Đau nửa đầu vai gáy do nguyên nhân nào? Uống thuốc gì để điều trị?

Đau nửa đầu vai gáy là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh xảy ra cũng có thể là do thói quen sinh hoạt không đúng. 

Đau nửa đầu vai gáy uống thuốc gì?
Đau là triệu chứng nhận biết đầu tiên của bệnh đau nửa đầu vai gáy. Ngoài ra, đau còn kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và ù tai.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Đau nửa đầu vai gáy là gì?

Đau nửa đầu vai gáy là tình trạng đau nửa đầu ở phía sau vùng vai gáy. Đau thường diễn ra từng cơn, có tính chất lặp đi lặp lại theo chu kỳ có thể dự đoán được. Ngoài triệu chứng đau nhức ở đầu sau gáy, người bệnh còn gặp phải triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Thông thường, các biểu hiện này sẽ biến mất sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra trong thời gian dài, bệnh nhân nên tiến hành điều trị sớm để tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh đau nửa đầu vai gáy

Theo báo cáo được đăng tải trên tạp chí Thần kinh học vào năm 2004 cho biết, đau nửa đầu vai gáy có thể là do yếu tố cơ học gây ra. Hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu nhận của căn bệnh xương khớp nào đó.

1. Nguyên nhân bệnh lý gây đau nửa đầu sau gáy

Một số bệnh lý gây đau nửa đầu sau gáy như:

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ: Là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu sau gáy cần liệt kê đầu tiên. Nguyên nhân là do khối thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu của chúng, gây chèn ép rễ dây thần kinh và tủy sống. Điều này dẫn đến tình trạng máu lưu thông lên não bị hạn chế và gây đau nhức ở vùng vai gáy. Sau một thời gian, các khớp xương và cơ bắp ở vùng cổ và khu vực lân cận mất dần dưỡng chất nuôi dưỡng. Khi đó, không những đau nhức tăng lên mà người bệnh còn cảm thấy chóng mặt, cánh tay và ngón tay tê bì, mất dần khả năng vận động.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng lão hóa xương ở vùng cổ. Quá trình này khiến đốt sống cổ bị bào mòn, gây tổn hại nghiêm trọng đến khớp sụn và dây chằng. Chính vì vậy, người bị thoái hóa đốt sống cổ thường cảm thấy đau nhức ở nửa đầu vùng sau gáy. Đau có thể lan rộng xuống cánh tay và các bộ phận gần đốt sống cổ.
  • Thoái hóa khớp vai: Là tình trạng khớp vai bị bào mòn và gây tổn thương đến dây chằng, hệ gân và cơ. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện ngay tại vùng khớp vai bị ảnh hưởng rồi sau đó lan dần lên vùng đầu gây nên chứng đau nửa đầu sau gáy.
  • Viêm khớp vai: Đau nửa đầu sau gáy cũng có thể do bệnh viêm khớp vai gây ra. Nguyên nhân là do viêm nhiễm ở khớp vai có thể gây viêm và làm tổn thương vùng vai gáy dẫn đến tình trạng đau nhức ở vai gáy lan rộng đến đầu.
  • Gai đôi cột sống cổ: Là một trong những bệnh lý dị tật bẩm sinh ở cột sống. Bệnh xuất hiện từ khi người bệnh còn nằm trong phôi thai. Gai đôi cột sống cổ gây dị dạng ống thần kinh. Từ đó, chúng ngăn chặn máu lưu thông đến não, gây ra những cơn đau nửa đầu âm ỉ ở phía sau gáy. Ngoài ra, đau còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.
  • Đau đầu vận mạch: Căn bệnh này còn được gọi là đau nửa đầu Migraine. Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch là do mạch máu não bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin. Khi Serotonin bị phóng thích và phân hủy một cách đột ngột sẽ khiến mạch máu não co giãn mạnh, gây đau nhức dữ dội. Đau có thể lan rộng đến vùng trán trước, thái dương và vùng sau gáy.
  • U não: Đau nửa đầu sau gáy cũng có thể là do bệnh u não gây ra. Khi khối u ở não bắt đầu lớn dần chúng sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở não. Từ đó, cản trở quá trình lưu thông máu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức ở xương khớp và ù tai.
  • Do lao xương khớp: Vi khuẩn gây bệnh lao có thể xâm nhập vào trong các khớp xương và gây nhiễm trùng. Thông thường, chúng thường tấn công vào các đoạn đốt sống ở vùng lưng và cổ, gây đau nhức ở vùng vai gáy hoặc khu vực lân cận.

2. Nguyên nhân cơ học gây đau nửa đầu sau gáy

Ngoài nguyên nhân bệnh học, đau nửa đầu vai gáy có thể bắt nguồn từ những tác động cơ học dưới đây:

  • Tư thế làm việc không đúng: Thông thường, đau nửa đầu vai gáy thường xảy ra ở những đối tượng là nhân viên văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do thói quen ngồi làm việc không đúng khiến cột sống thắt lưng và cổ chịu áp lực lớn dẫn đến đau. Đau có thể di chuyển lên vùng vai gáy rồi kéo dài sang một bên đầu. Ngoài ra, đau nửa đầu vai gáy cũng có thể là do người bệnh mang vác vật sai tư thế trong thời gian dài.
  • Stress: Căng thẳng không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực mà còn làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu sau gáy.
Nguyên nhân đau nửa đầu vai gáy
Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bao gồm yếu tố bệnh lý và cơ học. Tùy thuộc và từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh đau nửa đầu vai gáy ở mỗi người khác nhau.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen nói chuyện điện thoại quá lâu, kẹp điện thoại qua một bên tai trong lúc trò chuyện chính là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu vai gáy. Bên cạnh đó, bệnh xảy ra cũng có thể là do xem ti vi quá gần, ngủ gối quá cao trong thời gian dài.
  • Chấn thương ở cổ: Theo các chuyên gia, chấn thương ở cổ có thể là do tai nạn xe, bị ngã hoặc do thực hiện các bài tập thể dục thể thao sai tư thế. Khi bị chấn thương, các đốt sống và dây thần kinh ở cổ bị tổn thường, hạn chế quá tình lưu thông máu lên não, gây đau nửa đầu sau gáy.
  • Cứng cơ: Thông thường, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, huấn luyện viên đều yêu học viên khởi động trước 15 – 20 phút để làm ấm và giãn các khớp. Tuy nhiên, nhiều thành viên không khởi động hoặc lười vận động dẫn đến tình trạng co cứng khớp và gây đau nhức nửa đầu sau gáy.
  • Nhiễm lạnh: Là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy không hiếm gặp ở những người cao tuổi.

Đau nửa đầu vai gáy uống thuốc gì?

Đau nửa đầu vai gáy nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, hôn mê và nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, để tránh bệnh gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên theo dõi triệu chứng bệnh chặt chẽ. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đau nửa đầu vai gáy ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tự nhiên tại nhà như massage, chườm lạnh, ngồi thiền,… để cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn sau đây để giảm đau.

  • Thuốc giảm đau đơn thuần như Paracetamol hoặc Acetaminophen
  • Thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen và Aspirin
  • Một số loại thuốc giãn cơ vân
  • Thuốc bổ thần kinh hoặc thuốc tuần hoàn não

Ngoài ra, để điều trị đau nửa đầu sau gáy, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số thuốc kháng viêm có Steroid Corticoid hoặc Glucosamin sulfat. Hai loại thuốc này thường gây phản ứng phụ nếu dùng không đúng cách. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý tăng liều hoặc giảm liều so với liều dùng quy định.

Đau nửa đầu vai gáy có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Vì vậy, để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tin bài nên đọc

Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà không cần uống thuốc

Đau mỏi vai gáy là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và thường gặp ở những người...

Người bị đau vai gáy nên ăn gì tốt?

Thực phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, sưng và...

Đau vai gáy khi mang thai và những thông tin cần biết

Đau vai gáy khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý mẹ nên biết

Đau vai gáy khi mang thai không những gây khó chịu cho bà mẹ mà nó còn có thể là...

Tìm hiểu kỹ thuật xoa bóp chữa đau vai gáy do tư thế

Mẹo xoa bóp chữa đau vai gáy do tư thế cực đơn giản

Những người làm việc văn phòng, lái xe, công nhân may mặc hoặc những người nằm ngủ sai tư thế...

7 bài thuốc nam chữa đau vai gáy được dân gian lưu truyền

Xu hướng điều trị chứng đau vai gáy bằng các bài thuốc nam được đông đảo người bệnh lựa chọn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.