Phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng Tây y
Chữa trào ngược dạ dày bằng tây y là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Hiểu rõ các phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng tây y sẽ giúp bệnh nhân xác định được cách chữa trị phù hợp, an toàn.
Các phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng tây y
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, lên họng và miệng của bệnh nhân. Khi bị trào ngược, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng thượng vị, nuốt vướng… Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu và bất tiện cho người bệnh, khi không được chữa trị sớm, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể bị viêm loét dạ dày, viêm họng, viêm xoang… thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, cần phải tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt.
Để điều trị chứng bệnh này có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, chữa trào ngược dạ dày bằng tây y vẫn là cách điều trị chiếm ưu thế. Dưới đây là các cách điều trị bệnh bằng tây y được áp dụng phổ biến:
1. Dùng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày
Dùng các loại thuốc tây y chữa trào ngược dạ dày là sự lựa chọn hàng đầu của đại đa số bệnh nhân. Bởi chúng có thể mang lại tác dụng nhanh chóng, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do bệnh gây ra. Các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày bao gồm:
+ Nhóm thuốc ức chế bơm proton:
- Omeprazole viên 20mg: Thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tiết acid mạnh mẽ. Do đó, sau khi sử dụng, các triệu chứng bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Những vấn đề thường gặp là cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đau đầu…
- Esomeprazole: Có khả năng kéo dài quá trình ức chế tiết acid trong dạ dày. Bởi trong công thức hóa học của loại thuốc này tồn tại đồng phân quang học S. Khi bài tiết ở gan, nó không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450. Thuốc Esomeprazole ít gây ra tác dụng phụ. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn…
- Pantoprazole: Đây là loại thuốc được dung nạp tốt, có khả năng giúp cho vết sẹo nhanh lành. Pantoprazole ít gây tác dụng phụ.
- Rabeprazole: So với Omeprazole, Rabeprazole có tác dụng ức chế quá trình tiết acid mạnh hơn. Vì vậy, nó nhanh chóng kiểm soát được tình trạng tiết acid, khắc phục được các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể khiến bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
- Nếu bị nhiễm vi khuẩn Hp: Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với phác đồ kết hợp 3 loại thuốc, dùng ngắn ngày. Tiếp đó, phải dùng các loại thuốc ức chế bơm proton dài ngày.
+ Thuốc trung hòa acid (antacid):
Những loại thuốc thuộc nhóm antacid thường được chỉ định bao gồm:
- Maalox
- Alusi
- Gastropulgit
Các loại thuốc nhóm trung hòa acid có khả năng trung hòa lượng acid dư thừa. Chính vì vậy giúp giảm một cách nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy bụng, khó tiêu, thậm chí gây xốp xương. Vì vậy, hiện nay nhóm thuốc này ít khi được chỉ định cho bệnh nhân.
+ Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 – Histamin:
Đây cũng là một trong những loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo và sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng H2 có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn như gây đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, tăng men gan, gây liệt dương…
Trên đây là các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày được sử dụng phổ biến. Những loại thuốc có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày gây ra cũng rất nhiều. Người bệnh có thể gặp phải vô số vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Vì vậy, để tránh tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày gây ra, hãy tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa trị. Nếu thấy các biểu hiện bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
2. Chữa trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật
Dùng các loại thuốc tây tuy có thể khắc phục nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Nhưng tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể bệnh nhân. Hơn nữa, việc điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng mang đến hiệu quả. Do đó, bệnh nhân có thể xem xét và áp dụng cách chữa trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này được tiến hành thông qua các bước sau:
Chẩn đoán
Trước khi được chỉ định điều trị, đầu tiên bệnh nhân cần phải được thăm khám bằng cách:
- Chụp X – quang có Barium.
- Theo dõi độ pH ở thực quản trong vòng 24 giờ.
- Kiểm tra sinh thiết
Thông qua các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh lý. Đồng thời, loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh khác. Từ đó đưa ra được phác đồ phẫu thuật phù hợp cho từng bệnh nhân.
Chỉ định
Phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Dùng các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày không mang lại tác dụng.
- Bệnh nhân quyết định tiến hành phẫu thuật ngay cả trong trường hợp điều trị bằng thuốc mang lại hiệu quả tốt.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây biến chứng như bị viêm thực quản, Barrett thực quản,
- Các trường hợp mắc biến chứng của thuốc tây.
- Cơ thể bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khàn tiếng, ho, đau ngực…
Với những người bị Barrett thực quản có khả năng tiến triển thành chứng bệnh ác tính, cần phải chú ý cao độ. Nếu cần thiết, có thể phải cắt thực quản.
Mục tiêu
Các phương pháp phẫu thuật chữa trị trào ngược dạ dày đều nhằm vào mục tiêu chính:
- Sửa chữa các khiếm khuyết ở lỗ thực quản.
- Đảm bảo cho phần thực quản trong ổ bụng có đủ chiều dài để tiến hành điều trị bằng phẫu thuật. Đồng thời, đảm bảo không gây tác động đến quanh đầu xa của thực quản.
- Giúp xoắn và tiến hành phương pháp fundoplication không gây áp lực bằng cách dùng đầu vị.
Các kỹ thuật phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Tùy vào sự thành thạo của các bác sĩ và tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng kỹ thuật nào cho phù hợp. Tuy nhiên, có 2 kỹ thuật thường được áp dụng là phẫu thuật Nissen và phẫu thuật nội soi. Trong đó, phẫu thuật bằng nội soi mang lại nhiều ưu điểm hơn so với các kỹ thuật mổ khác. Bởi nó có thể giảm thiểu được phạm vi xâm lấn đến mức tối đa. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi còn giúp rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi còn được đánh giá là an toàn, khả thi.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng tây y
Áp dụng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc tây chữa trào ngược dạ dày đều có thể gây ra các vấn đề không mong muốn. Do đó, cần tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa trị. Thêm vào đó, để bệnh mau lành, cần xây dựng được chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cho phù hợp. Cụ thể:
- Ăn nhiều các thức ăn có lợi cho đường ruột như tinh bột, sữa chua… Tránh sử dụng các chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Không nằm ngay sau khi ăn. Tránh ăn khuya, vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- Nên chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Uống nhiều nước.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Có thể sử dụng các mẹo dân gian từ gừng, chanh, mật ong… để làm giảm tình trạng trào ngược.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tây y. Để nắm rõ các thông tin về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!