Đau cổ vai gáy sau sinh và những điều mẹ cần biết để khắc phục

Rất nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng đau cổ vai gáy sau sinh. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của nhiều người. Thực tế bệnh vẫn có thể khắc phục được nếu chúng ta phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. 

Đau vai gáy sau sinh
Nhiều chị em bị đau vai gáy sau sinh do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy sau sinh

Đau mỏi vai gáy sau sinh không phải là hiện tượng bất thường. Những cơn đau ở khu vực vai gáy xuất hiện với cường độ khác nhau ở giai đoạn sau khi sinh thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • tăng cân quá đột ngột, tạo ra áp lực cho các dây thần kinh trong đó có các dây thần kinh ở vùng vai gáy. 
  • Thiếu vitamin B làm cho hoạt động của các dây thần kinh ngoại vi yếu dần và tình trạng đau mỏi xương khớp xuất hiện.
  • Thiếu khoáng chất cụ thể là canxi và sắt gây ra các vấn đề về xương khớp
  • Tư thế không đúng khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Sau sinh cơ thể mẹ yếu ớt lại phải hoạt động nhiều, dẫn đến đau nhức khắp cơ thể
  • Tác dụng phụ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng

→Xem thêm: Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Cách khắc phục đau mỏi vai gáy sau sinh

Sau khi sinh người mẹ cũng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Để giảm thiểu và điều trị tình trạng đau mỏi vai gáy, mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

# Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học

  • Tắm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời giúp cho cơ thể được thư giãn. Điều này giúp các cơ giãn ra, làm giảm những cơn đau.
  • Tắm nắng khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường canxi và vitamin D cho cơ thể. Chú ý không nên phơi sau 9h sáng vì lúc này tia cực tím rất mạnh.
Cải thiện đau vai gáy sau sinh
Chườm nóng giúp giảm đau vai gáy sau khi sinh
  • Chườm nóng hoặc lấy ngải cứu rang với muối để chườm lên vùng vai gáy bị nhức mỏi. Liệu pháp này giúp giảm đau khá hiệu quả và cũng khá an toàn.
  • Ngủ đúng tư thế, không kê gối quá cao khi ngủ. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm đau khá tốt.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi có thể tạo áp lực lên toàn thân, trong đó có khu vực vai gáy.

# Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn lúc này rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn giúp cung cấp đủ sữa cho bé, nhất là ở 6 tháng đầu tiên.

cải thiện đau vai gáy sau sinh
Chế độ ăn nhiều Canxi giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy

Mẹ nên xây dựng chế độ đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng vitamin B, canxi… giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các thực phẩm có thể lựa chọn bao gồm: hải sản, sữa, trứng…

Chú ý không ăn những thức ăn cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia và các chất kích thích có thể tác động không tốt đến tình trạng bệnh.

# Tăng cường luyện tập các bài tập

Các bài tập sẽ giúp mẹ có tinh thần thoải mái, cải thiện lưu thông máu… Nhờ đó mà những cơn đau được cải thiện rõ rệt. Bạn nên tham khảo những bài tập sau:

Bài tập 1

  • Ngồi đan chéo hai chân lên mặt sàn, chú ý giữ lưng thẳng
  • Đưa hai cánh tay ra sau lưng sao cho hai bàn tay chồng lên nhau và ở ngay cột sống.
  • Thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Chú ý cổ thả lỏng và đầu không ngoái ra sau.
  • Tiếp tục căng hai bàn tay trượt dọc theo cột sống để lồng ngực mở rộng hơn và giữ trong 30 giây.
  • Tùy theo sức khỏe mà lựa chọn số lần cho phù hợp.
Điều trị đau vai gáy sau sinh
Các bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ giảm đau vai gáy sau sinh

Bài tập 2

  • Ngồi trên sàn, hai chân đan chéo và lưng giữ thẳng
  • Đưa tay trái lên thái dương bên phải rồi kéo nhẹ qua trái. Chú ý không để cho vai quá căng.
  • Thả đầu về vị trí cũ và thực hiện tương tự với động tác đưa tay phải lên thái dương trái

Bạn nên duy trì việc luyện tập hàng ngày để thấy được tác dụng của các bài tập này. Chú ý chỉ tập ở mức độ vừa phải, không nên quá gắng sức.

# Đi khám bác sĩ định kỳ

Mẹ không nên chủ quan mà phải thường xuyên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc mà mẹ có thể dùng được ở giai đoạn này. Việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Khi có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Đau vai: Các nguyên nhân thường gặp, dấu hiệu, điều trị

Đau vai là một trong những cơn đau thường gặp, nhất là các đối tượng khiêng vác nặng, dân văn...

chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt – Giảm đau nhanh

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ biến. Đây là...

Đau bả vai (trái – phải): Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bả vai (trái - phải) có thể xảy ra và kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ...

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của nhiều người....

Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay – Điều cần biết

Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay thường liên quan đến những chấn thương, lạm dụng cơ bắp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *