Chích Ngừa Viêm Gan B Cho Người Lớn Và Thông Tin Cần Biết

Chích ngừa viêm gan B cho người lớn cần phải tiến hành xét nghiệm máu để xác định trong máu bạn đã có kháng thể bệnh hay chưa, nếu chưa thì tốt nhất bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt để có thể mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Đồng thời, việc tiêm chủng cũng nên tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chất lượng.

Lịch chích ngừa viêm gan B cho người lớn

Tiêm phòng bệnh viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B hoặc không. Bởi lẽ, chương trình tiêm chủng được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng sẽ có thể giúp làm giảm tỷ lệ bệnh một cách hiệu quả, đồng thời tạo miễn dịch trong cộng đồng và góp phần kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT cùng việc sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, đem lại hiệu quả xử lý bệnh cao, triệt để được kế thừa từ Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi phiền toái, lo lắng do các bệnh về gan gây ra. Đây hiện đang là địa chỉ chữa bệnh gan được tin tưởng, đánh giá cao nhất hiện nay.
Chích ngừa viêm gan B cho người
Loại vắc xin này cho khả năng ngăn ngừa bệnh rất cao, tuy nhiên người lớn nên tiêm nhắc lại sau 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó.

Trong đó, lịch tiêm phòng của người lớn và trẻ em thường không giống nhau. Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng tiêm phòng viêm gan B cho người lớn cụ thể vào các thời gian như:

  • Mũi 1: Lần đầu đến tiêm
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 1 ít nhất là 6 tháng
  • Tiêm nhắc lại 1 liều nếu kháng thể phòng bệnh HBsAb < 10 mUI/ml.

Việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan B đối với người lớn cần phải được tiến hành một số xét nghiệm cơ bản, cụ thể như HBsAg và anti-HBs (HBsAb). Điều này giúp các bác sĩ xác định trong cơ thể của bạn đã có kháng thể gây bệnh hay chưa. Nếu kết quả là âm tính (chưa có kháng thể viêm gan B), thì bạn sẽ được yêu cầu tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh một cách hiệu quả.

Ngoài ra, sau khi tiêm ngừa, bạn cũng nên tuân thủ xét nghiệm anti-HBs (HBsAb) 5 năm một lần để có thể tiêm nhắc lại khi nồng độ kháng thể bị giảm. Đồng thời, việc xét nghiệm huyết thanh cho người lớn sau khi tiêm chỉ được khuyến cáo đối với một số trường hợp đặc biệt như: Nhân viên y tế và công an (có nguy cơ tiếp tục tiếp xúc với máu của người bệnh và tội phạm trong công việc) hoặc người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch.

Đối tượng nào nên tiêm phòng viêm gan B

Người lớn được khuyến nghị tiêm phòng viêm gan B trong các trường hợp sau:

Chích ngừa viêm gan B cho người
Các thành viên trong gia đình có người dương tính với bệnh nên tiêm phòng viêm gan B.
  • Những người làm việc có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có thể kể đến như: Công an, nhân viên y tế, bảo vệ,…
  • Trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Người có quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B
  • Người có quan hệ với người không chung thủy, có nhiều mối quan hệ khác
  • Người đã hoặc đang sử dụng ma túy
  • Các thành viên trong gia đình có người dương tính với bệnh
  • Người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối và bệnh gan mãn tính
  • Người bị nhiễm vi rút viêm gan C
  • Người từ 19 – 59 tuổi mắc bệnh tiểu đường và chưa được tiêm vắc xin trước đó. Trường hợp người từ 60 tuổi trở lên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành.
  • Đối tượng khác muốn được bảo vệ khỏi nhiễm virus gây bệnh viêm gan B
  • Người có vợ hoặc chồng, bạn tình bị nhiễm virus viêm gan B.

Đối với người từ 18 tuổi trở lên có thể được tiêm à Twinrix hoặc Heplisav-B và đối với người 20 tuổi trở lên có thể được chỉ định tiêm Engerix-B và Recombivax HB dưới dạng 3 ml và tiêm 3 mũi. Đồng thời, việc tiêm phòng cần được theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tốt nhất bạn nên đến những cơ sở y tế và tiêm chủng có nguy tính để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo các đánh giá cho rằng, loại vắc xin này cho khả năng ngăn ngừa bệnh rất cao, tỷ lệ có thể lên đến 95%, tuy nhiên, lượng kháng thể trong cơ thể có thể sẽ bị giảm dần. Và để đảm bảo mang lại hiệu quả phòng bệnh cao, người lớn nên  tiêm nhắc một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó.

Chích ngừa viêm gan B cho người lớn có tác dụng phụ gì?

Chích ngừa viêm gan B cho người lớn cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ. Vì thế sau khi tiêm bạn cần quan sát kỹ, những biểu hiện này có thể chỉ xuất hiện sau từ 1 – 2 ngày là biến mất, cụ thể như:

Chích ngừa viêm gan B cho người
Một số trường hợp có thể xảy ra những tác dụng phụ rất hiếm thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ như mờ mắt, khó thở hoặc khó nuốt,…
  • Đau nhức tại vị trí tiêm (là triệu chứng phổ biến nhất)
  • Ngứa, sưng đỏ tại vị trí tiêm
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Mệt mỏi, hay cáu gắt
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Sốt nhẹ
  • Buồn nôn

Trên đây là những triệu chứng nhẹ có thể sẽ hết hẳn sau 1 thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xảy ra những tác dụng phụ khác, thông thường những triệu chứng này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu nó xuất hiện thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được giải quyết ngay lập tức:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Chóng mặt khi đứng dậy đột ngột
  • Buồn ngủ hoặc khó ngủ
  • Ngất xỉu
  • Ớn lạnh, lú lẫn
  • Ngứa ở bàn chân hoặc bàn tay
  • Đau khớp
  • Đau lưng, mờ mắt
  • Phát ban da
  • Mệt mỏi bất thường hoặc đổ mồ hôi nhiều
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đổ mồ hôi

Bài viết đã giải đáp cho bạn “Chích ngừa viêm gan B cho người lớn và thông tin cần biết” hy vọng đã có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Tốt nhất hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn sau khi tiêm ngừa, nếu có phát hiện các bất thường kể trên thì nên báo ngay với bác sĩ để được giải quyết kịp thời.

TIN XEM THÊM

Nổi tiếng với chuyên môn cao, tay nghề giỏi, luôn tận tâm, hết lòng vì bệnh nhân nên Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa bệnh gan được đông đảo người bệnh tin tưởng và yêu quý. Bác sĩ đã “mát tay” giúp hàng ngàn người chữa khỏi các bệnh lý về gan, chấm dứt phiền toái, biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Phác Đồ Điều Trị Viêm Gan B Mới Nhất (Tham Khảo Bộ Y Tế)

Lựa chọn được phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi ca bệnh. Tùy theo giai...
5 năm CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI cho đến khi dùng Bảo nam Ích can thang đặc trị viêm gan B

5 năm CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI cho đến khi dùng Bảo nam Ích can thang chữa viêm gan B

“Tôi là nạn nhân của bệnh viêm gan B đã 5 năm, từng khốn đốn vì bệnh tật, đi làm...

Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Bị viêm gan B mạn tính sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong giai...

Đi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo quy...

Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm viêm gan là thủ thuật do các hóa chất khác nhau trong máu do gan sản sinh ra...

Bệnh Viêm Gan A Có Chữa Được Không? (Cập Nhật)

Viêm gan A là bệnh lý thường gặp, có khả năng truyền nhiễm cho người khác hoặc tiến triển thành...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.