Mũi bị chảy máu đông do đâu? Nên làm gì để ngăn chặn?

Nhiều người bị chảy máu đông nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu và làm như thế nào để ngăn chặn. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn bao quát hơn về tình trạng này.

Chảy máu đông không phải là một hiện tượng hiếm gặp, nhưng không giống như chảy máu mũi thông thường ở chỗ máu chảy ra ở mũi là những cục máu đã đông lại. Kích thước của cục máu đông có thể to hoặc nhỏ tùy theo lượng máu chảy ra. Phần lớn trường hợp chảy máu đông là lành tính, tuy nhiên nếu bạn gặp tình trạng này nhiều lần, gây mất máu thì sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.

mũi bị chảy máu đông
Mũi bị chảy máu đông đã khiến cho không ít người rơi vào trạng thái lo lắng.

I- Mũi bị chảy máu đông do những nguyên nhân nào?

Chảy máu mũi là một hiện tượng khá phổ biến, có thể nó sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi nhưng thường lại không nguy hiểm đến tính mạng. Sở dĩ mũi của nhiều người bị chảy máu (còn gọi là chảy máu cam) là do những mạch máu trong màng nhầy nằm sát bề mặt phía trước và sau cánh mũi rất dễ vỡ. Theo thống kê, hiện tượng chảy máu cam thường xảy ra ở người trưởng thành và trẻ em từ 3-10 tuổi.

Chảy máu cam được chia thành 2 dạng: Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Và nếu chảy máu ở mũi trước đưa lượng máu chảy từ lỗ mũi ra bên ngoài thì chảy máu mũi sau lại khiến cho máu chảy xuống cổ họng tương đối nguy hiểm.

Thông thường thì máu chảy ra từ mũi sẽ tồn tại ở thể lỏng, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp máu đông sẵn lại thành từng khối. Sự đông máu có chức năng ngăn ngừa việc chảy máu quá mức khi mạch máu đã bị tổn thương.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu mũi, nhưng nếu bạn gặp phải vấn đề này thường xuyên thì không nên xem thường mức độ nguy hiểm của nó, vì đó có thể là triệu chứng của một số căn bệnh khó chữa trị. Nguyên nhân gây ra tình trạng mũi bị chảy máu đông khá tương đồng với các nguyên nhân gây chảy máu cam thông thường, cụ thể như sau:

  • Không khí lạnh và khô: Không khí là một yếu tố chủ yếu gây nên hiện tượng chảy máu mũi, cụ thể là việc bạn phải sống trong vùng có khí hậu khô và thường xuyên phải sử dụng hệ thống sưởi ấm. Cũng giống như máy điều hòa, hệ thống này sẽ làm khô màng mũi và các mô bên trong mũi, hình thành nên một lớp vỏ khô ngứa bên trong mũi. Lớp vỏ này sẽ kích thích hắt hơi và nếu có trầy xước thì sẽ rất dễ xuất huyết.
  • Lạm dụng thuốc kháng Histamine: Bên cạnh loại thuốc này thì thuốc chữa viêm mũi dị ứng, thuốc cảm lạnh, viêm xoang có thể gây ra tình trạng khô màng mũi và chảy máu.
  • Hắt hơi, hỉ mũi quá mạnh: Trong mũi có rất nhiều vi tuần hoàn và vi mạch máu, vì vậy mà chỉ cần động tác hắt hơi hoặc hỉ mũi quá mạnh thì các tĩnh mạch nhỏ trong mũi sẽ vỡ ra, tích tụ dần và khô lại trở thành những cục máu đông.
  • Bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính: Đây được xem là một trong những dấu hiệu của bệnh, do vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
  • Thay đổi nội tiết tố đột ngột: Trong thời kì mang thai, nội tiết tố sẽ bị thay đổi đáng kể, nhiều trường hợp bị chảy máu đông cũng trong khoảng thời gian này.

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây ra chảy máu mũi và chảy máu mũi đông như huyết áp cao, chấn thương, dị ứng chất kích thích hóa học, thói quen ngoáy mũi, chứng suy hô hấp cấp, chứng rối loạn chảy máu, rối loạn đông máu và ung thư máu v.v…

nguyên nhân gây chảy máu đông ở mũi
Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu đông ở mũi như không khí lạnh, chấn thương v.v…

II- Làm cách nào để xử lí và ngăn chặn mũi bị chảy máu đông?

1- Xử lí nhanh khi mũi bị chảy máu đông

Để có thể ngăn chặn máu mũi đông tiếp tục chảy ra, mọi người sẽ thường thực hiện các động tác theo từng bước sau đây:

  • Bước 1: Hơi nghiêng người và đầu về phía trước.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái và tay trỏ bóp nhẹ 2 bên cánh mũi.
  • Bước 3: Giữ động tác đó trong 5 phút.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng lau phần máu đã chảy ra bằng bông gòn.

Bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy cục máu đông to hơn nhiều so với tưởng tượng, bởi vì đó không phải là lượng máu chảy ra trong 1 lần mà là sự tích tụ và vón cục lại.

2- Loại bỏ cục máu đông khỏi mũi

Sau khi đã ngăn được máu chảy ra thêm, bước tiếp theo bạn cần làm là loại bỏ những cục máu đã đông lại khỏi niêm mạc mũi. Bởi vì nếu để chúng tồn tại lâu trong mũi thì sẽ gây cản trở đường thở, đồng thời tăng kích thước cục máu lên đến mức rất lớn. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn lấy những cục máu đó ra:

  • Trong trường hợp mũi của bạn có dấu hiệu chảy máu trở lại, hãy để cho nó chảy một chút để cục máu đông có thể trôi theo dòng máu mới mà ra ngoài. Sau đó nhanh chóng lau khô và cầm máu.
  • Bạn cũng có thể nhét bông gòn vào lỗ mũi khi máu đang chảy hoặc vừa mới chảy xong, cách này có thể cầm màu và lấy đi những cục máu đông một cách dễ dàng, chúng sẽ bám vào bông gòn.
  • Nếu cảm thấy muốn xì mũi, bạn hãy xì một cách nhẹ nhàng nhất có thể để tống được cục máu ra ngoài mà không gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

3- Ngăn ngừa tình trạng mũi bị chảy máu đông tái phát

Sau khi đã lấy được máu đông ra và máu mũi cũng ngưng chảy, bạn hãy thực hiện một số bước sau đây để ngăn tình trạng này lặp lại, bao gồm:

  • Cho cơ thể được nghỉ ngơi với tư thế đặt đầu cao hơn trái tim của bạn, việc này sẽ giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt hơn và tránh được trường hợp máu chảy ngược vào trong.
  • Thảo luận với bác sĩ về việc ngưng uống các loại thuốc có khả năng làm loãng máu như Aspirin, Warfarin và Clopidogrel.
  • Tránh xì mũi, nếu cảm thấy ngứa mũi thì có thể xì thật nhẹ để tránh va chạm niêm mạc mũi. Tuyệt đối không đưa bất cứ dị vật gì vào mũi.
  • Hạn chế tối đa việc uống các chất lỏng nóng trong tối thiểu 24h sau khi mũi được cầm máu.
  • Bạn có thể hắt hơi nhưng hãy lưu ý mở miệng ra khi hắt hơi để không khí đi qua miệng chứ không phải là qua mũi. Hành động này sẽ giúp cho mũi không phải chịu sự va chạm mạnh.

Ngoài ra, bạn cần lập tức liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy có những dấu hiệu sau đây:

  • Mũi chảy máu đông (và lỏng) thường xuyên, mỗi lần chảy lâu hơn 20 phút.
  • Nguyên nhân gây chảy máu mũi là chấn thương đầu.
  • Hình dạng của mũi bị thay đổi sau khi chảy máu mũi.

Mũi bị chảy máu đông có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào biểu hiện của nó ở mỗi người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên nào về điều trị y khoa.

Thông tin về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát...

Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn...

7 cách trị ho theo dân gian được nhiều người chia sẻ

Trị ho từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tốt...

Điều gì khiến trẻ bị chảy máu cam? Làm thế nào để khắc phục?

Chảy máu cam là hiện tượng vô cùng phổ biến ở đối tượng trẻ em, xảy ra khi một mạch...

Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng ngải cứu CỰC ĐƠN GIẢN không phải ai cũng biết

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang như: đau nhức xoang, chảy dịch tiết, ngạt mũi, điếc mũi... có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.