Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? Cách xử lý

Dịch mũi có lẫn máu xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương các mô do ngoáy mũi, viêm mũi, thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi bị nứt nẻ… Tuy nhiên trong một vài trường hợp, dịch mũi có lẫn máu cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên bỏ qua.

Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?
Tìm hiểu dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách xử lý an toàn

Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?

Theo các chuyên gia khoa Tai Mũi Họng, hiện tượng dịch mũi có lẫn máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý sau:

1. Viêm mũi cấp tính

Viêm mũi cấp tính là một bệnh lý xuất hiện rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn người lớn. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc vào mùa lạnh. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau: Sốt nhẹ, đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, nghẹt mũi cả hai bên mũi hoặc nghẹt một bên mũi, tình trạng nghẹt mũi tăng nhiều hơn khi về đêm. Triệu chứng này thường khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng.

Ngoài ra khi bị viêm mũi cấp tính, người bệnh còn thường xuyên gặp phải triệu chứng chảy nước mũi. Ban đầu, dịch mũi trong. Lâu ngày xuất hiện dịch nhầy và trở thành mủ. Trong trường hợp xì mũi mạnh, người bệnh sẽ có thấy có một ít máu tươi xuất hiện do niêm mạc mũi bị tổn thương.

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, lông thú nuôi, khói bụi, bụi bẩn, nấm mốc… Những tác nhân này khiến vùng mũi của bệnh nhân bị viêm và kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Đó là: Hắt hơi thành từng cơn, nghẹt tắc mũi, chảy nước mũi trong, dịch mũi có lẫn máu, ho, xì mũi ra máu, gỉ mũi có máu…

3. Viêm loét mũi

Viêm loét mũi là tình trạng mũi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài do thói quen ngoáy mũi hoặc do bệnh nhân đang mắc bệnh nấm mũi, bệnh viêm mũi mạn tính… Khi mắc bệnh, vùng niêm mạc của mũi sẽ bị tổn thương và sung huyết. Điều này gây ra hiện tượng xì mũi ra máu, dịch mũi có lẫn máu.

Viêm loét mũi
Dịch mũi có lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét mũi

4. Tổn thương mũi

Nguyên nhân khiến mũi bị tổn thương dẫn đến dịch mũi có máu là do vùng mũi bị khô khi thời tiết trở lạnh hoặc do thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài ra tình trạng tổn thương mũi khiến dịch mũi có lẫn máu còn do người bệnh xì mũi quá mạnh, chấn thương mũi do ngã hoặc va chạm…

5. Viêm mũi họng xuất tiết

Bệnh viêm mũi họng xuất tiết thường xuất hiện và kèm theo những triệu chứng của bệnh cảm cúm và bệnh viêm mũi họng cấp tính do nhiễm virus. Chính vì thế khi mắc bệnh, người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải những triệu chứng khó chịu sau: Hắt hơi thành từng cơn, nghẹt tắc mũi, chảy nước mũi trong, dịch mũi có lẫn máu, khó thở… Trong trường hợp bệnh nặng, vùng niêm mạc mũi của bệnh nhân sẽ bị phù nề, xì mũi ra máu, gỉ mũi có máu, mất khả năng ngửi…

6. Viêm xoang cấp tính và viêm đa xoang

Bệnh viêm xoang cấp tính là tên gọi của tình trạng niêm mạc xoang bị viêm cấp tính. Đa phần bệnh nhân sẽ bị viêm ở một bên xoang. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể viêm cả hai bên xoang hoặc phát triển và lây lan sang nhiều xoang khác tạo thành viêm đa xoang. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau: Đau nhức vùng mặt (đau nhiều nhất vào buổi sáng). Cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh bị đau đầu. Quanh mắt là khu vực bị đau nhiều nhất. Cơn đau thường có chu kỳ. Triệu chứng này xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong ngày. Thông thường cơn đau nhức sẽ xuất hiện từ 8h – 11h.

Ngoài ra khi mắc bệnh viêm xoang cấp tính hoặc viêm đa xoang, người bệnh còn nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu khác. Đó là: Nghẹt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng nghẹt tắc mũi có khi xuất hiện một bên, có khi nghẹt tắc mũi cả hai bên. Tùy thuộc vào mức độ viêm, người bệnh có thể bị nghẹt tắc mũi nhẹ, nghẹt tắc mũi nặng, nghẹt tắc từng lúc hoặc nghẹt tắc liên tục nhất là vào ban đêm. Triệu chứng chảy nước mũi xuất hiện với dịch nhầy mũi màu vàng đục, có mùi hôi. Khi người bệnh xì mũi mạnh sẽ thấy dịch mũi có lẫn máu.

Viêm xoang cấp tính và viêm đa xoang
Dịch mũi có lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang cấp tính và viêm đa xoang

7. Polyp mũi

Polyp mũi là một khối u lành tính. Chúng thường xuất hiện đơn thuần trong các xoang mặt hoặc ở hốc mũi. Đôi khi chúng xuất hiện ở cả xoang và mũi. Đa phần khi xuất hiện, Polyp mũi thường gây ra hiện tượng nghẹt mũi và tắc mũi. Triệu chứng tắc mũi xảy ra là do tình trạng nghẹt mũi xuất hiện và ngày càng tăng dần. Trong trường hợp cả hai bên mũi đều có Polyp mũi, người bệnh sẽ không thể thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng không thể ngửi và nói giọng mũi kín. Hơn thế người bệnh còn gặp phải triệu chứng chảy nước mũi. Nhất là khi thời tiết trở lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Đối với những trường hợp Polyp mũi có chân bám vào vách ngăn hoặc có chân bám vào vùng điểm mạch Kisselbach, người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi có lẫn máu. Bởi những vị trí này rất dễ gây ra hiện tượng chảy máu mũi. Khi máu chảy, chúng có thể di chuyển ra ngoài theo nước mũi. Đôi khi người bệnh sẽ mắc phải tình trạng chảy máu mũi không có dịch mũi do Polyp mũi gây ra.

8. U ác tính mũi xoang

U ác tính mũi xoang xuất hiện và chiếm khoảng 1% u ác tính toàn thân và khoảng 3% u ác tính đường hô hấp trên. U ác tính mũi xoang còn có tên gọi khác là ung thư mũi xoang. Bệnh thường xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Đó là: Tắt mũi, dịch mũi có máu hoặc chảy máu mũi kéo dài với số lượng máu có thể nhiều hoặc ít, chảy nước mũi (thông thường là chảy nước mũi mủ), mất khả năng ngửi hoặc giảm khứu giác.

Những triệu chứng kể trên được các bác sĩ chuyên khoa xếp vào hội chứng mũi xoang. Hội chứng mũi xoang là một trong những hội chứng thường gặp nhất của bệnh u ác tính mũi xoang.

9. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (tên khoa học: NPC – Nasopharyngeal Carcinoma) là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trong những bệnh ung thư vùng Tai Mũi Họng – Đầu Mặt Cổ. Khi mắc bệnh ung thư vòm họng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng sớm. Đó là: Nghẹt một bên mũi. Ban đầu tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện từng đợt. Lâu ngày, vùng mũi của người bệnh sẽ bị ngạt liên tục. Kèm theo triệu chứng nghẹt mũi là tình trạng chảy tiết nhầy hoặc chảy máu mũi lờ lờ như máu của cá. Tình trạng nghẹt tắc mũi nếu xuất hiện lâu ngày sẽ dẫn đến viêm họng thứ phát. Trong giai đoạn này, người bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm bệnh lý.

Ngoài ra ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng, cơ thể sẽ xuất hiện một vài biểu hiện khác. Gồm: Suy giảm thính lực, ù tai, viêm tai xuất tiết, đau nhức đầu, đau nhức âm ỉ nhưng không thành cơn, nổi hạch ở cổ… Những triệu chứng này khiến người bệnh dễ nhầm lẫn ung thư vòm họng với những bệnh lý khác liên quan đến tai mũi họng. Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu tạo mà khoang vòm họng được xác định nằm ở vị trí sâu và cao. Vì thế người bệnh rất khó để có thể phát hiện sớm khối u. Thông thường khi phát hiện người bệnh đã rơi vào giai đoạn muộn. Trong thời gian này khối u rất có thể đã di căn đến những cơ quan khác bên trong cơ thể.

Ngoài những bệnh lý trên, tình trạng dịch mũi có lẫn máu còn xuất hiện do bệnh ung thư máu, bệnh lý tim mạch và một số trường hợp mang thai.

Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là nguyên nhân khiến dịch mũi có lẫn máu, xì mũi ra máu

Hiện tượng dịch mũi có lẫn máu có nguy hiểm không?

Dịch mũi có lẫn máu hoặc xì mũi ra máu không phải là tình trạng hiếm gặp. Đa phần những trường hợp dịch mũi có lẫn máu hoặc xì mũi ra máu thường rất lành tính. Chúng có thể tự xuất hiện và tự cầm máu. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng dịch mũi lẫn máu lại là biểu hiện sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Những bệnh lý nguy hiểm có khả năng khiến mũi chảy máu liên tục. Từ đó gây ra hiện tượng mất máu nặng làm cơ thể bị suy nhược. Lâu ngày có thể gây ra biến chứng ung thư. Chính vì thế tình trạng dịch mũi có lẫn máu hoặc xì mũi ra máu không chỉ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chính vì những điều trên, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dịch mũi có lẫn máu kèm theo những triệu chứng thất thường khác diễn ra với tần suất liên tục như: Sốt, ù tai, đau đầu, suy giảm thính lực, viêm tai xuất tiết, nổi hạch ở cổ, nghẹt tắc mũi… Người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp.

Cách khắc phục khi dịch mũi có lẫn máu

Dịch mũi có lẫn máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm xoang, viêm đa xoang, viêm mũi họng xuất tiết, polyp mũi… Ngoài ra đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Đó là: Ung thư máu, bệnh lý tim mạch, ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang… Chính vì thế người bệnh cần đặc biệt theo dõi những triệu chứng cũng như theo dõi tình trạng của bản thân.

Nếu nhận thấy hiện tượng dịch mũi có lẫn máu kèm theo những triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện triệu chứng suy giảm miễn dịch, sốt, ù tai, đau đầu, suy giảm thính lực, viêm tai xuất tiết, nổi hạch ở cổ, nghẹt tắc mũi… Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, xác định chính xác bệnh lý. Đồng thời tìm ra những phương pháp xử lý phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn tránh gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến tình mạng.

Trong trường hợp, người bệnh mắc các bệnh lý về mũi như: Viêm mũi cấp tính, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được điều trị triệt để. Hoạt động này sẽ giúp bạn tránh trường hợp bệnh lý phát triển và chuyển sang giai đoạn mạn tính. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý đến vấn đề vệ sinh mũi và họng bằng cách súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.

Ngoài ra bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại, khói bụi, nấm mốc, môi trường ô nhiễm bằng cách mang khẩu trang y tế. Đồng thời bạn cần sử dụng phương tiện bảo hộ y tế nếu phải làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi tường ô nhiễm. Người bệnh cần tránh thường xuyên ngoáy mũi, va chạm hoặc xì mũi không đúng cách để phòng ngừa những tổn thương. Đồng thời cải thiện và phòng ngừa tái phát tình trạng dịch mũi có lẫn máu, nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn.

Cách khắc phục khi dịch mũi có lẫn máu
Người bệnh cần tránh thường xuyên ngoáy mũi, va chạm hoặc xì mũi không đúng cách để phòng ngừa những tổn thương và tình trạng dịch mũi có lẫn máu

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy hiện tượng dịch mũi có lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Chính vì thế khi nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, dịch mũi có máu, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết là những thông tin xoay quanh vấn đề “Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách xử lý”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn người bệnh cần liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu dịch mũi của bạn có lẫn máu. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và những phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật cắt polyp mũi có đau không? Hết bao nhiêu tiền là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân...

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật loại nào tốt ?

Chikunain, AG, Nazal, Allegra FX, Contac,... là những thương hiệu đến từ xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản....

Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong...

Ho mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ho thực chất là sự phản ứng của cơ thể trước chất nhầy cũng như các chất lạ có thể...

Có thể làm giảm cơn hen suyễn bằng cách bổ sung vitamin D

Bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cơn hen suyễn

Nếu đang bị hen suyễn, bạn có thể tự làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách bổ sung thêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *