Đau vai: Các nguyên nhân thường gặp, dấu hiệu, điều trị

Đau vai là một trong những cơn đau thường gặp, nhất là các đối tượng khiêng vác nặng, dân văn phòng. Hiện tượng này tuy nhanh chóng hết đau nhức sau khoảng thời gian nhất định nhưng khi kéo dài trong nhiều ngày liền có thể làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cử động của tay và vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Do đó, các đối tượng mắc phải cần có những biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời.

Đau vai tuy nhanh chóng tiêu biến nhưng nếu chủ quan có thể gây ra không ít bất lợi cho sức khỏe
Đau vai tuy nhanh chóng tiêu biến nhưng nếu chủ quan có thể gây ra không ít bất lợi cho sức khỏe

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Đau vai là gì? 

Vai là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, là khớp có hoạt động linh hoạt nhất và liên quan đến nhiều hoạt động hằng ngày, từ việc nâng đồ vật đến việc hoạt động đưa tay qua lại. Vai bao gồm ba xương chính như: xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Phần đầu trên của xương cánh tay có hình dáng gần giống như một quả bóng khớp vào một hốc nông của xương bả vai. Trong khi đó, các dây chằng nằm trong hốc này cùng với các cơ chóp xoay cho phép bạn nâng hạ cánh tay một cách linh hoạt. Nếu có bất cứ bộ phận nào thuộc nhóm cấu trúc này có thể khiến bạn bị đau vai.

Đau vai là tình trạng đau nhức ở vùng vai. Là một hiện tượng rất phổ biến ở người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa ở các thành thiếu niên. Theo ước tính, có khoảng trên 50% người dân Việt Nam bị đau vai ít nhất một lần trên đời. Và con số này đang không ngừng gia tăng bởi số lượng người trẻ mắc phải xấp xỉ bằng người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho biết, tình trạng đau nhức vai ở người trẻ tuổi xuất phát do tai nạn hoặc chấn thương làm ảnh hưởng đến chức năng khớp vai. Mặt khác, càng lớn tuổi, xương khớp dần bị lão hóa và khởi sinh ra cơn đau vai. Tuy nhiên, nếu có những giải pháp khắc phục hiệu quả, tình trạng đau nhức sẽ được loại bỏ và bạn có thể trở lại hoạt động thường ngày.

Đau vai là tình trạng đau nhức vùng vai, thậm chí lan ra các vùng lân cận như gáy, lưng, cổ hoặc bụng
Đau vai là tình trạng đau nhức vùng vai, thậm chí lan ra các vùng lân cận như gáy, lưng, cổ hoặc bụng

Triệu chứng khi bị đau nhức vai

Tùy vào những nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà triệu chứng đau xuất hiện ở các vị trí vai khác nhau. Những biểu hiện thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Cơn đau xuất hiện ở trong phần khớp vai, trước vai hoặc sau phai, thậm chí đau cả 2 vai;
  • Vai khó cử động, cơ cứng trong vài phút;
  • Cánh tay yếu, khó đưa lên cao và dễ bị chuột rút;
  • Vận động yếu, bên vai đau sụp một bên;
  • Có cảm giác đau như kim châm.

Việc sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh đau vai sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, việc này còn giúp phòng tránh những cơn đau kéo dài và một số biến chứng xấu có thể xảy ra.

Đau nhức vai do đâu?

Cơn đau nhức vai xuất phát từ nguyên nhân chính là rối loạn khớp vai ứng với từng vị trí cụ thể. Một số trường khác, cơn đau không hẳn được khởi phát từ chứng rối loạn này. Những nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

1. Nguyên nhân gây đau bên ngoài vai

Hiện tượng đau vai thường thấy nhiều nhất là cơn đau ngoài vai. Nguyên nhân chính là do các vấn đề liên quan đến các chóp xoay. Bên cạnh đó, cơn đau khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác. Điển hình:

  • Có vấn đề liên quan đến các cơ chóp xoay: Có 4 cơ chóp xoay quan trọng trong việc di chuyển vai nhưng không thể giúp nâng vật nặng nếu không có cơ bắp lớn. Vấn đề chính của cơ chóp xoay gây ra hiện tượng đau vai thường liên quan đến viêm gân, viêm bao hoạt dịch và rách chóp xoay. Xét về mặt triệu chứng, cơn đau thường dồn dập khi thực hiện các hoạt động với, chạm hoặc ném;
  • Đông cứng vai: Hay còn được gọi là viêm dính bao khớp vai. Đây là tình trạng khớp bị cứng và cơn đau khởi phát dai dẳng gây ra khó khăn trong việc đưa tay về phía trước hay qua đầu;
  • Viêm gân vôi hóa: Là tình trạng các tinh thể canxi lắng đọng trong gân, chủ yếu là gân cơ chóp xoay. Cơn đau vai thường trở nên tồi tệ hơn khi vào đêm hay thực hiện động tác đưa tay qua đầu;
  • Hội chứng chèn ép: Hiện tượng này xảy ra khi mỏm cùng vai chèn lên mô mềm bên dưới khi thực hiện động tác dạng vai. Thêm vào đó, mỏm cùng vai chà xát lên túi hoạt dịch và gân cơ chóp xoay bên dưới. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng viêm túi hoạt dịch và gây đau khó chịu.

2. Nguyên nhân gây đau phần trước vai

Các cơn đau phía trước vai thường liên quan nhiều đến gân cơ nhị đầu. Vấn đề cơ nhị đầu liên quan đến các hiện tượng sau:

  • Viêm gân cơ nhị đầu: Các đối tượng bị viêm gân cơ nhị đầu thường có cảm giác đau ở phía trước vai. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi nâng hạ cánh tay, xách nặng hay các hoạt động đưa tay qua đầu;
  • Đứt gân nhị đầu: Triệu chứng của đứt gân nhị đầu là hiện tượng tiếng “pop” đột ngột cùng với cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó, người bệnh còn có khả năng đối diện với tình trạng bầm tím, sưng đau, thậm chí hình thành khối tụ trên mặt khuỷu tay;
  • Tổn thương SLAP: Hiện tượng này còn được biết đến là tình trạng rách sụn viền phía trên từ trước ra sau. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là chống tay khi té ngã. Tổn thương này sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng linh hoạt của khớp vai;
  • Thoái hóa khớp vai: Tuy không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau nhức vai nhưng các đối tượng bị thoái hóa khớp cũng có triệu chứng bị đau nhức vai khi vận động mạnh.
Tuy hiện tượng thoái hóa khớp không phổ biến nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức vai
Tuy hiện tượng thoái hóa khớp không phổ biến nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức vai

3. Nguyên nhân gây đau ở phần trên vai

Nguyên nhân gây đau ở phần trên vai chủ yếu liên quan đến khớp cùng đòn. Những vấn đề liên quan đến khớp cùng đòn có thể kể đến như:

  • Viêm khớp cùng đòn: Viêm khớp cùng còn có thể gây ra gai xương và xương sụn trở nên sần sùi. Do xương tiếp xúc và bề mặt không đồng đều nên gây ra cảm giác đau khi thực hiện hành đưa tay qua đều hoặc chéo ngang ngực;
  • Trật khớp cùng đòn: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trật khớp cùng đòn là do té ngã đập vai và gây ra tổn thương do dây chằng của khớp cùng đòn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà cơn đau được thể hiện ở từng bậc khác nhau;
  • Hoại tử hủy đầu ngoài xương đòn: Là một trong những tình trạng không phổ biến gây ra cơn đau vai. Tình trạng này phổ biến nhiều ở những vận động viên cử tạ hoặc người lao động nặng nhọc thường xuyên khiêng vác nặng.

4. Nguyên nhân gây đau cả vai

Các mô, gân và dây chằng trên vai trở nên lỏng lẻo hoặc bị tổn thương có thể bị mất vững khớp vai hoặc trật khớp vai. Cả hai tình trạng này đều gây ra cơn đau vai trên diện rộng. Chi tiết hơn:

  • Mất vững khớp vai: Là hiện tượng các khớp bị lỏng lẽo và mất đi sự liên kết. Sự mất vững khớp vai có thể xuất phát từ một chấn thương hoặc khớp vai bị chèn ép quá mức. Điều này có thể khiến vai bị yếu và gây đau;
  • Trật khớp vai: Là một chấn thương xảy ra khi đầu trên xương cánh tay bị lệch khỏi hõm chảo xương bả vai. Lúc này, dây chằng và các gân trở nên lỏng lẻo, xu hướng bị trật lại là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trật khớp vai là tình trạng chấn thương điển hình khiến dây chằng và các gân trở nên lỏng lẻo, từ đó dẫn đến hiện tượng đau vai
Trật khớp vai là tình trạng chấn thương điển hình khiến dây chằng và các gân trở nên lỏng lẻo, từ đó dẫn đến hiện tượng đau vai

5. Nguyên nhân gây đau vai khác

Bên cạnh các nguyên nhân gây đau vai dựa trên vị trí thì cơn đau còn có khả năng bùng phát do một số nguyên nhân khác. Đó là có thể là những vấn đề sau:

  • Chấn thương vai (trật khớp, trật khớp cùng đòn, rách cơ xoay khớp vai, tổn thương sụn, gãy xương)
  • Hội chứng vai đông lạnh
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp quanh vai, viêm khớp nhiễm khuẩn)
  • Viêm gân
  • Chấn thương đám rối cánh tay

Đau khớp vai thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không có các phương pháp điều trị tận gốc, các cơn đau vai có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và sức khỏe tinh thần. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cả công việc.

Các phương pháp điều trị đau vai nhanh chóng

Thông thường, cơn đau nhức vai rất dễ nhanh hết sau vài phút nếu được nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, cơn đau tăng cao và không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần có những giải pháp điều trị phù hợp.

Tùy vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh. Điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả cũng như phòng một số biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau vai hiệu quả:

1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc Tây y)

Giảm đau nhức vai bằng thuốc là một trong những giải pháp được khá nhiều người bệnh ưa ái lựa chọn nhằm khắc phục nhanh chóng triệu chứng khó chịu. Thông thường, thuốc Tây y trị đau vai thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dưới dạng thuốc uống và thuốc tiêm. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được yêu cầu dùng thuốc khác nhau. Cụ thể hơn:

  • Thuốc uống: Bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Acetaminophen, thuốc Opiate ngắn hạn,… Mỗi loại thuốc sẽ được cân nhắc về liều lượng sử dụng;
  • Thuốc tiêm: Đối với các trường hợp rối loạn khớp vai mãn tính hoặc không thể đáp ứng được việc sử dụng thuốc uống, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm Corticosteroid kết hợp với thuốc gây tê cục bộ. Thông thường, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng bị tổn thương như khớp vai, khoang dưới mỏm cùng vai, khớp cùng vai đòn,…
Người bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm Tây y theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh một số rủi ro có khả năng xảy ra
Người bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm Tây y theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh một số rủi ro có khả năng xảy ra

Mặc dù thuốc Tây y mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc giảm đau vai nhưng việc sử dụng không đúng cách thì khả năng cao người bệnh đối diện với tác dụng phụ là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Vì thế, để tránh gặp phải những triệu chứng không may, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, không tự ý mua thuốc để uống khi chưa có sự cho phép.

2. Bài thuốc dân gian chữa đau vai

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, nhiều người bệnh cũng tìm đến các mẹo vặt lưu truyền trong dân gian để khắc phục cơn đau vai. Đa phần, các loại dược liệu được sử dụng chủ yếu có chứa một số thành phần có ức chế cơn đau và giảm đau tạm thời. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa đau nhức vai điển hình:

  • Dùng ngải cứu chữa đau vai: Là một trong những loại thảo được khá quen thuộc trong việc làm giảm đau nhức xương khớp. Trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau cơ và cứng cơ. Để làm giảm đau vai bùng phát, người bệnh sử dụng một nắm lá ngải cứu đã được làm sạch vào trong chảo cùng với 2 thìa muối hạt rồi tiến hành sao nóng. Chuẩn bị một túi vải sạch, cho hỗn hợp còn nóng vào trong túi, thắt nút lại rồi đem chườm nhẹ nhàng lên vùng bị đau cho đến khi nguội hẳn;
  • Trị đau nhức vai bằng lá lốt: Bên cạnh ngải cứu, lá lốt cũng được biết nhiều với công dụng trị đau nhức xương khớp nói chung và chứng đau vai nói riêng. Cơn đau dần được loại bỏ nhanh chóng nếu người bệnh cùng mỗi ngày nửa chén thuốc từ lá lốt khô. Lưu ý, người bệnh chỉ nên uống nước sắc từ lá lốt sau bữa ăn chính khoảng 30 – 45 phút;
  • Bí quyết dùng gừng chữa đau vai: Hàm lượng hoạt chất zingbain có trong gừng chiếm khá lớn. Thành phần này được ví như một vị thuốc giảm đau tự nhiên. Chính vì thế, các đối tượng bị đau vai trong nên bỏ qua loại nguyên liệu này. Để làm giảm cơn đau nhức, người bệnh cần chuẩn bị vài củ gừng tươi đã được rửa sạch. Đem xay nhuyễn, thêm một ít và giấm để tạo thành hỗn hợp. Dùng hỗn hợp để đắp lên vị trí bị đau hoặc sưng. Để yên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
Nhờ có đặc tính chống viêm và làm đau mà gừng được dân gian tận dụng khá nhiều để chữa chứng đau vai
Nhờ có đặc tính chống viêm và làm đau mà gừng được dân gian tận dụng khá nhiều để chữa chứng đau vai

Chữa đau vai bằng mẹo vặt dân gian là một trong những cách điều trị được đánh giá cao về sự an toàn, lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ nên phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ phù hợp cho các đối tượng đau vai ở mức độ nhẹ và có công dụng khá chậm. Bên cạnh đó, khi áp dụng các bài thuốc này buộc người bệnh phải sử dụng kiên trì trong khoảng thời gian dài.

3. Vật lý trị liệu trị đau nhức vai

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị không xâm lấn, không dùng thuốc và phẫu thuật. Phương pháp điều trị này chủ yếu giúp giảm đau trực tiếp nhờ nhiệt, điện xung, siêu âm, điện di ion, xoa bóp hay các bài vận động chuyên dụng. Trọng tâm của bài vật lý trị liệu được xây dựng riêng tùy vào đối tượng và mức độ bệnh lý cụ thể, nhất là dựa vào căn nguyên gây bệnh.

Hiệu quả của việc tập vật lý trị liệu được tối ưu khi được chẩn đoán chính các. Đồng thời, người bệnh có sự kiên trì nhất định và tham gia tích cực trong mỗi lần tập. Hiệu quả sẽ được gia tăng nếu luyện tập cùng với chuyên gia có kỹ thuật cao.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp làm giảm cơn đau vai nhanh chóng và an toàn
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp làm giảm cơn đau vai nhanh chóng và an toàn

Đau vai – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đau vai tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh tiềm ẩn mà khó có thể nhận biết được. Trong trường hợp người bệnh không biết rõ nguyên nhân của những cơn đau nhức vùng vai hoặc không biết phải làm sao để giảm đau nhanh chóng thì phương án tốt nhất là tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơn đau kéo dài nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà;
  • Cơn đau dữ dội ở hai bên vai và có dấu hiệu lan rộng sang các bộ phận xung quanh;
  • Đau nhiều khi giơ tay hay lấy vật ở trên cao;
  • Cơn đau vai bùng phát mạnh khi về đêm hoặc khi nằm nghỉ ngơi;
  • Vai hoặc khớp vai bị biến dạng do bị chấn thương;
  • Có dấu hiệu bị nhiễm trùng và sưng đỏ phần vai;
  • Có triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân như: đau bụng, nhịp thở tăng kèm với chứng đau vai.
Chủ động thăm khám khi cơn đau vai càng tăng cao theo từng ngày hoặc cơn đau xuất hiện trên diện rộng
Chủ động thăm khám khi cơn đau vai càng tăng cao theo từng ngày hoặc cơn đau xuất hiện trên diện rộng

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau vai

Như vừa mới đề cập, chứng đau vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc xem xét kỹ các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể chất hoặc chẩn đoán qua hình ảnh là điều không thể bỏ qua. Mỗi đối tượng cụ thể sẽ được chỉ định kiểm tra qua các bước chẩn đoán sau:

1. Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành tra hỏi bệnh nhân để biết chính xác tình trạng sức khỏe cũng như các thời điểm cơn đau bùng phát dữ dội. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng thông qua việc ấn vào những vùng khác nhau trên vai để tìm chính xác điểm đau nhói hoặc bị biến dạng. Đồng thời, bác sĩ có thể kiểm tra thêm sức mạnh cánh tay và biên độ vận động của vai

Bên cạnh đó, để loại trừ các nguyên nhân đau không liên quan đến đau vai, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thêm một số vùng lân cận khác như cổ, sau gáy, lưng hoặc bụng.

Từ những cuộc kiểm tra lâm sàng cho phép bác sĩ khoanh vùng các bệnh lý và mức độ bệnh lý mà người bệnh có khả năng mắc phải. Để giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác. Thêm vào đó, có thể đưa ra một số chỉ định để hỗ trợ đưa ra kết luận cuối cùng. 

2. Chẩn đoán qua hình ảnh

Song song với việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân xét nghiệm hình ảnh để xác nhận đúng tình trạng sức khỏe đang mắc phải thông qua thủ thuật chụp X – quang, MRI, EMG, nội soi khớp. Cụ thể hơn:

  • Chụp X – quang: Thủ thuật chụp X – quang vai cho phép bác sĩ phát hiện các chấn thương trong xương khớp vai. Bên cạnh đó, thủ thuật này có thể gợi ý cho chẩn đoán thoái hóa khớp;
  • MRI (chụp cộng hưởng từ): Thủ thuật này cung cấp cho bác sĩ các hình ảnh chi tiết về gân, dây chằng và các khớp xung quanh vai;
  • EMG (đo điện cơ): Là thủ thuật giúp đánh giá chức năng của các dây thần kinh làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vai;
  • Nội soi khớp: Thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát khớp và những tổn thương mô mềm mà các thủ thuật khác không có khả năng phát hiện ra. Bên cạnh đó, nội soi khớp còn giúp tìm nguyên nhân gây đau vai.
Tuy hiện tượng thoái hóa khớp không phổ biến nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức vai
Thủ thuật chụp X – quang vai cho phép bác sĩ phát hiện các chấn thương trong xương khớp vai cũng như tìm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai

3. Các chẩn đoán hỗ trợ khác

Đối với một số trường hợp đau vai do một nguyên nhân khác gây ra nhưng không thể xác định đúng bệnh nhờ các thủ thuật chẩn đoán bệnh trên, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác. Bởi vì, một số cơn đau vai có thể không phải là do xương khớp mà có thể là dấu hiệu ban đầu của căn bệnh khác. Một số chẩn đoán hỗ trợ khác có thể kể đến như điện tâm đồ (ECG) cùng với xét nghiệm enzym ở tim mạch nếu bác sĩ nghi ngờ có một cơn đau tim, trong khi đó, siêu âm bụng nếu nghi ngờ bị viêm túi mật.

Biện pháp phòng ngừa đau vai hiệu quả

Các chuyên gia hàng đầu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại không có cách nào để ngăn ngừa tuyệt đối hiện tượng đau vai nói riêng và bệnh lý đau xương vai nói chúng. Tuy nhiên, một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày cũng có thể được xem là biện pháp giúp phòng tránh những cơn đau vai. Một số lưu ý sau:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày các thực phẩm chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt là thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D để duy trì sức khỏe xương khớp và dây chằng luôn được khỏe mạnh như: sữa, đậu phụ, các loại thịt, cá, các loại đậu, nấm, trứng,…;
  • Không nên khiêng vác nặng một bên vai hay làm việc quá sức. Để không bị đau vai, hãy làm việc một cách thông minh;
  • Mỗi ngày dành ít nhất khoảng 30 – 45 phút luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, trước khi chơi thể thao, bạn nên thực hiện các bài khởi động để tránh chấn thương đáng tiếc;
  • Có thể tham gia một số bài tập đơn giản giúp kéo căng cơ và tăng cường cơ bắp. Tốt nhất, bạn nên tập luyện cùng kỹ thuật viên nếu chưa quen với bài tập;
  • Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, cơ vai cũng cần được nghỉ ngơi nhiều để duy trì độ linh hoạt và cải thiện độ dẻo dai;
  • Chú ý đến tư thế ngủ. Tránh lựa chọn một tư thế ngủ kéo dài suốt một đêm dài đến sáng, nhất là tư thế nằm nghiêng.
Giấc ngủ đóng vai trò không hề nhỏ đến cơn đau nhức vào xuất hiện vào buổi sáng ngày hôm sau
Giấc ngủ đóng vai trò không hề nhỏ đến cơn đau nhức vào xuất hiện vào buổi sáng ngày hôm sau

Đau vai tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng con người nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể đang dần yếu đi và cần được cải thiện. Nghiêm trọng hơn, cơn đai vai có thể là triệu chứng ban đầu của một bệnh lý hay chấn thương nào đó mà người bệnh khó có thể nhận ra. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường và cơn đau kéo dài trong nhiều ngày liền, hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm:

Tin bài nên đọc

Đau vai gáy khi mang thai và những thông tin cần biết

Đau vai gáy khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ nên biết

Đau vai gáy khi mang thai không những gây khó chịu cho bà mẹ mà nó còn có thể là...

Chữa đau vai gáy bằng châm cứu là gì? Chữa ở đâu?

Chữa đau vai gáy bằng châm cứu là một phương pháp điều trị được nhiều người bệnh quan tâm. Ưu...

Bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng không là vấn đề có không ít người băn khoăn

Bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng, xoa bóp lưng không?

Đau lưng khi mang thai là tình trạng mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải, nhất là vào...

Đau bả vai (trái – phải): Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bả vai (trái - phải) có thể xảy ra và kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ...

Những bài tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản tại nhà

Tập yoga chữa đau vai gáy đơn giản tại nhà

Đau vai gáy là một bệnh lý về xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.