Chảy máu mũi vào ban đêm và cách xử lý đúng đắn

Tình trạng chảy máu mũi vào ban đêm có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của mũi mà còn tác động xấu đến tính mạng của người bệnh. Trong khi việc kiểm soát căn bệnh này sẽ khá đơn giản nếu được tiến hành sớm. 

Chảy máu mũi vào ban đêm
Đừng chủ quan khi bị chảy máu mũi vào ban đêm

Nguyên nhân gây chảy máu mũi vào ban đêm

Cũng giống như chảy máu mũi vào ban ngày, hiện tượng chảy máu mũi vào ban đêm xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến những nguyên nhân sau:

1/ Niêm mạc mũi bị khô

Có rất nhiều lý do có thể làm cho niêm mạc mũi của bạn bị khô, bao gồm cả sự thiếu hụt dinh dưỡng. Lúc này da ở niêm mạc mũi bị nứt nẻ và chảy máu. Đồng thời bộ phận này cũng rất dễ bị kích thích và chảy máu.

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên:

  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm, nhất là vào mùa lạnh. Điều này giúp tăng độ ẩm trong phòng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để xịt mũi trước khi đi ngủ để giữ được độ ẩm cần thiết cho mũi.
  • Dùng kem dưỡng ẩm như Vaseline, Neosporin vào bên trong mũi để dưỡng ẩm.

2/ Thường xuyên cho tay vào trong mũi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu mũi vào ban đêm rất hay gặp. Việc đưa ngón tay vào trong mũi (hay gặp ở trẻ nhỏ) có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc mũi.

nguyên nhân chảy máu mũi vào ban đêm
Ngoáy mũi có thể gây chảy máu mũi vào ban đêm

Bạn nên:

  • Dùng khăn giấy, thay vì dùng tay mỗi lần hắt hơi
  • Cho bé đeo găng tay để không thể đưa ngón tay vào mũi.
  • Vệ sinh tay chân thật sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tấn công mũi
  • Cắt móng tay thường xuyên, không để quá dài có thể tấn công niêm mạc mũi.

3/ Sự thay đổi của khí hậu

Người bệnh có xu hướng bị chảy máu mũi vào buổi tối nhiều vào những tháng mùa đông. Không khí khô có thể làm mấy độ ẩm ở niêm mạc mũi, làm mũi bị nứt và chảy máu.

Biện pháp dùng máy tạo độ ẩm, kết hợp với bổ sung độ ẩm cho niêm mạc mũi là điều mà bạn cần phải áp dụng thường xuyên.

→Xem thêm: Tìm hiểu về chứng viêm mũi dị ứng chảy máu cam

4/ Dị ứng

Ngoài triệu chứng trên da thì khi bị dị ứng, người bệnh thường hay bị sổ mũi, hắt hơi và chảy nước mắt. Tình trạng này có thể làm cho mũi của bạn bị chảy máu.

lý do chảy máu mũi vào ban đêm
Dị ứng có thể gây chảy máu mũi vào ban đêm

Mũi bị chảy máu vào ban đêm khi bị dị ứng là do:

  • Mũi lúc này hay bị ngứa nên bạn có phản xạ gãi để làm hỏng các mao mạch máu.
  • Hiện tượng hắt hơi liên tục có thể làm vỡ các mạch máu bên trong.
  • Dùng thuốc xịt mũi steroid cũng như các thuốc điều trị dị ứng có thể làm niêm mạc mũi bị khô và chảy máu.

Lúc này bạn nên:

  • Đừng hắt hơi quá mạnh mà hãy thật nhẹ nhàng.
  • Thay thế nước xịt mũi steroid bằng dung dịch vệ sinh mũi khác. Chẳng hạn như nước muối sinh lý để tăng độ ẩm cho niêm mạc mũi
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng như: phấn hoa, nấm mốc, lông thú nuôi…

5/ Bị nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này dễ làm cho mũi bị tổn thương và chảy máu. Khi bị cảm cũng hay hắt hơi liên tục nên dễ gây chảy máu mũi.

nguyên nhân gây bệnh chảy máu mũi vào ban đêm
Cảm cúm có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu mũi vào buổi tối

Lúc này bạn nên:

  • Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi làm sạch chất nhầy trong mũi
  • Uống nhiều nước để làm lỏng chất nhầy trong mũi cũng như đờm trong cổ họng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có cơ hội phục hồi.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu bệnh do vi khuẩn gây nên.

