Chứng đau khớp gối ở trẻ em: Những thông tin mẹ cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau khớp gối ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây tàn phế.

Trẻ em bị đau đầu gối
Trẻ em bị đau đầu gối có thể là do chấn thương trong vận động hoặc cũng có thể do yếu tố bệnh lý gây ra.

Triệu chứng và nguyên nhân khiến trẻ bị đau khớp gối

Theo các chuyên gia, tình trạng mệt mỏi, đau khớp gối là một trong những biểu hiện thông thường, rất hay gặp ở những trẻ hiếu động, thường xuyên chạy nhảy nhiều. Nếu trẻ bị đau khớp gối sau khi vận động nhiều hoặc do chạm phải vật cứng thì biểu hiện đau này không đáng lo ngại. Đau sẽ tự khỏi sau đó vài ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức ở đầu gối tái diễn nhiều lần và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Khi đó, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Triệu chứng đau nhức ở đầu gối rất có thể trẻ mắc một trong số những căn bệnh sau.

1/ Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) là bệnh thuộc nhóm tự miễn. Là một dạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần. Thông thường, người bệnh đều mắc phải căn bệnh này trước 16 tuổi. Viêm khớp tự phát thiếu niên thường khởi phát sau khi nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn Streptococcus, Shigella, Chlamydia mycoplasma, Salmonella.

Theo các chuyên gia, đây là một căn bệnh hiếm gặp nên cha mẹ thường không nhận biết được bệnh và đưa con đến thăm khám muộn. Bên cạnh đó, viêm khớp tự phát thiếu niên có thể gây đau và sưng ở một hoặc nhiều khớp. Vì vậy, nếu thấy con trẻ thường xuyên than phiền về đau khớp nói chung và đau khớp gối nói riêng, rất có thể viêm khớp tự phát thiếu niên chính là nguyên nhân gây bệnh. Do đó, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám, tránh bệnh chuyển nặng, gây ảnh hưởng đến phát triển của xương và dẫn đến các biến chứng vĩnh viễn.

2/ Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupuserythematosus) là bệnh rối loạn miễn dịch của mô liên kết có thể gây ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Căn bệnh này tuy không phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng chúng khá phát triển ở thiếu niên, đặc biệt là giới nữ.

Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và mệt mỏi vẫn có thể tiếp diễn ngay khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi.
  • Xuất hiện biểu hiện đau, sưng và cứng các khớp
  • Sốt, rụng tóc, phát ban trên da hoặc xung quanh mũi

Lupus ban đỏ hệ thống nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp, gan, hệ thần kinh, tim, phổi,….

3/ Bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư máu bắt đầu bên trong tủy xương. Đây là căn bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể gây đau nhức các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bệnh bạch cầu có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Sưng hạch bạch huyết
  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Thiếu má
  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Sốt tái phát hoặc kéo dài
  • Nhiễm trùng

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, trẻ bị đau khớp gối có thể là do trẻ bị ngã, va đập mạnh hoặc tai nạn gây chấn thương dẫn đến bong gân hoặc gãy xương. Nếu tình trạng này không được điều trị và chăm sóc đúng cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối.

Mặt khác, hệ xương trẻ em thường phát triển không đồng đều, xương thường phát triển chậm hơn sơ với hệ cơ bắp. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức và theo thời gian dài rất dễ gây viêm nhiễm. Đồng thời, trẻ bị đau nhức khớp gối có thể là do bị u xương hoặc nhiễm khuẩn.

Khi nào phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Thông thường, triệu chứng đau nhức đầu gối ở trẻ có dấu hiệu thuyên giảm khi trẻ nghỉ ngơi trong thời gian đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để khám.

Điều trị đau đầu gối ở trẻ em
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngoài việc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ tục kỹ thuật khác.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa con đến bệnh viện nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Khớp gối sưng, đỏ và mềm
  • Trẻ bị chấn thương gần đây
  • Có dấu hiệu đi lại khó khăn hoặc đi khập khiễng
  • Sốt, giảm cân
  • Phát ban
  • Ăn không ngon
  • Cơ thể mệt mỏi và yếu

TÌM HIỂU: Cách châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối rất hiệu quả

Điều trị chứng đau khớp gối ở trẻ em như thế nào?

Nếu trẻ thường xuyên bị đau khớp gối, cha mẹ nên đưa con trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của chuyên viên y tế. Trong một số trường hợp nhẹ, trẻ bị đau khớp gối sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Bên cạnh đó, một số trẻ khác sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa và đẩy lùi viêm nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc aspirin. Bởi thuốc có thể gây ra hội chứng hiểm gặp như bệnh Reye, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.

Mặt khác, dựa vào tình trạng bệnh, các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện một số động tác vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Phương pháo này giúp kéo giãn các cơ gân, tăng cường chức vận động của khớp, giúp khớp trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Từ đó, giúp làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu ở gối. Còn đối với một số trẻ bị viêm khớp nặng có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục bệnh.

Ngoài ra, để giảm cảm giác đau nhức và giúp bệnh mau hồi phục, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng các hoạt động thể chất liên quan đến khớp gối. Và để phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ, phụ huynh nên hướng dẫn con cách điều chỉnh cường độ trong quá trình tập luyện thể thao. Đồng thời, cha mẹ nên dặn con nên khởi động trước khi tập luyện và thư giãn sau khi vận động xong.

Đau khớp gối ở trẻ em đôi khi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài kèm theo triệu chứng sưng, đỏ, sốt,… cha mẹ nên đưa con đến phòng khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với trẻ.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa nào.

ĐỌC THÊM

Thuốc chữa đau khớp gối của Nhật loại nào tốt?

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

Glucosamine, Q&P Kowa, sụn vi cá mập Orihiro Squalene, ZS Chondroitin… là các loại thuốc chữa đau khớp gối của...

4 nguyên nhân gây đau khớp gối bạn nên đề phòng

Tình trạng đau khớp gối có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và gây ra những...

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Cách phòng và điều trị

Đừng lầm tưởng đau khớp gối chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Hiện nay tình trạng viêm khớp gối...

Viêm khớp gối phản ứng là gì? Có chữa được không?

Viêm khớp phản ứng có chữa khỏi được không?

Viêm khớp phản ứng nếu không được chữa trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề...

Mách bạn cách châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối

Bên cạnh việc dùng thuốc thì châm cứu, bấm huyệt trị đau khớp gối được rất nhiều người quan tâm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *