Dùng lá đu đủ chữa viêm họng như thế nào hiệu quả?
Dùng lá đu đủ chữa viêm họng là một trong những phương thuốc dân gian giúp giảm nhanh các cơn đau rát vùng họng, xoa dịu các vết thương, cải thiện sức khỏe hiệu quả. Đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh hiệu quả cho các đối tượng mắc phải nhưng ngại dùng thuốc kháng sinh.
Chữa viêm họng bằng lá đu đủ liệu có hiệu quả không?
Chữa viêm họng bằng lá đu đủ là một cách chữa bệnh hiệu quả, được lưu truyền cho đến ngày hôm nay nhưng không phải ai cũng biết đến và sử dụng. Người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm lá cây này tại sân vườn hoặc quanh khu vực sinh sống. Cách chữa này vừa hiệu quả lại tiết kiệm khá nhiều chi phí, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Lá đu đủ có vị đắng, cay, sẽ khá khó khăn đối với các đối tượng không chịu được vị đắng của nó. Trong lá đu đủ chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người như: canxi, các loại vitamin (A, B, C, D, E). Loại lá này còn chứa một lượng chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt, giúp xoa dịu các cơn đau, mang lại cảm giác dễ chịu, dễ nuốt nếu kiên trì sử dụng.
Ngoài ra, lá đu đủ còn là một dược liệu hay trong việc điều trị các bệnh lý như: hỗ trợ tiêu hóa, chữa lành các vết loét, các vết thương ngoài da, giảm đau nhức cơ bắp cho vận động hoặc tập thể dục ở cường độ quá cao,…
Xem thêm: Cách Chữa Viêm Họng Dân Gian Bằng 8 Bài Thuốc Cực Hay
Các bài thuốc từ lá đu đủ chữa viêm họng
Để chữa viêm họng một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên lựa chọn những lá đu đủ tươi, non, không bị rầy bám, sâu đục khoét, không sử dụng lá vàng hoặc lá quá già. Những lá đu đủ đem về cần rửa sạch trước khi sử dụng, nhằm đảm bảo không có tạp chất và vi khuẩn gây hại bám phải.
1. Lá đu đủ và mật ong chữa viêm họng
Nguyên liệu:
- 1 lá đu đủ to
- 1 muỗng mật ong, nếu không có mật ong, có thể thay thế bằng đường
Cách làm:
- Chọn lá đu đủ tươi, to đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi, tạp chất, để ráo nước rồi thái thành các đoạn nhỏ.
- Trộn lá đu đủ vừa thái xong với một muỗng lớn mật ong rừng.
- Đem hỗn hợp trên chưng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
- Khi hỗn hợp chín nhừ, tắt bếp rồi nghiền nát.
- Cho một ít nước sôi để nguội vào để cho dễ dùng.
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn, nên dùng khi còn nóng.
Lá đu đủ và mật ong là một sự kết hợp hoàn hảo. Lá đu đủ vị đắng, khó khăn trong việc sử dụng nhưng kết hợp với vị ngọt lịm của mật ong lại rất dễ dùng. Mật ong có công dụng kháng khuẩn rất hiệu quả, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.
Mách bạn: 7 Mẹo chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi không cần uống thuốc
2. Lá đu đủ, gừng và sả chữa viêm họng
Nguyên liệu:
- 1 lá đu đủ
- 1 củ gừng
- 2 cây sả
Cách làm:
- Đem lá đu đủ rửa sạch bằng nước, để ráo rồi sắc thành từng đoạn nhỏ.
- Rửa sạch củ gừng bằng nước sạch để loại bỏ lớp đất cát, không gọt bỏ vỏ, chỉ gọt bỏ những phần héo, dập trên củ, sau đó cắt thành từng lát nhỏ.
- Cắt bỏ phần rễ rỏ, bóc bỏ lớp vỏ chỉ giữ lại phần lõi trắng, đem rửa sạch bằng nước rồi để ráo rồi đập nát phần lõi và cắt từng đoạn khoảng 4 – 5 cm.
- Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị được vào nồi, đun cùng với một ít nước khoảng 5 – 8 phút.
- Chắc lọc lấy phần nước, loại bỏ phần bã để sử dụng.
- Dùng mỗi ngày 2 – 3 lần trước hoặc sau khi ăn, sử dụng liên tục đến khi viêm họng tiêu biến hẳn.
Gừng và sả là hai loại nguyên liệu có tính kháng khuẩn, tiêu viêm rất cao, giúp giảm nhanh các cơn đau, rát và cải thiện giọng nói. Bên cạnh đó, khi kết hợp lá đu đủ với hai loại nguyên liệu này ngoài công dụng giữa viêm họng, còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, phá ứ, lưu thông máu, xoa dịu các cơn đau, viêm.
3. Lá đu đủ, lá húng chanh, củ mạch môn và xạ can
Nguyên liệu:
Cách làm:
- Đem các nguyên liệu trên rửa sạch bằng nước để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, lựa chọn những lá còn đảm bảo đủ thành phần.
- Lá đu đủ, củ mạch môn, xạ can để ráo rồi sắc thành từng đoạn nhỏ.
- Trộn một ít muối vào cùng với nguyên liệu trên rồi đem chưng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút đến khi đủ dùng.
- Khi các vị thuốc trên chín nhừ, tắt bếp rồi nghiền nát.
- Mỗi lần dùng một ít để ngậm (không được nuốt trôi), thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, có thể dùng để ngậm lúc đau rát bất chợt.
- Kiên trì sử dụng, chỉ vài ngày sau các cơn đau sẽ tiêu biến.
Củ mạch môn, lá húng chanh và xạ can đều có cùng một công dụng là chữa viêm họng đặc biệt là trị viêm họng hạt. Những dược liệu này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả, tác dụng nhanh và mạnh. Mặc dù hơi đắng, khó ngậm lâu, nhưng người bệnh cần thực hiện từ từ nếu chưa quen.
Gợi ý: 10 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Họng Hiệu Quả, Lành Tính
Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng lá đu đủ
Khi sử dụng lá đu đủ để điều trị viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số điều cơ bản dưới đây, để tránh gặp các triệu chứng bất thường:
- Không sử dụng phương pháp điều trị này cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong lá đu đủ.
- Không lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều lượng lá đu đủ, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác.
- Người bệnh bị đau dạ dày thể nhẹ, trung bình và nặng tuyệt đối không được sử dụng loại lá này để điều trị viêm họng, bởi lá đu đủ sẽ gây kích ứng hoặc xuất huyết dạ dày nếu sử dụng thời gian quá dài.
- Chế biến bài thuốc ngày nào cần sử dụng hết ngày đó, không được sử dụng qua ngày, bởi nước cốt lá đu đủ rất dễ bị thiu, hôi, gây ra đau bụng, buồn môn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, hạn chế sử dụng thực phẩm lạnh, nước đá.
- Hạn chế sử dụng các chất có cồn, đồ cay nóng.
- Bảo vệ vùng mũi họng bằng khẩu trang khi ra ngoài, tránh khói bụi, sương sớm, trời lạnh, gió.
Bài viết đã cung cấp những bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả bằng lá đu đủ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ ở những trường hợp nhẹ và trung bình, những trường hợp khác, người bệnh nên thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp, cần phát hiện sớm để tránh tình trạng bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách Chữa Viêm Họng Bằng Quả Quất Cực Đơn Giản Và Rẻ Tiền
- Dùng dầu dừa chữa viêm họng có thực sự hiểu quả
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!