6/ Tiếp xúc với hóa chất

Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi cũng ít nhiều làm tổn thương niêm mạc mũi và làm mũi chảy máu. Trong đó cũng không thể không nhắc đến tác hại của khói thuốc lá.

7/ Sử dụng rượu thường xuyên

Người thường xuyên uống rượu có nguy cơ bị chảy máu mũi ban đêm nhiều hơn những người khác. Đó là do chất cồn trong rượu làm rối loạn tiểu cầu trong máu, làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu. Ngoài ra, rượu có thể làm cho những tổn thương trong khoang mũi ngày càng nghiêm trọng hơn.

lý do dẫn đến chảy máu mũi vào ban đêm
Dùng nhiều rượu cũng dễ gây chảy máu mũi vào ban đêm

8/ Dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể tác động đến quá trình đông tụ của máu và làm cho hiện tượng chảy máu mũi xuất hiện thường xuyên. Chúng ta không thể không nhắc đến các loại thuốc sau:

  • Thuốc làm loãng máu, thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống viêm không steroid: aspirin, ibuprofen…

Cách xử lý khi bị chảy máu mũi vào ban đêm

Nếu máu chảy quá nhiều và quá lâu sẽ dễ dẫn đến mất máu và làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, viêc áp dụng các biện pháp điều trị là hết sức cần thiết. Cụ thể bạn nên:

# Cách cầm máu ngay lập tức

  • Ngồi hoặc đứng thẳng dậy, đầu hơi nghiêng về phía trước. Chú ý đừng nghiêng đầu lại có thể làm cho máu chảy xuống cổ họng.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc vải sạch bịt hai bên cánh mũi lại rồi giữ từ 5 đến 15 phút.
  • Bạn cũng nên đặt một túi đá lên sống mũi để giúp cầm máu nhanh hơn.
khắc phục chảy máu mũi vào ban đêm
Áp dụng cách cầm máu ngay tại nhà

Nếu sau khi áp dụng những điều trên sau 15 phút mà vẫn không đỡ thì bạn nên lặp lại một lần nữa. Đồng thời gọi ngay cho cấp cứu để hạn chế tình huống xấu có thể xảy ra.

# Đến gặp bác sĩ ngay

Nếu bị chảy máu mũi vào ban đêm kéo dài hơn 1 tuần hoặc không thể cầm máu thì nên tới gặp bác sĩ sớm.

điều trị chảy máu mũi vào ban đêm
Cần phải tới gặp bác sĩ nếu chảy máu mũi vào ban đêm xảy ra quá nhiều và không thể cầm máu

Cụ thể, bạn nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Chảy máu nhiều và sau 30 phút vẫn không thể cầm máu.
  • Có dấu hiệu xanh xao, chóng mặt hoặc mệt mỏi.
  • Chảy máu mũi là do chấn thương hoặc do phẫu thuật

Bác sĩ hay dùng thuốc: warfarin, dabigatran, clopidogrel, fondaparinux… để cầm máu. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, có thể gây ra nhiều trường hợp nguy hiểm.

Biện pháp phòng chống chảy máu mũi vào buổi tối

Tình trạng chảy máu mũi vào buổi tối hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:

  • Không dùng tay ngoáy mũi
  • Không hút thuốc
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà.
  • Thường xuyên thoa gel giữ ẩm cho mũi trước khi đi ngủ.
  • Tránh xa khói bụi và hóa chất có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Uống nước thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học để gia tăng sức đề kháng.

Bạn đừng quá lo lắng khi bị chảy máu vào buổi tối vì bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị được nếu xác định đúng nguyên nhân cũng như cách chữa trị. Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng xuất hiện quá thường xuyên để được chẩn đoán và tư vấn cách chữa trị bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tưởng khó nhưng lại dễ

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi không khó thực hiện. Ngoài việc ăn tỏi sống, bạn có thể...

Trẻ bị viêm amidan và ho nhiều phải làm sao?

Khi trẻ bị viêm amidan các khối amidan sẽ sưng đỏ và gây ra các triệu chứng rất khó chịu...

Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng

Thuốc xịt mũi trị viêm xoang là những loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm tại chỗ, giúp...

Rượu tỏi chữa viêm xoang – Làm đúng cách mới hiệu quả

Rượu tỏi chữa viêm xoang là bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến và tin tưởng áp dụng....

Bài thuốc chữa viêm họng từ quả trám theo kinh nghiệm dân gian

Các bài thuốc chữa viêm họng từ quả trám có thể kể tên như cao quả trám, nước trám và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *