Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực quản, gây một số triệu chứng khó chịu như nóng rát vùng thượng vị dạ dày, buồn nôn và nôn, ợ nóng, hôi miệng… Tuy nhiên, bệnh trên hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mỗi người thiết lập cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và lối sống khoa học.

cách phòng bệnh trào ngược dạ dày
5 cách đơn giản phòng bệnh trào ngược dạ dày

Phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ những việc đơn giản

1. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Một trong những cách quan trọng giúp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.

Tránh những thực phẩm kích hoạt cơn trào ngược dạ dày

Có hai lý do giúp kích hoạt cơn trào ngược dạ dày, đó là do cơ vòng thực quản giãn quá mức và do dạ dày tiết quá nhiều axit.

Các loại thức ăn gây giãn cơ vòng thực quản, kích hoạt cơn trào ngược dạ dày cần tránh là:

  • Thực phẩm chiên (dầu mỡ)
  • Thịt có hàm lượng chất béo cao
  • Nước xốt kem
  • Sữa nguyên chất
  • Sô cô la
  • Bạc hà
  • Đồ uống có chứa caffeine (ví dụ: nước giải khát, cà phê, trà, ca cao)

Thực phẩm có thể kích thích sản xuất axit và tăng chứng ợ nóng gồm:

  • Đồ uống chứa cồn và caffein như rượu, trà, cà phê;
  • Đồ uống có ga
  • Rượu
  • Thức ăn cay
  • Trái cây và nước cam quýt (ví dụ: cam, bưởi)
  • Sản phẩm dựa trên cà chua

Thử chế độ ăn không có Gluten

Gần đây, có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gluten (một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch) có thể cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu nghi ngờ chứng trào ngược do chế độ ăn chứa nhiều Gluten, hãy thử loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống và theo dõi xem có sự khác biệt hay không.

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trào ngược dạ dày. Để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh, mỗi người cần:

Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ: Ăn nhiều bữa lớn sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Vậy nên, cần chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Không ăn trước khi ngủ: Hạn chế ăn vặt khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ bởi khi nằm, dạ dày nằm ngang hơn so với bình thường, trọng lực sẽ đẩy thức ăn, axit, dịch tiêu hóa trong dạ dày ngược lại thực quản, kích hoạt cơn trào ngược dạ dày.

Kê gối cao từ 10 – 15cm: Nên nằm trên gối cao từ 10 – 15 cm để ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày.

3. Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho phổi, tim mạch, mà còn kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày. Chính vì vậy, cần bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nói chung và dạ dày, thực quản nói riêng.

4. Giảm cân

Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và trọng lượng cơ thể được công bố trên Tạp chí y học New England (NEJM), kết quả cho biết béo phì chính là tác nhân gây gia tăng áp lực lên dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Sau khi giảm từ 4.5 – 7 kg, tình trạng trào ngược dạ dày ở nhiều bệnh nhân được cải thiện đi đáng kể. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có biện pháp giảm cân lành mạnh (giảm 1 – 2 cân mỗi tuần) mà không gây tổn hại đến sức khỏe.

5. Cân nhắc khi sử dụng thuốc tây

Một số thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày hoặc khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn như: aspirin, ibuprofen và naproxen.

Ngoài ra, một số loại thuốc không kê đơn khác cũng được cho rằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Anticholinergics (khắc phục chứng say sóng và COPD )
  • Thuốc chẹn bêta (dành cho người cao huyết áp hoặc bệnh tim )
  • Thuốc chẹn kênh canxi (cho bệnh cao huyết áp )
  • Các loại thuốc tương tự Dopamine (đối với bệnh Parkinson)
  • Progestin (được tìm thấy trong thuốc tránh thai)
  • Thuốc an thần (cho lo âu hoặc mất ngủ )
  • Theophylline (đối với bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi )
  • Thuốc chống trầm cảm.

Nếu phát hiện thuốc là nguyên nhân khiến cơn trào ngược dạ dày “ghé thăm” thường xuyên, cần nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định thuốc điều trị khác không có tác dụng lên hệ tiêu hóa.

6. Một số mẹo khác phòng bệnh trào ngược dạ dày

Ngoài ra một số mẹo đơn giản sau cũng giúp bạn khắc phục được chứng trào ngược dạ dày có thể kể đến như:

Giảm căng thẳng: Tập yoga, thiền… có thể làm giảm biểu hiện và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Nhai kẹo cao su sau bữa ăn: Nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều axit hơn. Nước bọt có tính kiềm, có thể trung hòa lượng axit trào ngược ở dạ dày.

Mặc quần áo rộng: Mặc quần áo bó sát người, đặc biệt mặc đồ chật có thể đẩy axit trào ngược lên bên trên. Vì thế, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh tác hại tiêu cực do trào ngược gây nên.

Trên đây là cách phòng trào ngược dạ dày hiệu quả. Nếu áp dụng những mẹo trên mà các triệu chứng bệnh vẫn xuất hiện, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Xem thêm

Lưu ý khi dùng giấm táo trị trào ngược

Bí quyết dùng giấm táo trị trào ngược dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy, giấm táo là thức uống lành mạnh và tương đối an toàn. Đặc biệt, giấm...

NSND Trần Nhượng chữa đau dạ dày tại TT Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng trải lòng về hành trình chữa đau dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bị đau dạ dày đã lâu, chạy chữa nhiều năm nhưng không khỏi, NSND Trần Nhượng đã may mắn biết...

Thuốc Dạ Dày Viện 354 (Bình Vị Nam) Có Tác Dụng Gì?

Thuốc dạ dày Viện 354 còn được gọi là thuốc Bình Vị Nam - đây là một sản phẩm được...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

Sơ can Bình vị tán có tốt không? Lời đáp thuyết phục nhất từ chuyên gia và người trong cuộc

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh vừa an toàn, vừa hiệu quả cao, bài thuốc Đông y chữa...

8 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu,... Bên cạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.