Dạ Dày Khó Chịu Khi Mang Thai: Do Đau Dạ Dày Hay Do Thai Nghén?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dạ dày khó chịu khi mang thai có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều do ốm nghén hoặc đau dạ dày gây ra.

dạ dày khó chịu khi mang thai
Dạ dày khó chịu khi mang thai: Do đau dạ dày hay do thai nghén?

Dạ dày khó chịu khi mang thai do ốm nghén hay đau dạ dày ?

Cơ thể của phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đột ngột này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

Triệu chứng này có thể là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là do ốm nghén và đau dạ dày.

1. Ốm nghén

Trong ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể đối mặt với tình trạng ốm nghén. Mức độ của tình trạng phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Ốm nghén hay còn gọi buồn nôn và nôn khi mang thai, xuất hiện chủ yếu vào tuần thứ 4 – 16 của thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ bầu buồn nôn và nôn mửa vào bất cứ thời điểm nào.

mang thai dạ dày khó chịu
Ốm nghén gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó chịu ở dạ dày

Do liên tục buồn nôn nên ở giai đoạn này phụ nữ mang thai thường rơi vào trạng thái chán ăn, mệt mỏi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thấy khó chịu ở dạ dày do ảnh hưởng của ốm nghén.

Đến nay nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, ốm nghén có thể là hệ quả do nội tiết tố tăng lên bất thường.

Ốm nghén sẽ biến mất khi bước qua tuần thứ 17 của thai kỳ, đồng thời hầu như không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu.

Đừng bỏ qua: Những mẹo khắc phục ốm nghén khi mang thai cực hay

2. Đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị ăn mòn. Bệnh gây ra triệu chứng tương tự như ốm nghén, bao gồm buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở dạ dày. Bên cạnh đó bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng khác như: ợ nóng, sụt cân, đau ở phần bụng giữa,…

Đau dạ dày có thể xuất hiện do hormone thay đổi bất thường ở phụ nữ mang thai hoặc do nhiễm vi khuẩn H.pylori. Nếu bạn nghi ngờ mình bị đau dạ dày, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Không nên tự ý dùng thuốc để điều trị dạ dày khó chịu khi mang thai. Tình trạng này có thể gây hại cho thai nhi và mẹ bầu.

Bạn cần biết: Đau dạ dày khi mang thai – Cách điều trị tốt cho mẹ và bé

Các nguyên nhân khác gây khó chịu dạ dày khi mang thai

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến, dạ dày khó chịu khi mang thai có thể do những nguyên nhân khác.

1. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở bên ngoài tử cung (thường là ống dẫn trứng). Thai ngoài tử cung không thể sống sót, do đó bác sĩ thường dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ.

Các triệu chứng của thai ngoài tử cung thường xuất hiện từ tuần thứ 4  – 12, bao gồm:

  • Khó chịu ở bụng và dạ dày
  • Chảy máu âm đạo hoặc chảy dịch màu nâu
  • Khó chịu khi đi tiểu

2. Sảy thai

Sảy thai là tình trạng mất thai xảy ra trong 23 tuần đầu tiên. Sảy thai thường do nhiễm sắc thể bất thường ở em bé.

khó chịu ở dạ dày khi mang thai
Sảy thai là tình trạng mất thai xảy ra trong 23 tuần đầu tiên

Triệu chứng bị sảy thai:

  • Chuột rút dữ dội
  • Chảy máu
  • Đau bụng và khó chịu ở dạ dày

3. Tiền sản giật

Cơn đau ở dưới xương sườn là triệu chứng phổ biến do thai nhi phát triển và tử cung gây chèn ép lên cơ quan này. Tuy nhiên nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng và dai dẳng, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật (huyết áp cao trong thời gian mang thai).

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 đến thời gian sinh nở.

Các triệu chứng của tiền sản giật:

  • Dạ dày khó chịu
  • Đau bụng
  • Đau đầu dữ dội
  • Vấn đề về thị lực
  • Chân, tay, mặt bị sưng

4. Chuyển dạ sớm

Chuyển dạ sớm là tình trạng chuyển dạ dưới 37 tuần. Chuyển dạ sớm có thể do tiền sản giật hoặc do nhiễm trùng.

Triệu chứng chuyển dạ sớm:

  • Đau bụng
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Co thắt bụng thường xuyên

5. Nhau bong non

Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung. Tình trạng này gây chảy máu và đau đớn dữ dội.

Nhau thai là cơ quan cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và các thành phần cần thiết cho thai nhi. Khi nhau thai bong sẽ làm gián đoạn quá trình cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai.

giảm khó chịu dạ dày khi mang thai
Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung

Tình trạng này thường xảy ra với những người có tiền sự bong nhau non, nghiện thuốc lá, sử dụng ma túy,…

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này gây khó chịu bụng, đau dạ dày, gây tiểu nhắt, nóng rát khi tiểu tiện,…

Dạ dày khó chịu khi mang thai do tiền sản giật, thai ngoài tử cung, sảy thai, chuyển dạ sớm, nhau bong non là những tình trạng nguy hiểm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Nước đậu đen thích hợp dùng ở người bệnh đau dạ dày vì có khả năng làm cải thiện tình trạng bệnh.

Bị Đau Dạ Dày Có Uống Nước Đậu Đen Được Không ?

Nước đậu đen chứa nhiều vi khoáng, vitamin và một số dược chất giúp dạ dày đang bị viêm đau mau chóng lành vết loét, giảm sưng viêm, giúp tiêu...
Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi dạ dày công nghệ cao và cách tiến hành

Nội soi dạ dày công nghệ cao là gì, thực hiện ở đâu?

Nội soi dạ dày công nghệ cao được thực hiện thông qua hệ thống máy móc hiện đại như thiết...

Viêm loét dạ dày nặng là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm loét dạ dày nặng: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm loét dạ dày nặng thường bắt nguồn từ tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương trong thời gian...

Người bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Đau dạ dày có nên ăn chuối không, tại sao?

Ăn chuối chín thường xuyên đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bị đau dạ dày có...

Viêm dạ dày HP dương tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm dạ dày HP dương tính là một bệnh lý xuất hiện phổ biến trên thế giới. Nếu không...

kế hoạch chăm sóc bệnh loét dạ dày tá tràng

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng

Chăm sóc người bệnh loét dạ dày tá tràng đúng cách có thể là một bước quan trọng trong việc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *