Viêm Amidan không sốt – Những điều bệnh nhân cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm amidan không sốt thường là biểu hiện của bệnh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở amidan.

Viêm Amidan không sốt
Viêm Amidan không sốt, nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây viêm amidan không sốt

Bệnh thành chủ yếu là do các yếu tố sau:

  • Dị ứng: Dị ứng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường hô hấp trên, bao gồm cả amidan. Khi mắc bệnh, trẻ thường không bị sốt nhưng lại gặp các triệu chứng như nổi ban da, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược thường xuyên chính là nguyên nhân tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan nhưng không gây sốt và các bệnh hầu họng khác
  • Ung thư amidan: Viêm amidan nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan. Ở giai đoạn đầu ung thư, bệnh thường không gây đau hay xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Sức đề kháng suy yếu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công cơ thể. Khi đó, vi rút rhinovirus sẽ xâm nhập vào vùng niêm mạc hầu họng và gây sưng, viêm ở amidan, vòm họng.

→Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Nguyên nhân viêm amidan không sốt
Viêm amidan không sốt có thể là do dị ứng phấn hoa

Viêm amidan không sốt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm amidan là bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 4 – 10. Một khi amidan khởi phát, trẻ thường gặp phải triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu và có thể kèm theo các biểu hiện như của viêm mũi hoặc chảy nước mũi,… Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà viêm amidan ở trẻ sẽ xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Cụ thể, có trẻ sẽ bị sốt cao nhưng cũng có trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt.

Thông thường, các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm amidan không sốt thường do bệnh ở mức độ nhẹ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng. Chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước và chữa bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ y khoa.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm amidan không gây sốt nhưng kèm theo biểu hiện amidan sưng to, khó thở hoặc chán ăn, sụt cân,… bố mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để thăm khám. Bởi đây có thể là dấu cảnh báo bệnh ung thư amidan. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn sang các bộ phận khác, làm tăng nguy cơ tử vong.

Cách xử lý viêm amidan không sốt tại nhà

Viêm amidan không gây sốt thường biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ. Do đó, bệnh thường sẽ tự thuyên giảm sau đó vài ngày. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng và giúp trẻ mau bình phục, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây để cải thiện bệnh cho trẻ.

1. Điều trị viêm amidan không sốt bằng mẹo dân gian

+ Chữa viêm amidan bằng nước ấm mật ong

Một trong những cách làm giảm viêm amidan nhưng không sốt tại nhà là cho trẻ uống nước ấm mật ong mỗi ngày trước khi đi ngủ. Hơi nước ấm sẽ giúp kích thích các vi mạch máu ở niêm mạc họng và amidan giãn nở, làm giảm sưng viêm.

Nước mật ong giúp giảm kích thích cổ họng, tăng cường sức đề kháng. Quan trọng hơn, mật ong còn có tác dụng xoa dịu và làm lành tổn thương ở niêm mạc amidan và họng. Do đó, thường xuyên sử dụng sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh.

Cách chữa viêm amidan không sốt bằng nước ấm mật ong rất đơn giản và dễ làm. Các mẹ chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất hòa tan trong cốc nước ấm và cho con uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc cũng có thể cho trẻ uống khi bé cảm thấy khó chịu hoặc đau ở vòm họng.

Điều trị viêm amidan không sốt
Nước ấm mật ong giúp chữa viêm amidan không sốt

+ Tinh bột nghệ trị viêm amidan không sốt

Nghệ có khả năng kháng viêm và chống khuẩn khá tốt. Do đó, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng viêm amidan không sốt cho bé.

+ Cách thực hiện:

  • Cách 1: Có thể hòa tan 1/2 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào cốc sữa ấm và cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Nguyên liệu tự nhiên này sẽ giúp làm lành và cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở vòm hầu họng.
  • Cách 2: Hòa tan 1/2 muỗng tinh bột nghệ vào cốc nước muối ấm và cho trẻ súc miệng. Cách làm này giúp giảm sưng và đau.

+ Uống nước chanh chữa viêm amidan không sốt

Chanh chứa lượng lớn vitamin C và các acid amin khác, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, để nâng cao sức đề kháng ở trẻ, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, cha mẹ nên cho bé uống 1 – 2 cốc nước chanh mỗi ngày.

+ Cách làm:

  • Cách 1: Có thể ngâm 1 – 2 lát chanh mỏng trong cốc sữa ấm của bé để giúp giảm nhanh triệu chứng viêm và sưng đau do amidan gây nên
  • Cách 2: Vắt một ít chanh vào cốc nước ấm, thêm một ít đường và muối, hòa tan đều và cho trẻ uống

2. Chữa viêm amidan không sốt bằng thuốc Tây

Trong trường hợp áp dụng các mẹo dân gian nêu trên nhưng không mang lại kết quả, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám. Dựa vào biểu hiện lâm sàng cùng các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc Tây thường được bác sĩ kê đơn cho trẻ:

  • Thuốc giảm đau: Bao gồm thuốc Acetaminophen, Ibuprofen và Diclofenac,… Các thuốc này có tác dụng giảm đau và sưng nhức do viêm amidan gây nên.
  • Thuốc trị long đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng đờm, từ đó tống xuất ra ngoài dễ dàng. Trong trường hợp amidan gây ứ đọng đờm, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc long đờm thường dùng như Acetylcystein, Ambroxol hoặc Carbocisteine,… để cải thiện bệnh ở trẻ
  • Thuốc chữa ho: Để cải thiện tình trạng ho do viêm amidan gây nên, bác sĩ thường kê cho bé dùng các loại thuốc chữa ho như Dextromethorphan, Codein, Toplexin, Alimemazin,…

Lưu ý: Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn. Không nên cho bé uống ít hoặc quá liều để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.

Cách phòng tránh viêm amidan không sốt ở trẻ

Để phòng tránh viêm amidan ở trẻ tái phát trở lại, cha mẹ nên chú ý các phương pháp sau:

  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường hoặc đến những nơi ô nhiễm, khói bụi nhiều
  • Hướng dẫn và tập cho con có thói quen vệ sinh tay chân trước và sau khi ăn
  • Giữ ẩm cơ thể cho bé, nhất là vùng ngực, cổ và chân tay mỗi khi thời tiết chuyển lạnh
  • Khuyến khích bé tích cực luyện tập thể dục thể thao
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho bé
  • Không cho con uống hoặc sử dụng thức ăn lạnh

Viêm amidan không sốt ở trẻ nếu biết cách chăm sóc tốt, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh sau đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh kèm theo các biểu hiện nghi ngờ khác, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

sưng amidan không đau

Bị sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì?

Tình trạng sưng amidan thường kèm theo triệu chứng đau rát rất khó chịu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp,...

Các biến chứng sau cắt amidan có thể gặp và phòng ngừa

Phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp tương đối đơn giản, an toàn nhưng cũng có thể tiềm ẩn...

Các thuốc trị viêm amidan hiện nay và lưu ý khi dùng

Dùng thuốc trị viêm amidan là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết các trường...

Thông tin về bệnh bệnh viêm amidan và cách điều trị

Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng của amidan họng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 4 - 7...

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y và lưu ý

Các bài thuốc chữa viêm amidan bằng Đông y tương đối lành tính nên được lưu truyền và áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *