Mách bạn các biện pháp giảm áp lực xoang tại nhà
Áp lực xoang gây ra nhiều khó chịu như đau đầu, nhức mắt… Bên cạnh các loại thuốc thì có một số biện pháp tại nhà sẽ giúp làm giảm áp lực xoang và tăng tốc độ phục hồi của bệnh.
Áp lực xoang là gì?
Xoang là những hốc rỗng bên trong hộp sọ, chứa đầy không khí. Nếu vách ngăn trong khoang mũi bị viêm hoặc sưng sẽ ngăn chặn sự chuyển động của luồng không khí và chất nhầy trong xoang. Từ đó, chất nhầy tích tụ bịt kín đường đi của không khí gây nên áp lực xoang. Dị ứng theo mùa và cảm lạnh thông thường là những nguyên nhân phổ biến nhất gây áp lực xoang.
7 biện pháp giảm áp lực xoang tại nhà
Bên cạnh những cách điều trị áp lực xoang bằng thuốc thì một số biện pháp điều trị tại nhà sẽ giúp giảm triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi.
1. Hơi nước
Không khí khô hoặc xoang bị khô có thể làm tăng áp lực xoang khiến các triệu chứng đau đầu xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Bổ sung độ ẩm cho không khí trong nhà có thể giúp làm ẩm đường thông xoang, làm lỏng chất nhầy dày trong đường mũi. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước nóng và hít hơi nước.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm dầu khuynh diệp vào bồn tắm. Bởi trong dầu khuynh diệp có chứa cineole, một thành phần giúp làm tăng tốc độ chữa lành viêm xoang cấp tính. Nó cũng có công dụng giảm nghẹt mũi và làm sạch chất nhầy.
2. Nước muối
Dung dịch nước muối có thể làm thông mũi, tăng độ ẩm và làm giảm áp lực xoang. Bạn có thể mua dung dịch nước muối ở nhà thuốc hoặc tự làm tại nhà. Để thực hiện dung dịch nước muối tại nhà, bạn hãy kết hợp 0.5 lít nước sạch với ¼ muỗng cà phê banking soda và ¼ muỗng cà phê muối. Đem đựng trong bình sạch, mỗi ngày phun nước muối vào trong lỗ mũi 2-3 lần.
Hoặc bạn có thể mua bình neti ở hiệu thuốc, công dụng của nó là giúp rửa mũi, giữ ẩm cho màng nhầy và giảm áp lực trong xoang. Cách sử dụng bình neti rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Rửa tay sạch sẽ
- Nghiêng đầu sang một bên
- Nhẹ nhàng chèn vòi của bình vào lỗ mũi
- Đổ nước vào lỗ mũi để nước chảy từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia.
- Lặp lại quá trình này với mũi bên kia
3. Nghỉ ngơi
Giấc ngủ ngon có thể giảm áp lực xoang, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Bởi giấc ngủ kích thích não giải phóng hormone khuyến khích phát triển mô. Hơn nữa, khi bạn nghỉ ngơi cơ thể sẽ tạo ra nhiều bạch cầu để tấn công virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nên lưu ý là hạn chế uống quá nhiều chất kích thích trước khi ngủ.
Đồng thời, cách bạn ngủ cũng rất quan trọng trong quá trình làm giảm áp lực xoang. Nằm thẳng có thể làm tăng sự tích tụ chất nhầy trong đường mũi, tăng áp lực xoang và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất là bạn nên gối đầu cao để ngăn ngừa sự tích tụ chất nhầy và giúp thở thoải mái hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu chứng đau đầu do xoang và cách điều trị
4. Hydrat hóa
Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến cho xoang của bạn bị khô, tăng áp lực lên xoang. Do đó, bạn nên uống nhiều nước hơn vì chất lỏng có thể làm giảm tắc nghẽn xoang. Bên cạnh nước thì bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua một số loại thực phẩm như:
- Súp
- Trà
- Nước trái cây
- Rau
5. Thư giãn
Áp lực xoang có thể khiến bạn cảm thấy bị áp lực ở đầu, mặt và cổ. Liệu pháp phản hồi sinh học giúp bạn kiểm soát các chức năng của cơ thể, nhờ đó có thể giảm được những triệu chứng này. Phương pháp này với sự kết hợp giữa các bài tập thở sâu, thiền, yoga đã được chứng minh có thể giúp làm giảm đau đầu, áp lực do nhiễm trùng xoang.
6. Tinh dầu
Tinh dầu là một loại dầu tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Viện viêm xoan Mỹ đã khuyên bạn sử dụng một số loại tinh dầu để làm giảm áp lực xoang như:
- Tinh dầu bạc hà
- Tinh dầu chanh
- Tinh dầu trà
- Tinh dầu khuynh diệp
- Tinh dầu trầm hương
- Tinh dầu hương thảo
Bạn có thể thêm tinh dầu vào máy khuếch tán hoặc nước nóng rồi hít hơi nước vào mũi.
7. Tập thể dục
Tương tự như yoga, tập thể dục có thể giúp bạn giảm áp lực xoang bởi làm tăng lưu thông máu, giảm nghẹt mũi. Mặc dù việc tập thể dục có thể không thoải mái khi tập thể dục nhưng nó sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và làm tăng tốc độ phục hồi.
Trên đây là một số cách để giảm áp lực xoang tại nhà mà bạn có thể xem xét áp dụng. Trong trường hợp, các triệu chứng đau nhức, đau đầu do áp lực xoang gây ra vẫn không được cải thiện thì người bệnh nên thông báo cho bác sĩ. Vì khi đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang cấp và mãn tính, bạn đọc tuyệt đối không nên chủ quan.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cách chữa viêm xoang bằng thuốc Nam, cây cỏ quanh nhà
- Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!