Rụng tóc ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trong một vài tháng đầu đời, cơ thể của bé dường như thay đổi mỗi ngày. Bé có thể tăng cân, giảm cân, mỉm cười hoặc khóc mà không có bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, có một sự thay đổi được các bậc phụ huynh quan tâm là chứng rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường xuyên xảy ra, nhất là khi bé dưới 6 tháng tuổi

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường không?

Thông thường tóc của trẻ có thời gian nghỉ ngơi và thời gian tăng trưởng. Trong thời gian nghỉ ngơi sẽ có từ 5% đến 15% tóc sẽ nằm yên trong các nang tóc. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 cho đến 6 tháng. Bên cạnh đó, phần tóc non sẽ từ từ rụng đi để nhường chỗ cho tóc mới mọc lên. Đó là quy luật tăng trưởng của tóc.

Do đó, nếu trẻ bị rụng tóc kéo dài từ 3 đến 6 tháng đầu đời thì đó không phải là điều quá nghiêm trọng. Cha mẹ không cần phải lo lắng quá về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc

Nguyên nhân chính gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do nồng độ hormone của trẻ sẽ giảm xuống sau khi ra đời. Tuy nhiên, nếu sau sáu tháng mà trẻ vẫn tiếp tục rụng tóc thì phụ huynh có thể xem xét một số nguyên nhân sau:

1. Ma sát liên tục

Tư thế nằm hay ngồi có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Nếu bé dành nhiều thời gian cho một tư thế, có thể thể dẫn tới ma sát và gây rụng tóc.

2. Rụng tóc do nhiễm trùng da đầu

Nhiễm trùng da đầu bao gồm nhiễm nấm hoặc giun (nhất là giun đũa) có thể gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Giun đũa sẽ gây ra các mảng hói hình tròn trên da đầu của trẻ.

3. Rụng tóc do dị ứng

Dị ứng có thể dẫn đến rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bị dị ứng với dầu massage mà bạn sử dụng cho trẻ.

4. Kéo tóc liên tục

Nếu bé có xu hướng kéo tóc liên tục hoặc có anh chị em có sở thích nghịch tóc, giật tóc thì sẽ có nguy cơ bị rụng tóc khá cao.

5. Bệnh lý hoặc do căng thẳng

Căng thẳng hoặc các bệnh lý có thể khiến cho các nang tóc của bé yếu đi và gây ra chứng rụng tóc. Ngoài ra, một số bệnh lý như ung thư hoặc nấm da đầu cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

Làm gì khi trẻ bị rụng tóc?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc là điều hoàn toàn tự nhiên, điều này có nghĩa là bạn không thể can thiệp quá nhiều vào tiến trình này. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nó bằng một số lưu ý dưới đây.

làm gì khi trẻ bị rụng tóc
Có một vài lưu ý có thể có ích cho bạn khi cố gắng hạn chế tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh

1. Giữ bình tĩnh

Đa số, nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do thay đổi hormone chuyển hóa từ cơ thể mẹ và thay thế bằng hormone của trẻ để phù hợp hơn cho cơ thể. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị rụng tóc, phụ huynh cần giữ bình tĩnh để tiềm ra các dấu hiệu khác (nếu có) để không bỏ qua các bệnh lý tiềm ẩn.

2. Tìm kiếm các triệu chứng khác

Mặc dù trẻ em thường thay đổi thói quen ăn uống và ngủ của chúng. Tuy nhiên, nếu bé mất ngủ hoặc từ chối ăn những món ăn yêu thích kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Tóc rụng loang lổ với nhiều mảng vảy đỏ, bong tróc.
  • Xuất hiện khu vực hói tròn, mịn, hoàn toàn không có tóc hoặc nang tóc.
  • Sưng quanh mắt, lưỡi kết hợp với làn da nhợt nhạt, tái xanh.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến cơ quan y tế uy tín để kiểm tra và được tư vấn thêm. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà theo mẹo dân gian hoặc lời chỉ dẫn của người không có chuyên môn.

3. Quan sát cách bé ngồi và nằm ngủ

Cách bé ngồi và ngủ cũng là nguyên nhân góp phần vào việc rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Dành nhiều thời gian cho một vị trí sẽ gây áp lực lên làn da của bé, tạo ra ma sát và dẫn đến chứng rụng tóc.

4. Hãy thử cho trẻ nằm sấp

Mỗi ngày hãy dành một ít thời gian để cho bé nằm sấp, úp bụng xuống. Điều này không chỉ giúp cho phần sau của tóc được nghỉ ngơi mà còn hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến bé khi để bé ở tư thế nằm sấp. Khi bé ngủ, bạn phải chắc chắn rằng bé nằm ngửa.

5. Nhẹ nhàng với da đầu của bé

Mặc dù bạn không thể ngăn chặn được tóc rụng ở trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể giản thiểu chúng bằng cách đối xử nhẹ nhàng với da đầu và tóc của bé. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Tránh sử dụng băng đô quá chật hay buộc tóc kiểu đuổi ngựa.
  • Không nên gội đầu bé mỗi ngày.
  • Khi gội đầu cho bé, hãy sử dụng dầu gội cho trẻ em, tuyệt đối không sử dụng dầu gội của người lớn cho trẻ.
  • Xoa bóp, massage nhẹ nhàng, tránh làm căng da đầu và các nang tóc của bé.
  • Chải tóc cho bé bằng bàn chải mềm.

Khi nào bé cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh không cần đến sự chăm sóc y tế. Nhưng nếu bạn lo lắng hoặc nhận thấy các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi thì hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ nghiêm trọng của vấn đề và khi nào bé cần tiếp nhận điều trị.

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một vấn đề lành tính và nó ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi trẻ lớn hơn, tóc của trẻ sẽ trở nên dày hơn, chắc khỏe và ít khi rụng. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, Thuocdantoc.vn không đưa ra chẩn đoán y khoa hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Rụng tóc do hóa trị ung thư phải làm sao để khắc phục?

Rụng tóc, lông là hiện tượng tóc rụng thành từng phần hoặc thành mảng lớn, thường gặp phải sau khi...

Rụng tóc bao nhiêu là bình thường? Khi nào là bất thường?

Nhiều người thường lo lắng khi thấy tóc rụng, nhưng thực tế đây là một chu kỳ bình thường của...

Cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh nhất

Cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh nhất

Bên cạnh những biện pháp trị rụng tóc bằng sản phẩm có sẵn trên thị trường, một số cách trị...

Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Rụng tóc sau sinh là vấn đề không ít phụ nữ mắc phải, gây ra không ít lo lắng và...

Nấm da đầu là gì? Có lây không? Dấu hiệu, điều trị

Nấm da đầu là tình trạng do một số nấm tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *