Dị ứng cây sơn và những cách chữa trị cần nắm rõ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng cây sơn là tình trạng ít gặp nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách ứng phó kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Dị ứng cây sơn là gì?

Dị ứng cây sơn là tình trạng phản ứng dị ứng với nhựa tên gọi là urushiol (u-ROO-she-ol) được tìm thấy nhiều trong rễ, thân, lá cây sơn. Cây sơn độc (poison sumac hay toxicodendron vernix) sinh sống ở đầm lầy ẩm ướt, ít có khả năng mọc ở vùng đất khô ráo, được xác định là loài thực vật độc nhất ở Hoa Kỳ. Độc của cây sơn được cho là gây dị ứng mạnh hơn nhiều so với cây sồi độc hay cây thường xuân độc.

Urushiol trong cây sơn độc gây ra viêm da tiếp xúc (còn gọi là viêm da Toxicodendron hay viêm da Rhus), tuy nhiên theo thống kê của viện da liễu Mỹ thì dị ứng cây sơn ít phổ biến hơn dị ứng cây sồi độc, cây thường xuân độc.

→Xem thêm: Cách xử lý các loại dị ứng da thường gặp hiện nay

dị ứng cây sơn
Dị ứng cây sơn tuy không phổ biến nhưng gây nhiều nguy hiểm

Nguyên nhân dị ứng cây sơn

Người bệnh có thể bị dị ứng cây sơn vì:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nhựa độc khi chạm vào lá, thân, rễ, quả của cây.
  • Tiếp xúc gián tiếp thông qua khăn tắm, quần áo, chăn, giày,…rồi lây nhiễm trên da.
  • Khi cháy, cây sơn tạo ra khói urushiol-laden gây phản ứng dị ứng toàn thân, thậm chí phát ban ở cổ họng và mắt.

Dị ứng cây sơn không truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành, trừ khi bạn chạm phải Urushiol vẫn còn trên người đó hoặc quần áo của họ.

Yếu tố tăng nguy cơ dị ứng cây sơn

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng cây sơn, bao gồm:

  • Người làm vườn
  • Người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cảnh quan
  • Lính cứu hỏa
  • Nhân viên lắp đặt đường dây điện thoại, dây cáp
  • Người đi săn bắn
  • Cắm trại

Triệu chứng dị ứng cây sơn

Urushiol được oxy hóa trong cơ thể, tạo nên dạng quinone của các phân tử. Phản ứng dị ứng gián tiếp qua trung quan do phản ứng miễn dịch gây nên. Urushiol qua oxy hóa sẽ hoạt động như một kháng nguyên, phản ứng hóa học, thay đổi hình dạng của tế bào protein màng tiếp xúc với tế bào da. Những protein này bị ảnh hưởng nên can thiệp vào khả năng của hệ miễn dịch để nhận diện những tế bào này, từ đó gây ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T. Phản ứng dị ứng thường phát triển từ 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với những triệu chứng điển hình gồm:

  • Ngứa ngáy
  • Cảm thấy nóng rát da
  • Sưng tấy, tấy đỏ
  • Mụn nước chảy dịch

Mức độ nghiêm trọng của dị ứng còn phụ thuộc vào lượng Urushiol hoặc cơ địa. Bản thân triệu chứng dị ứng cây sơn không lây nhiễm nhưng dễ lây lan nếu dầu vẫn còn trên da, quần áo hay giày.

Biến chứng

Nếu như bạn gãi vào vùng phát ban, vi khuẩn dưới móng tay sẽ làm da bị nhiễm trùng. Các triệu chứng nhiễm trùng là nổi mẩn đỏ, đau, chảy mủ từ mụn nước. Trong khi đó, nếu hít phải khói cây sẽ kích ứng phổi như khó thở, thở khò khè, ho, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tham khảo ngay: Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần gặp bác sĩ khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Phản ứng dị ứng nặng hoặc lan rộng trên 30 – 50% cơ thể.
  • Sốt cao hơn 37,8 độ C
  • Phát hơn hơn vài tuần
  • Phát ban ảnh hưởng đến mắt, miệng, bộ phận sinh dục
  • Khó thở
cách trị dị ứng cây sơn
Hãy gặp bác sĩ chuyên môn để chữa dị ứng cây sơn

Khắc phục dị ứng cây sơn

Ngay sau khi tiếp xúc với độc cây sơn, bạn nên loại bỏ nhựa khỏi da ngay lập tức. Không nên chờ phản ứng dị ứng xuất hiện rồi mới khắc phục.

  • Người bị dị ứng cây sơn nên rửa sạch thật kỹ mọi bộ phận tiếp xúc bằng xà phòng hoặc nước mát. Còn Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia (NIOSH) khuyên nên rửa sạch da bằng cồn, chất tẩy rửa thực vật chuyên dụng, xà phòng tẩy dầu mỡ (như xà bông rửa chén) hoặc chất tẩy rửa cùng nhiều nước. Tránh sử dụng nước ấm vì sẽ làm Urushiol lan rộng.
  • Giặt sạch quần áo, rửa các vật đã tiếp xúc với cây sơn độc để ngăn chặn tình trạng dị ứng lây lan lâu dài sau khi phơi nhiễm lần đầu. Nên đeo găng tay khi giặt rửa.
  • Đồng thời, nên làm sạch dưới móng tay để tránh lây lan Urushiol cho mắt và các bộ phận trên cơ thể.
  • Áp dụng kem dưỡng da calamine hay kem hydrocortisone để giảm ngứa và phồng rộp. Thực hiện theo đúng các hướng dẫn của từng loại kem, không nên áp dụng cho những vùng da hở.
  • Có thể giảm ngứa bằng nước tắm bột yến mạch.
  • Giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin như diphenhydramine (Benadryl). Nên uống theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ, không nên tự mua thuốc. Nếu là trẻ em bị dị ứng nên liên hệ với bác sĩ khoa nhi để xác định liều lượng thích hợp.

Những thông tin cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế. Do đó, người bệnh nên tìm kiếm sự can thiệp y tế bởi các chuyên gia da liễu có chuyên môn.

Ngăn ngừa dị ứng cây sơn

Để ngăn ngừa dị ứng cây sơn, hãy thực hiện các mẹo dưới đây:

  • Loại bỏ cây sơn độc: Thời điểm tốt nhất để diệt trừ cây sơn là khi cây nở hoa (hoặc tháng năm, tháng sáu hằng năm).
  • Nhận diện cây sơn độc: Lá của cây sơn có hình oval, phiến lá thon, hai đầu nhọn, mặt lá gợn sóng hoặc nhẵn không phải dạng răng cưa. Lá cây thay đổi màu sắc theo mùa, cam nhạt vào mùa xuân, xanh nhạt vào mùa hè và đỏ vào mùa thu rồi rụng toàn bộ. Vào mùa xuân và hè, cây sơn độc còn đơm hoa màu xanh hay vàng nhạt, hoa nhỏ, mọc thành chùm dọc theo cuống xanh. Vào mùa hè và thu, có thể thay cho hoa là quả màu xanh hoặc vàng rồi chuyển thành màu trắng hay xám vào mùa thu, đông.
  • Nếu tham gia các hoạt động trong rừng, đi bộ đường dài, cắm trại thì bạn nên tránh tiếp xúc với cây sơn độc bằng cách đi trên những con đường đã được dọn sạch.
  • Sử dụng thuốc diệt cỏ để loại bỏ cây sơn độc, không nên đốt cây.
  • Mặc quần áo dài tay, quần dài và giày bít khi đi ra ngoài.

Trên đây là những thông tin về dị ứng cây sơn độc, nếu như bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ. Thuocdantoc chỉ đưa ra lời khuyên mang tính tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa từ bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông có lây cho người khác không?

Viêm nang lông là một bệnh da liễu thường gặp. Tuy không có khả năng lây nhiễm và không gây...

Cách chữa vảy nến bằng thuốc đông y theo 9 thể bệnh

Khác với Tây y, Đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị...

Bí quyết dùng dầu dừa trị mẩn ngứa

Sử dụng dầu dừa trị mẩn ngứa là biện pháp tự nhiên, giúp giảm hiện tượng sưng viêm, cải thiện...

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Vấn đề này đang được nhiều mẹ bỉm quan...

Mẹo chữa mề đay đơn giản bằng muối dễ thực hiện

Mề đay là một dạng phát ban, sưng phồng trên da do phản ứng dị ứng của cơ thể. Thông...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *