Tại sao lại nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi?
Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là tình trạng phát sinh khi ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, dẫn đến tình trạng dầu thừa bị giữ lại dưới da, gây viêm và xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Hoặc phổ biến hơn là do người bệnh mắc mề đay cholinergic.
Vì sao da bị nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi?
Mẩn ngứa là triệu chứng da bị nổi các nốt mẩn đỏ, hồng và gây ngứa. Nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi là một trong những nguyên nhân phổ biến.
Tuyến mồ hôi giữ vai trò hạ thân nhiệt, làm mát, bảo vệ và dưỡng ẩm da. Khi ống dẫn mồ hôi/ lỗ chân lông bị bít tắc, lượng dầu được sản sinh bị ứ đọng bên dưới da, dẫn đến tình trạng viêm và hình thành các nốt mụn đỏ.
Các yếu tố khiến ống dẫn mồ hôi/ lỗ chân bị bít tắc, bao gồm:
- Ống mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện: Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở những đối tượng này, ống dẫn mồ hôi còn nhiều khiếm khuyết do chưa phát triển hoàn chỉnh. Đây chính là điều kiện khiến dầu thừa ứ đọng và làm xuất hiện mẩn ngứa trên da.
- Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu nhiệt đới đặc trưng bởi nhiệt độ và độ ẩm cao. Hai yếu tố này kích thích quá trình sản sinh mồ hôi. Lượng dầu được sinh ra quá mức gây bít tắc lỗ chân lông khiến bụi bẩn và dầu bị đóng chặt bên trong cấu trúc da và gây viêm.
- Sốt: Sốt khiến thân nhiệt tăng cao. Để hạ nhiệt độ của cơ thể, tuyến dầu sẽ có xu hướng sản sinh mồ hôi. Tuy nhiên điều này lại vô tình gây bít lỗ chân lông và phát sinh triệu chứng mẩn ngứa trên da.
- Vệ sinh kém: Cơ chế tiết mồ hôi là hoạt động thông thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn vệ sinh kém, lượng mồ hôi và dầu thừa có thể không được làm sạch, dẫn đến tình trạng ứ đọng trong lỗ chân lông, gây ngứa và viêm trên da.
- Bệnh mề đay cholinergic: Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều histamin trong quá trình tăng thân nhiệt hoặc tiết nhiều mồ hôi. Các triệu chứng điển hình là nổi mẩn ngứa, phát ban trên da xuất hiện mỗi khi vận động, ra mồ hôi. Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hồi.
Tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi có xu hướng thuyên giảm sau khi bạn có biện pháp chăm sóc da đúng cách. Nếu không can thiệp, triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và hình thành mủ tại các nốt mẩn ngứa này hoặc gây sốc phản vệ, nghẽn thở nếu mẩn ngứa do mề đay.
Các biện pháp khắc phục nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi
Để giải quyết tình trạng nổi mẩn ngứa trên da mỗi khi đổ mồ hôi, người bệnh có thể áp dụng 1 số biện pháp chữa trị sau:
1. Sử dụng thuốc Tây bôi ngoài da
Các loại thuốc bôi ngoài da có khả năng làm giảm ngứa, sưng viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da.
Những loại thuốc bôi ngoài da được dùng trong trường hợp nổi mẩn ngứa, bao gồm:
- Salicylic acid (Dibetalic, Beprosalic,…) – Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, thẩm thấu vào lỗ chân lông nhằm làm sạch bã nhờn và bụi bẩn tích tụ.
- Calamine lotion – Có tác dụng giảm ngứa và làm dịu vùng da bị nổi mẩn ngứa.
- Thuốc bôi chứa corticoid – Nhóm thuốc này được sử dụng khi triệu chứng ngứa trên da không đáp ứng với những loại thuốc nói trên. Thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm sưng và ngứa nhanh chóng nhưng có thể gây mỏng và bào mòn da nếu lạm dụng.
Khi sử dụng những loại thuốc bôi da này, bạn cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro phát sinh. Nếu có ý định dùng cho trẻ nhỏ, cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc có nồng độ thích hợp.
2. Chăm sóc da nổi mẩn ngứa tại nhà
Hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi đều thuyên giảm sau khi được chăm sóc đúng cách.
Các biện pháp chăm sóc da tại nhà:
- Cần vệ sinh cơ thể 2 lần/ ngày bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ. Việc vệ sinh da sẽ giúp mở lỗ chân lông, đào thải mồ hôi, bã nhờn dư thừa và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn những sản phẩm làm sạch. Nên chọn lựa những sản phẩm có độ pH trung tính (5 – 6), không chứa xà phòng và hương liệu.
- Mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu thấm hút để tránh ứ đọng mồ hôi trên da. Với trẻ em, bạn nên thay tã cho trẻ thường xuyên. Tránh sử dụng những loại tã dày và có chất liệu thô cứng.
- Khi bị sốt, bạn cần uống nhiều nước để hỗ trợ làm giảm thân nhiệt, đồng thời hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức.
- Vào thời điểm mùa hè nóng bức, cần hạn chế các hoạt động thể chất để tránh tình trạng ra quá nhiều mồ hôi.
- Tránh sử dụng những loại dưỡng thể có chứa Mineral oil hay các thành phần dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Bạn có thể trao đổi với chuyên gia da liễu để được tư vấn về sản phẩm thích hợp với loại da.
Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa khi ra mồ hôi tiếp tục kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán về nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Bài đọc thêm:
- Vì sao da lại bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió?
- Top 15 cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian dễ áp dụng
- Nhà văn trẻ thoát khỏi mề đay sau sinh bằng bài thuốc thảo dược lành tính
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Chào bác sĩ cháu bị nổi ngứa khi làm việc ngoai troi nóng và ra mồ hôi là ngứa, ngứa nổi từng cục khắp người
Bị mọc mụn nước phần lưng ngực trên chân tóc da đầu đau ngứa rát khi ra mồ hôi
TƯ Vân bị ngứa do ra mồ hôi mùa hè