Đau vai gáy khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau vai gáy khi mang thai không những gây khó chịu cho bà mẹ mà nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu bị đau vai gáy trong thời kỳ mang bầu, các mẹ không được chủ quan mà cần phải đi thăm khám và có biện pháp khắc phục sớm. 

Đau vai gáy khi mang thai và những thông tin cần biết
Đau vai gáy khi mang thai và những thông tin cần biết

Nguyên nhân nào gây đau mỏi vai gáy khi mang thai?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy khi mang thai. Trong nhiều trường hợp, bà bầu bị đau vai gáy chỉ vì các nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, cũng không ít người bị đau mỏi vai gáy là do bệnh lý. Cụ thể, những nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là:

+ Do thường xuyên tắm khuya: 

Đau mỏi vai gáy khi mang bầu có thể là do tắm rửa vào ban đêm, ngồi trước máy quạt lâu. Điều này sẽ khiến cho quá trình cung cấp oxy cho các tế bào bị suy giảm. Hệ quả là thiếu máu ở các nhóm cơ và gây ra hiện tượng nhức mỏi.

+ Tăng cân quá nhanh: 

Ở phụ nữ mang thai, trọng lượng của cơ thể thường tăng lên rất nhanh. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho các dây thần kinh, các cơ quanh vùng vai gáy khiến bệnh nhân cảm thấy đau và nhức mỏi. Bên cạnh đó, thời kỳ mang bầu cũng sẽ làm cho các dây chằng ở đầu gối, lưng, cổ, hông bị giãn nhiều, nguy cơ bị chấn thương dây chằng, bong gân cũng do đó mà tăng theo.

Ngoài ra, ngồi không đúng tư thế cũng có thể khiến các mẹ bị đau cổ, tăng áp lực cho đôi vai khiến bà bầu bị đau vai gáy.

+ Tư thế ngủ không phù hợp: 

Tư thế ngủ không phù hợp có thể khiến cho bà bầu bị đau vai gáy
Tư thế ngủ không phù hợp có thể khiến cho bà bầu bị đau vai gáy

Nếu nằm ngủ chỉ một tư thế trong thời gian dài, ngủ gối cao đầu cũng có thể gây ra hiện tượng đau mỏi vai gáy. Đặc biệt là những người thường xuyên phải nằm nghiêng, nằm co ro khi cơ địa đang yếu rất dễ bị đau vai gáy khi mang thai. Bởi lúc này, hệ tuần hoàn bị suy giảm sẽ khiến quá trình trao đổi oxy và lưu thông máu bị suy giảm, làm cho bà bầu đau nhức.

+ Nguyên nhân bệnh lý:  

Bên cạnh những nguyên nhân trên, bà bầu bị đau vai gáy còn có thể là do các nguyên nhân bệnh lý. Các chứng bệnh có thể gây nên tình trạng này mà chúng ta có thể nhắc đến bao gồm: Thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương vùng cổ, đau khớp cổ, vẹo cổ bẩm sinh…

Vì đau vai gáy khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra nên cần phải tìm hiểu hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó xác định được đúng phương pháp điều trị.

Biểu hiện của hội chứng đau mỏi vai gáy khi mang bầu

Khi mắc phải tình trạng này, các mẹ sẽ cảm thấy vùng vai gáy, cổ bị đau nhức. Thời gian đầu, các cơn đau này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng dần dần, nó sẽ lan tới cả vùng mang tai, thái dương hoặc cả cánh tay.

Các cơn đau có thể đột ngột xuất hiện khi đứng hoặc ngồi nhưng nó cũng có thể đau dai dẳng do bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, bà bầu còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như nhạy cảm khi chạm hoặc sờ vào vùng vai gáy, tăng cảm giác. Có những người bị nặng thì chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng có thể gây đau.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa chứng đau vai gáy khi mang thai

Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để hạn chế nguy cơ bị đau mỏi vai gáy trong giai đoạn mang bầu
Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ để hạn chế nguy cơ bị đau mỏi vai gáy trong giai đoạn mang bầu

Vì đau vai gáy khi mang bầu có thể là triệu chứng của những bệnh nghiêm trọng. Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được chỉ định điều trị. Ngoài ra, để giúp bệnh mau khỏi và để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải tình trạng này, các mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

  • Trong thời kỳ mang bầu, cần giữ được tâm thái thoải mái, vui vẻ, phải ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, tập luyện thể dục bằng các bài tập phù hợp. Nếu làm việc văn phòng, chú ý là khoảng 1 tiếng thì nên vận động, thực hiện các động tác xoay vai, cổ, tay chân để cho các cơ được thư giãn.
  • Không nên gối cao đầu khi ngủ hoặc khi đọc sách, xem tivi để tránh làm đau cột sống cổ. Chỉ nên kế gối khoảng 10cm khi ngủ. Nếu xem tivi, bạn cũng chỉ nên tựa vào ghế và hơi ngửa đầu ra phía sau thành ghế.
  • Nên thường xuyên xoa bóp hoặc tắm rửa bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, các cơn đau cũng vì vậy mà giảm bớt.
  • Không nên xoay mạnh cổ, bẻ cổ, nghiêng cổ sang một bên. Đồng thời, không được mang vác các vật nặng. Bởi nó không chỉ khiến tình trạng đau mỏi vai gáy trở nên trầm trọng mà còn làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Chú ý bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi và các chất dinh dưỡng khác. Điều này không chỉ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc trong thời gian mang thai. Nếu buộc phải sử dụng, cần hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đau mỏi vai gáy khi mang thai không chỉ gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bà bầu mà nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, các mẹ không được chủ quan mà cần phải có những biện pháp xử lý sớm, tránh gặp phải những vấn đề xấu hơn.

Vì sao gọi là hội chứng cổ vai cánh tay?

Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Chẩn đoán, điều trị

Hội chứng cổ vai cánh tay có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến khả năng vận động, cũng như...

Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa đau vai gáy

6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là mẹo chữa nhân gian được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Với...

Đau nửa đầu vai gáy bên trái – phải: Nguyên nhân, cách trị

Đau nửa đầu vai gáy bên trái - phải thường xảy ra khi người bệnh lặp đi lặp lại một...

Tìm hiểu về các bài thuốc chữa đau vai gáy bằng Đông y

Đau vai gáy theo y học cổ truyền và cách chữa bệnh

Chữa đau vai gáy bằng Đông y có thể điều trị được tận gốc căn nguyên gây bệnh, hạn chế...

Những bài tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản tại nhà

9 Bài tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản, dễ tập tại nhà

Đau vai gáy là một bệnh lý về xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *