Những lưu ý khi chữa mề đay cho trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ. Việc chữa mề đay nếu muốn hiệu quả cần phải xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh, qua đó, đưa ra được những phương án điều trị thích hợp nhất. Không chỉ vậy, quý phụ huynh cần nắm rõ những lưu ý khi chữa bệnh mề đay cho trẻ để tránh những tác nhân không mong muốn.

Bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh
Bệnh mề đay xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ sơ sinh

Mề đay là bệnh phổ biến chủ yếu ở trẻ nhỏ, trong đó các vùng ngứa và sưng xuất hiện trên da. Các biểu hiện này có thể xuất hiện do nguyên nhân từ những phản ứng dị ứng do ăn phải thực phẩm hoặc dùng một số loại thuốc. Dù vậy, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nên tình trạng mề đay là khó xác định.

Cơ chế hình thành nên bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mề đay ở trẻ sơ sinh là do Virus gây ra. Trẻ sơ sinh khi mắc các loại bệnh buộc phải điều trị bằng kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay cao hơn nhiều lần so với trẻ thông thường.

Cơ chế gây bệnh mề đay
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch yếu hơn nên dễ có nguy cơ mắc bệnh mề đay hơn so với người lớn

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch tương đối yếu, nên dễ bị nhiễm Virus, vi khuẩn thông qua đường hô hấp hoặc qua da. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh mề đay nhiều hơn.

Những phát ban da được hình thành do các chất gây dị ứng cho cơ thể. Các chất gây dị ứng này khi xâm nhập vào cơ thể có thể kích thích hệ thống miễn dịch. Một chất hóa học trong cơ thể là histamine sẽ được giải phóng ra khỏi các tế bào, điều này khiến cho các vết sưng nhỏ xuất hiện trên bề mặt da.

Những nguy cơ gây bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là những người dễ mắc bệnh mề đay, sở dĩ có điều này là bởi vì trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người lớn. Các nguy cơ gây bệnh mề đay bao gồm:

  • Trẻ sử dụng các loại hải sản dễ gây dị ứng, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ. Ngoài ra, những thực phẩm có hạt, sữa,.. cũng dễ gây dị ứng.
  • Trẻ phải tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, động vật, vết côn trùng đốt, các chất hóa học và có thể là sự thay đổi của thời tiết.
  • Trẻ sử dụng các loại kem dưỡng da, sữa tắm có khả năng gây dị ứng cho trẻ.

XEM THÊM: Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sốt phải làm sao?

Những lưu ý khi chữa bệnh mề đay cho trẻ sơ sinh

Quan sát thời gian trẻ mắc bệnh để nhận diện loại bệnh mề đay

Tình trạng mề đay được chia thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào thời gian và tính chất của bệnh. Nếu xác định được loại bệnh mề đay, các bậc cha mẹ có thể quan sát thời gian trẻ mắc bệnh.

Các loại bệnh mề đay
Quan sát các biểu hiện của trẻ để nhận diện loại bệnh mề đay mà trẻ đang mắc phải
  • Bệnh mề đay cấp tính thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian trong vòng 24h hoặc kéo dài dưới 6 tuần.
  • Bệnh mề đay mãn tính thường sẽ kéo dài trên 6 tuần đến nhiều năm.

Các loại bệnh mề đay sẽ có phương án điều trị bệnh khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định thời gian trẻ mắc bệnh và gợi ý triệu chứng cho các bác sĩ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn.

Xác định nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh mề đay

Đối với những trẻ mắc bệnh mề đay cấp tính, việc xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh có thể giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Một vài những biện pháp các bậc phụ huynh nên thực hiện để điều trị bệnh mề đay cho trẻ:

  • Hạn chế tối đa những thực phẩm dễ có khả năng gây dị ứng cho trẻ như trứng, sữa, hải sản, đường, muối,…
  • Tăng cường bổ sung các Vitamin A, B, C để trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa, đặc biệt là các loại thực phẩm mát như khoai lang, cam, bưởi,…
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những loại xà phòng có khả năng gây kích thích mạnh cho làn da. Nên ưu tiên sử dụng nước mát hòa thêm với một ít muối.
  • Nên cho trẻ mặc những loại quần áo thoáng mát và ưu tiên những loại quần áo dài để tránh làn da phải tiếp xúc với môi trường xung quanh.
  • Trong nhiều trường hợp, nếu trẻ có những biểu hiện ngứa, đau nghiêm trọng kèm với những biểu hiện khác. Các bậc cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn bệnh.

Không sử dụng các biện pháp điều trị dân gian khi chưa hỏi qua ý kiến từ bác sĩ

Những phương án chữa mề đay bằng mẹo dân gian cho trẻ được nhiều bậc cha mẹ sử dụng để điều trị bệnh mề đay cho con mình. Tuy nhiên, nếu chưa có được sự đồng ý từ phía những bác sĩ có chuyên môn, cha mẹ không nên sử dụng những phương pháp dân gian để điều trị bệnh cho trẻ.

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế những tư vấn chuyên môn từ phía các bác sĩ.

HỮU ÍCH

Khỏi hẳn mề đay chỉ sau 1 liệu trình nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc

Sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) bắt đầu xuất hiện tình trạng...

Chữa nổi mề đay khi mang thai an toàn

Nổi mề đay khi mang thai: Triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay khi mang thai là chứng bệnh mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Bệnh gây ra những cơn...

Dị ứng mề đay vào mùa hè gây khó chịu

Mề đay cholinergic nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị dứt điểm

Mề đay cholinergic là một loại phát ban trên da do nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng ban...

Mẹo chữa mề đay bằng giấm theo kinh nghiệm dân gian

Chữa mề đay bằng giấm là một trong những mẹo dân gian được khá phổ biến. Tuy nhiên thực hư...

Nổi mề đay do rượu bia và những điều bạn cần biết

Nổi mề đay do rượu bia là triệu chứng khởi phát ở người có cơ địa dị ứng với đồ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *