá thời gian quy định, đặc biệt là với các loại thuốc corticoid, kháng sinh để tránh mắc phải tác dụng phụ tiềm ẩn.

Không cho trẻ dùng thuốc theo toa dành cho người khác

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mẩn ngứa ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ứng với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có biện pháp khắc phục tương ứng. Do đó, tuyệt đối không dùng thuốc theo kinh nghiệm của người khác.

Trên đây là một số lưu ý khi dùng thuốc bôi mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần đặc biệt thận trọng. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm

Nổi mẩn theo giờ

Da nổi mẩn ngứa theo giờ có nguy hiểm không?

Da nổi mẩn ngứa theo giờ có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh về da khác nhau. Tùy thuộc vào các triệu chứng theo kèm mà các bác...
Bệnh vảy nến có lây truyền không?

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không? Cách phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Bởi, bệnh hình thành những...

Hói đầu là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết

Hói đầu là một bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng tóc rụng nhiều, tình trạng rụng tóc không cân...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da dị ứng được chuyên gia và người bệnh tin dùng

Trải qua nhiều năm điều trị thực tế tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can...

viêm da cơ địa ở chân

Bệnh viêm da cơ địa ở chân: Cách nhận biết và điều trị ngăn tái phát đến 95%

Bệnh viêm da cơ địa ở chân là tình trạng viêm nhiễm gây các triệu chứng khô da, nứt nẻ,...

Cảnh báo 5 nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường hay mắc phải

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng trong đời sống. Thường mắc phải nhất là nhóm nguyên nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.