8 cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả và lưu ý

Viêm họng là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. Nếu không tiến hành điều trị sớm, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nhiều người lựa chọn các bài thuốc nam từ dân gian để cải thiện triệu chứng ho, đau rát họng và khàn tiếng.

chữa viêm họng bằng thuốc nam
Học cách chữa viêm họng bằng thuốc nam của người xưa

Cách chữa viêm họng bằng 8 cây thuốc nam đơn giản

Thuốc nam là tên gọi chung của những loại thảo dược sinh sống ở nước ta. Trước khi y học phát triển, dân gian đã tận dụng tính vị và tác dụng của những loại thảo dược này để điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp.

Dân gian quan niệm bệnh viêm họng là do phong hàn, đàm nhiệt uất kết bên trong cơ thể mà sinh ra. Nếu không điều trị, đàm nhiệt có thể tích tụ lây ngày dẫn đến tổn thương phế (phổi). Dưới đây là những bài thuốc chữa viêm họng bằng thuốc nam có nguồn gốc từ dân gian:

1. Dùng củ cải

Củ cải là một trong những thực phẩm có khả năng cải thiện triệu chứng của các bệnh lý về tai mũi họng như cảm cúm, cảm lạnh, ho và viêm họng. Thảo dược này có tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm lượng chất nhầy trong cổ họng.

chữa viêm họng bằng cây thuốc nam
Bài thuốc từ củ cải giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm lạnh và viêm họng
  • Thực hiện: Dùng 1 củ cải tươi, đem rửa sạch và giã lất nước. Pha loãng nước ép củ cải với nước lọc theo tỷ lệ 1:1. Sử dụng hỗn dịch này ngậm hằng ngày để cải thiện các triệu chứng ở cổ họng như đau rát, nhiều đờm, khàn tiếng,…

2. Cây chua me đất

Cây chua me đất (tạc tương thảo) là loại cây mọc dại nhiều ở địa phương của nước ta. Theo dân gian, thảo dược này có vị chua, tính mát có tác dụng tiêu viêm, giải nhiệt, thích hợp để trị sốt, bệnh đường tiết niệu, viêm họng,…

  • Thực hiện: Dùng lá chua me đất 50g với 1 ít muối. Đem rửa sạch, để ráo và nhai với muối rồi ngậm nuốt từ từ, ngày thực hiện 3 – 4 lần cho đến khi khỏi.

Nếu ho nhiều, có thể áp dụng bài sau:

  • Thực hiện: Dùng lá chua me đất 10g, lá hệ 8g, hạt mướp đắng 5g, rễ chanh 12g, lá xương sống 8g với phèn phi 2g, đem sắc uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

3. Dùng bạc hà

Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, trừ phong nhiệt nên rất thích hợp để trị các chứng như ho khan, ho có đờm, viêm họng, cảm,… Ngoài ra nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chứng minh thảo dược có khả năng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh.

  • Thực hiện: Dùng lá bạc hà 1 lượng vừa đủ, đem rửa rồi để ráo. Sao đó nhai trực tiếp, ngậm và nuốt nước từ từ. Thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi khỏi.

Nếu viêm họng đi kèm với sốt cao và miệng khát, dùng bài thuốc sau:

  • Thực hiện: Đem bạc hà 40g với thạch cao sống, đem tán bột. Mỗi lần dùng 3g hòa tan với nước uống, ngày dùng 3 lần.

4. Lá húng chanh

Lá húng chanh có tác dụng dược lý tương tự như bạc hà nhưng dễ tìm hơn. Bài thuốc từ thảo dược này phù hợp với cả trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

  • Thực hiện: Dùng khoảng 30g lá húng chanh, đem rửa sạch, nhai dập cùng với vài hạt muối và nuốt nước dần.

Trong trường hợp viêm họng kéo dài mãn tính, dùng bài thuốc sau:

  • Thực hiện: Đem rửa sạch và thái nhỏ khoảng 20g lá húng chanh tươi. Đem chưng cách thủy với đường phèn 20g, chắt lấy nước uống, ngậm bã và nuốt nước từ từ để giảm ho và đau họng.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi và hại?

5. Lá rẻ quạt

Lá rẻ quạt còn được gọi là xạ can hay lưỡi đồng. Rẻ quạt là một trong những loại thảo dược thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hay viêm họng hạt.

chữa viêm họng hạt bằng thuốc nam
Bài thuốc từ lá rẻ quạt giúp giảm đau họng, cải thiện cơn ho và đờm
  • Thực hiện: Đem rửa sạch và để ráo 1 lá rẽ quạt, sau đó nhai với vài hạt muối. Khi nào cổ họng thấy nóng thì nhả ra, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày.

Nếu ho nhiều, có thể gia thêm gừng vào để giảm ho và đờm:

  • Thực hiện: Nhai 1 lá rễ quạt với 1 lá gừng, nuốt nước và bỏ bã. Nếu ho dai dẳng, nên thực hiện 4 – 5 lần để cải thiện.

Để tăng hiệu quả điều trị, có thể sử dụng thân rễ của cây, nhúng qua nước sôi và giã nát với muối. Sau đó đem hơ nóng và đắp ngoài cổ.

6. Cỏ lưỡi mèo

Cỏ lưỡi mèo còn được gọi là cỏ lưỡi chó, là một loài cây mọc hoang nhiều ở nước ra. Thảo dược này có vị đắng, tính mát, tác dụng giải độc, tiêu thũng và thanh nhiệt.

Cỏ lưỡi mèo được sử dụng để chữa các chứng do đàm nhiệt ứ trệ như mụn nhọt, viêm họng và viêm amidan.

  • Thực hiện: Sử dụng vài lá cỏ lưỡi mèo, đem rửa sạch, để ráo và nhai ngậm với 1 ít muối. Thực hiện cho đến khi hết đau họng.

Bạn có thể kết hợp với bài thuốc uống để gia tăng hiệu quả:

  • Thực hiện: Đem hãm 10g cỏ lưỡi mèo với 300ml nước sôi trong vòng 30 phút. Dùng nước uống khi họng đau hoặc khi khát.

7. Cây hồng bì

Hồng bì là loại cây mọc hoang, phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Rễ, thân, lá, quả và hạt của loài cây này có thể sử dụng để chữa những chứng bệnh thường gặp.

Với vị đắng, cay, tính bình, tác dụng long đờm và hạ nhiệt, hồng bì được sử dụng để trị hạ sốt, trị cảm mạo, viêm họng cấp,…

chữa viêm họng mãn tính bằng thuốc nam
Hồng bì có vị đắng, cay, tính bình, tác dụng long đờm và hạ nhiệt
  • Thực hiện: Dùng 2 – 3 quả hồng bì ngậm với 1 ít muối để làm dịu cổ họng và giảm đau rát. Thực hiện ngày 3 – 4 lần cho đến khi khỏi.

Nếu trẻ bị viêm họng, bạn có thể áp dụng bài thuốc với đường phèn cho trẻ dễ uống:

  • Thực hiện: Đem hấp 4 – 5 quả hồng bì với 1 ít đường phèn, cho trẻ ăn và nuốt nước 3 lần/ ngày.

Trong trường hợp viêm họng đi kèm với sốt và mệt mỏi, nên sử dụng bài thuốc sắc sau:

  • Thực hiện: Đem rửa sạch 30g lá hồng bì, sau đó phơi khô và sắc uống, ra bớt mồ hôi là khỏi.

8. Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực là một trong những loại thuốc nam được dân gian sử dụng để chữa ho do viêm họng. Đây là thảo dược dễ tìm và chi phí thấp thích hợp với cả trẻ em và người lớn.

  • Thực hiện: Dùng 12g hoa đu đủ đực, lá húng chanh 10g, xạ can 10g với củ mạch môn 10g, đem hấp với 1 ít muối. Lấy nước uống, bã dùng ngậm 2 – 3 lần/ ngày.

Nếu ho lâu ngày dẫn đến mất tiếng, dùng hoa đu đủ đực với lá hẹ và hạt chanh:

  • Thực hiện: Dùng lá hẹ và hoa đu đủ đực mỗi thứ 15g với hạt chanh 10g, đem rửa sạch, để ráo. Sau đó nghiền nát và cho thêm 1 ít mật ong vào uống. Thực hiện ngày 3 lần trong 5 ngày liên tục sẽ khỏi.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng bằng thuốc nam

Những bài thuốc chữa viêm họng bằng thuốc nam có cách thực hiện đơn giản, dễ làm, nguyên liệu gần gũi và ít tốn kém. Tuy nhiên để tránh một số tình huống rủi ro khi áp dụng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

chữa viêm họng bằng thuốc nam
Những điều cần lưu ý khi chữa viêm họng bằng thuốc nam
  • Tác dụng của những bài thuốc nam không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh tình có mức độ nặng, bạn nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Hiệu quả của những bài thuốc này không có tính đồng nhất do các tác dụng của thảo dược phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của từng người. Điều này sẽ làm phát sinh tình trạng một số bệnh nhân không có cải thiện khi áp dụng.
  • Thận trọng khi áp dụng những bài thuốc này cho trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Có rất nhiều bài thuốc chữa viêm họng từ dân gian, tuy nhiên một số bài thuốc chưa được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào.
  • Nếu có phản ứng bất thường khi áp dụng những bài thuốc này, cần ngưng sử dụng và báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Khi điều trị bằng bài thuốc nam, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng (kiêng ăn lạnh, hải sản, đồ cay nóng,…) và nghỉ ngơi đúng cách.
  • Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên hầu hết các bài thuốc chữa viêm họng bằng thuốc nam đều chậm phát huy tác dụng. Bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn từ 3 – 7 ngày để nhìn thấy kết quả.

Tóm lại, thuốc nam có thể là một lựa chọn hữu hiệu trong việc điều trị viêm họng nhờ vào tính an toàn và hiệu quả của các thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

9+ Cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất

Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh đau rát cổ họng, đau họng, ngoài việc sử dụng...

Bị viêm họng cấp khi mang thai cần phải được thăm khám và chữa trị sớm

Bị viêm họng cấp khi mang thai chị em cần lưu ý

Bị viêm họng cấp khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp. Nó không chỉ làm ảnh hưởng...

Rượu ngâm tỏi uống có tác dụng gì trong chữa bệnh?

Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất

Rượu tỏi là bài thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể...

Viêm họng mãn tính có chữa được không? Bằng cách nào?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và rất dễ tái phát trở lại nếu không...

Bà bầu bị viêm họng có uống thuốc được không? Loại nào?

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *