[Giải đáp] Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mặc dù chứa phần lớn hệ vi sinh có lợi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng trong một số trường hợp sử dụng sữa chua lại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Chính vì nguyên nhân này, hầu hết người bệnh đều thắc mắc đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Để hiểu hơn về vấn đề này, người bệnh cần tìm hiểu và nắm rõ các tính chất cơ bản trong việc dụng thực chữa bệnh đúng cách nhằm khắc phục bệnh hiệu quả.

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Thắc mắc: Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được lên men bởi chủng khuẩn lactobacteriaceae. Với thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất, sữa chua giúp bổi bổ cơ thể những lúc bệnh tật. Không những thế, thực phẩm lên men tự nhiên này còn được sử dụng để điều trị đau dạ dày và các vấn đề liên quan khác như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc cúm dạ dày.

Bên cạnh đó, sữa chia còn chứa nhiều men vi sinh có lợi, rất tốt cho hệ thống đường ruột. Sau khi dung nạp vào cơ thể, chúng chuyển hóa và giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp và một số chủng khuẩn gây hại khác. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phòng ngừa đau dạ dày tái phát.

Thế nhưng, bên cạnh số đông bệnh nhân sử dụng cũng có rất nhiều người bệnh kiêng ăn sữa chua khi đang mắc bệnh dạ dày. Bởi họ sợ tính acid có trong loại thực phẩm này có thể là nguyên nhân làm tăng lượng acid trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và bệnh trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo giải thích của các chuyên gia tư vấn sức khỏe về bệnh dạ dày, hàm lượng acid chứa trong sữa chua rất nhỏ, hoàn toàn không đáng kể so với lượng acid có trong dạ dày. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về việc tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây viêm.

Ngoài giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, sữa chua được các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ, Nhật Bản và Italy chứng minh có tác dụng kháng thể chống khuẩn. Việc bổ sung thường xuyên thực phẩm này sẽ giúp làm tăng hàm lượng interferon gấp 3 lần trong máu. Hoạt chất này là một kháng thể không đặc hiệu của tế bào, có công dụng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút. Do đó, sử dụng sữa chua đều đặn mỗi ngày sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn sữa chua không
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người đau dạ dày nên thường xuyên sử dụng sữa chua để cải thiện bệnh

Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn để sức khỏe tốt nhất?

Những lưu ý ăn sữa chua khi bị đau dạ dày

Khi ăn sữa chua để giảm kích ứng dạ dày, các bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn sau đây:

  • Không ăn sữa chua khi đang đói: Như đã đề cập ở trên, sữa chua có chứa lượng acid nhỏ không đáng kể, không gây hại dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thực phẩm này khi bụng đang đói sẽ làm tăng nguy cơ tăng tiết acid gây đau rát dịch vị dạ dày. Không những thế, sử dụng sữa chua lúc đói sẽ tạo điều kiện cho dịch vị giết chết vi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm giảm tác dụng lợi ích đối với hệ đường ruột. Do đó, để tránh tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn no. Thời điểm ăn tốt cho việc giảm đau và giảm viêm là cách bữa ăn sáng và tối khoảng 1 – 2 tiếng
  • Không làm ấm sữa chua khi sử dụng: Dựa vào tính chất vật lý, sữa chua sẽ bị vón cục khi đun nóng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lợi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt dẫn đến mất dần chức năng tăng sức đề kháng bảo vệ dạ dày. Vì vậy, để thực phẩm này phát huy tối đa tác dụng, các bạn không nên làm ấm trước khi sử dụng. Cách tốt nhất là chỉ nên bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ lạnh thích hợp.
  • Chọn loại sữa chua phù hợp với từng đối tượng bệnh: Chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa ở mỗi độ tuổi thường khác nhau. Do đó, ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có loại sữa chua phù hợp. Đây chính là lý do vì sao trẻ em không nên sử dụng sữa chua của người lớn.
  • Sử dụng sữa chua chung với thực phẩm khác: Có thể kết hợp sữa chua chung với một số loại nguyên liệu khác để tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Các bạn có thể dùng thực phẩm lên men này với dâu tây, việt quất hoặc bánh mì,… Tuy nhiên, không nên dùng sữa chua với đồ ăn đông lạnh hay xúc xích,… Bởi sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, khiến bệnh viêm đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua
Không nên ăn sữa chua lúc đói nếu không muốn triệu chứng đau dạ dày thêm trầm trọng

Công dụng chữa đau dạ dày của khoai tây ít ai biết

Chỉ với một lượng khoai tây vừa đủ mỗi ngày, các triệu chứng co thắt dạ dày hay chứng đau...

Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị...

Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em: những điều mẹ cần biết sớm

Viêm dạ dày mãn tính thường bắt gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 7 đến 13. Nguyên nhân...

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ( cỏ mực )

Chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết...

Mẹ đã biết khi nào nên nội soi dạ dày cho bé chưa?

Một đứa bé có thể cần được nội soi dạ dày để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *