6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là mẹo chữa nhân gian được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Với nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên nên ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng giảm bớt chi phí điều trị, có thể thực hiện với các bước đơn giản ngay tại nhà.

6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu có hiệu quả không?

Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh liên quan đến cột sống cổ. Người mắc phải căn bệnh này sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và sức khỏe. Nhất là tình trạng đau vai gáy thường xuyên khiến cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Một số trường hợp, tình trạng này còn là cảnh báo các bệnh lý xương khớp kèm theo như thoái hóa đốt sống hay thoát vị đĩa đệm cổ.

Để điều trị chứng bệnh này, nhiều người đã sử dụng đến thuốc giảm đau để mong chấm dứt cảm giác khó chịu do đau vai gáy gây ra. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhất là trường hợp lạm dụng quá mức dẫn đến dạ dày bị viêm loét, phù nề,…

Sử dụng biện pháp thiên nhiên điều trị đau vai gáy, đơn cử là ngải cứu được nhiều người tin tưởng áp dụng. Đây là loại thảo dược thiên nhiên mang lại đa dạng lợi ích cho sức khỏe con người. Người ta còn gọi ngải cứu với tên gọi là ngải diệp. 

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm. Tác dụng mà loại cây này mang lại có thể kể đến như đuổi hàn thấp, ấm kinh, giảm đau, sát trùng,…Do đa dạng về lợi ích nên ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh hoặc sử dụng để châm cứu.

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp người bệnh cải thiện đau nhức, giảm tê bì, mỏi cổ, cứng khớp hiệu quả. Các dược tính của ngải cứu khi đi vào cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giải phóng tình trạng kinh lạc ứ trệ.

Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa đau vai gáy
Lợi ích của ngải cứu trong việc chữa đau vai gáy

Tuy nhiên, do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên mẹo chữa này chỉ phù hợp cho người bệnh đau vai gáy mức độ nhẹ. Trường hợp đau bước sang giai đoạn nặng, người bệnh cần thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Bên cạnh đó, loại cây này cũng không được khuyến khích sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không tự ý sử dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn dùng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào.
  • Người đang gặp vấn đề về sức khỏe, không nên sử dụng nước nấu hoặc trà từ ngải cứu.
  • Người mắc bệnh gan, thận, rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.

Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp thăm khám y khoa và điều trị. Bởi, thông qua thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được mức độ, tình trạng đau vai gáy. Nhờ đó, các biện pháp được ứng dụng điều trị sẽ phù hợp, an toàn và mang lại kết quả nhanh chóng.

Đừng bỏ qua: Mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt – Giảm đau nhanh

6 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu nếu được áp dụng đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Bên cạnh đó, do nguyên liệu thiên nhiên nên người bệnh cũng hạn chế được vấn đề gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Chườm ngải cứu và muối biển lên vai gáy

Muối biển ngoài tác dụng chế biến món ăn nó còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể, muối biển có tính hàn, tác dụng giải độc, thanh tâm, tả hỏa và là chất thông dẫn khi kết hợp với các vị thuốc khác đi vào kinh mạch.

6 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Chườm nóng ngải cứu và muối biển cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy tại nhà

Sử dụng ngải cứu kết hợp với muối biển để chườm lên vai gáy giúp cải thiện tình trạng đau mỏi, khó chịu. Mẹo chữa này còn có thể áp dụng cho những vị trí đau nhức khác trên cơ thể như khớp háng, khớp gối, cột sống, thắt lưng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bạn hái khoảng một nắm ngải cứu tươi, sau đó ngâm rửa nhiều lần với nước sạch, để ráo nước.
  • Sao vàng ngải cứu với muối biển, đến khi nghe được mùi thơm thì dừng lại. 
  • Cho ngải cứu và muối biển vào trong một túi vải hoặc khăn vải.
  • Bọc kĩ và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau nhức, thời gian thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày để cải thiện chứng đau mỏi, cứng cổ, tê bì.

Để công dụng được tốt nhất, sau khi chườm nóng với ngải cứu và muối, bạn massage nhẹ nhàng vùng bả vai. Việc này giúp máu huyết được kích thích lưu thông, cơ bắp thư giãn, đồng thời phục hồi khả năng vận động cho khu vực này.

2. Kết hợp ngải cứu với lá lốt, rượu trắng

Bên cạnh biện pháp kể trên, người trong dân gian còn sử dụng ngải cứu chung với lá lốt và rượu trắng để cải thiện chứng bệnh đau mỏi vai gáy tại nhà. Phương pháp này mang lại công dụng hữu hiệu trong việc giảm đau, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, yếu chi,…

Lá lốt hay còn gọi là tất bát, vốn là vị thuốc nam quen thuộc. Theo y học cổ truyền, lá thảo dược này có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm riêng biệt. Công dụng giúp giảm đau, hạ khí, tán hàn. Người trong dân gian tận dụng lá lốt để điều trị chứng mỏi, đau nhức xương khớp, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, nhất là trường hợp đau mỏi khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột.

6 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Ngải cứu kết hợp với lá lốt, sao nóng với rượu chườm giảm đau vai gáy

Người bệnh khi sử dụng ngải cứu, lá lốt và rượu trắng chữa đau vai gáy sẽ cảm nhận được hiệu quả nhanh hơn so với việc chườm ngải cứu với muối biển. Không những thế, bài thuốc này còn mang lại lợi ích giữ ấm cho khớp, tiêu trừ phong thấp, giúp người bệnh cải thiện vận động, kích thích lưu thông máu. Thực hiện theo cách sau:

  • Sử dụng khoảng 1 nắm ngải cứu, 1 nắm lá lốt, rượu trắng. 
  • Sau khi rửa sạch lá lốt, ngải cứu, để cho ráo nước khi đem nguyên liệu đi giã nhuyễn.
  • Trộn thảo dược với rượu trắng, cho lên bếp nấu cho hỗn hợp ấm lên.
  • Cho tất cả vào một cái túi vải, bọc lại cẩn thận, sau đó chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
  • Kiên trì thực hiện để cải thiện chứng đau nhức, tê bì, cứng khớp cổ.

3. Đắp ngải cứu và giấm giảm đau vai gáy

Bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với giấm để khắc phục tình trạng đau vai gáy tại nhà. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, trước khi thực hiện bạn nên tắm với nước ấm. Đây là bước giúp hỗ trợ đưa các dược tính thấm vào trong cơ thể hiệu quả hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Sử dụng 50g ngải cứu, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Sau đó giã nát và trộn chung với giấm, nấu trên bếp cho ấm.
  • Đổ hỗn hợp ra túi vải hoặc khăn vải, bọc lại.
  • Chườm lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút.
  • Đến khi hỗn hợp nguội có thể đun nóng và lặp lại thao tác chườm nóng.
  • Bạn nên kiên trì áp dụng phương pháp này trong khoảng 1 tháng để cải thiện chứng bệnh xương khớp này.

4. Giảm đau vai gáy với ngải cứu và gừng

Gừng là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến, có công dụng đối với nhiều loại bệnh khác nhau. Với tính ấm, vị cay nồng, giúp giảm nôn, ấm phế, giảm đau nhức,…Do đó, gừng được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh do phong hàn gây ra.

6 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu và gừng là mẹo chữa được nhiều người áp dụng

Kết hợp ngải cứu với gừng mang lại hiệu quả giảm đau nhức vai gáy tại nhà. Đặc biệt, phù hợp với đối tượng cơn đau hình thành do nhiễm lạnh, mưa, gió. Dưới tác động của nhiệt độ thấp, gân cơ trở nên co rút, máu huyết tuần hoàn không ổn định khiến nhiều người bị tê nhức, co cứng xương khớp.

Khi sử dụng ngải cứu và gừng, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể. Các cơ vùng cổ được co giãn, phục hồi khả năng vận động, đồng thời máu huyết lưu thông cũng hiệu quả hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bạn sử dụng khoảng 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 củ gừng.
  • Rửa sạch hai nguyên liệu, để ráo nước, sau đó giã nhuyễn.
  • Cho nguyên liệu vào chảo rang nóng.
  • Để hỗn hợp vào một cái túi vải hoặc khăn vải, bọc lại.
  • Chườm trực tiếp lên khu vực đang bị đau vai gáy, đến khi thuốc nguội thì rang nóng và tiếp tục chườm.

5. Uống ngải cứu chữa đau vai gáy

Ngoài các biện pháp chườm nóng vai gáy với ngải cứu bên trên, người bệnh cũng có thể sử dụng ngải cứu để sắc nước uống. Cách này phù hợp cho người bị đau vai gáy do ứ huyết gây ra. Nước thuốc đi vào cơ thể giúp phá huyết, an thần, ngoài ra còn giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ quá trình kích thích cơ bắp phát triển.

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau bụng do lạnh hoặc kinh nguyệt không đều cũng có thể áp dụng bài thuốc này. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng khoảng 50g đến 100g ngải cứu tươi.

  • Rửa sạch, sau đó để cho ráo nước.
  • Cho vào nồi nấu với 1,5 lít đến 2 lít nước.
  • Uống nước ngải cứu hàng ngày, trong 7 – 10 ngày thì dừng.

Bạn cần biết: Đau vai gáy uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng?

6. Chế biến ngải cứu thành món ăn

Ngải cứu còn được sử dụng để chế biến món ăn. Người bệnh sử dụng phương pháp này vừa giúp giảm đau nhức vai gáy vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa kinh nguyệt,…Đối với người bệnh cao tuổi, ăn món ăn chế biến có ngải cứu giúp cải thiện tình trạng tê bì khớp gối, cứng cổ.

6 Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Chế biến món ăn với ngải cứu giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau từ bên trong

Bạn đọc có thể tham khảo các cách chế biến như sau:

Rán trứng gà cùng ngải cứu:

  • Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu non, tươi, để cho ráo rồi cắt thành đoạn nhỏ.
  • Cho ngải cứu vào tô và đập vào 2 quả trứng gà.
  • Nêm nếm một ít gia vị, sau đó cho lên chảo nóng.
  • Ăn kèm trứng rán ngải cứu với cơm. Mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 lần.
  • Món ăn này thích hợp cho đối tượng bị đau nửa đầu, đau vai gáy,…do thiếu máu.

Nấu canh ngải cứu:

  • Chuẩn bị 100g thịt nạc băm nhuyễn, ngải cứu non, tươi.
  • Thịt ướp gia vị, sau đó xào sơ.
  • Đổ nước vào và đun sôi, tiếp đến cho ngải cứu vào.
  • Tắt bếp, nêm nếp lại và thưởng thức món ăn.
  • Canh ngải cứu phù hợp cho đối tượng bị mỏi đau vai gáy, ngoài ra còn giúp bồi bổ sức khỏe, phù hợp cho cả phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Trên đây là một số phương pháp chữa đau vai gáy bằng ngải cứu, bạn đọc có thể tham khảo. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp thăm khám để xác định mức độ bệnh lý của bản thân. Bên cạnh đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp với biện pháp khác để nâng cao hiệu quả trị liệu.

Một số lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng ngải cứu

Chữa đau vai gáy bằng ngải cứu phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Với chi phí điều trị thấp, không gây ra tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược, đảm bảo độ lành tính, an toàn cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Một số lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
Một số lưu ý khi chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
  • Ngải cứu là thảo dược thiên nhiên nên chỉ giúp cải thiện những triệu chứng đau nhức lâm sàng. Không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng mẹo chữa này. Nên kết hợp thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh để có hướng giải quyết phù hợp. 
  • Nên lưu ý những trường hợp không được sử dụng ngải cứu để chế biến món ăn, uống nước sắc như người bị bệnh gan, thận, đường ruột. Đối với thai phụ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ mẹo chữa bệnh nào.
  • Không tự ý kết hợp ngải cứu điều trị với thuốc tân dược khi chưa có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, ổn định hệ thống miễn dịch.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh khiêng vác nặng khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn. Kết hợp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp để máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Đến gặp bác sĩ khi thấy tình trạng bệnh không cải thiện sau khi áp dụng cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu. Bởi, nếu kéo dài, bệnh có thể biến chứng gây ra các chứng bệnh xương khớp khác. Trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc để phẫu thuật điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Bị trật khớp vai khi ngủ: Dấu hiệu và cách xử lý

Bị trật khớp vai khi ngủ: Dấu hiệu và cách xử lý

Bị trật khớp vai khi ngủ gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này không...

Bị đau vai gáy nên đi khám và chữa ở đâu tốt?

Khám chữa bệnh ở đâu uy tín và hiệu quả cũng chính là thắc mắc của đa số bệnh nhân...

Người bị đau vai gáy nên ăn gì tốt? 6 nhóm thực phẩm vàng

Thực phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, sưng và...

Đau vai gáy khi mang thai và những thông tin cần biết

Đau vai gáy khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau vai gáy khi mang thai không những gây khó chịu cho bà mẹ mà nó còn có thể là...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy sau khi ngủ dậy.

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Đau mỏi vai gáy là hội chứng thường gặp ở những người ngồi nhiều, ngồi sai tư thế,... Đau mỏi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *