Mắc bệnh vảy nến có ăn được thịt gà không?
Bệnh nhân vảy nến nên tránh ăn thịt gà và những loại thực phẩm giàu protein khác. Các loại thực phẩm này khiến da dễ bị dị ứng, có thể khiến bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị vảy nến có ăn được thịt gà không?
Vảy nến là một căn bệnh mãn tính ở ngoài da. Theo nhiều chuyên gia y tế, nguyên nhân hình thành vảy nến là do: Hệ miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến tế bào da sản sinh và bị chết đi nhanh chóng, gây ra bong tróc da. Hiện tượng bong tróc da ấy được gọi là vảy nến.
Một số triệu chứng cho biết bạn đã bị mắc bệnh vảy nến là:
- Da ửng đỏ, có dấu hiệu bị tổn thương;
- Da sần sùi, bong tróc vảy màu trắng, màu bạc;
- Da dễ bị nứt, chảy máu;
- Da có biểu hiện viêm sưng.
Bệnh vảy nến không phải do virus gây ra. Người bệnh bị mắc chứng hệ miễn dịch rối loạn là do nhận di truyền từ các thế hệ đi trước trong gia đình.
Đối với căn bệnh vảy nến này, người bệnh cần có sự lựa chọn trong việc dùng các loại thực phẩm. Vậy bị vảy nến có ăn được thịt gà không? Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh vảy nến không nên ăn thịt gà vì thịt gà là thực phẩm chứa nhiều protein, dễ gây dị ứng ngoài da.
Bên cạnh thịt gà, người bệnh vảy nến cũng cần tránh các loại thực phẩm có mùi tanh và chứa nhiều protein khác như trứng, xúc xích, cua, ghẹ, tôm, măng, cà, thức ăn đóng hộp,…
Vậy, người mắc bệnh vảy nến nên ăn gì? Người mắc bệnh vảy nến nên ăn các loại thức ăn giàu omega-3, vitamin E, collagen, axit folic, kẽm,…
Một số gợi ý thực phẩm dành cho người bệnh vảy nến như sau:
- Thực phẩm giàu omega-3: chủ yếu có trong cá biển như cá hồi, cá saba, cá thu, vừng đen;
- Thực phẩm giàu axit folic: bông cảnh xanh, các loại rau củ tươi, trái cây;
- Thực phẩm giàu kẽm: Lươn, ngao, sò, các loại hải sản,… Tuy nhiên, nếu người bệnh dị ứng với hải sản cần thận trọng trong việc tiêu thụ chúng.
Một số loại thực phẩm người bệnh vảy nến cần tránh đó là: các loại thức ăn nhiều chất béo (đồ ngọt, sữa, bơ, thức ăn chiên xào, chocolate,…), thức ăn có vị cay nóng (tiêu, ớt,), thức ăn mặn, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, xúc xích, trứng,…
Xem chi tiết: Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?
Những biện pháp cải thiện bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến không có thuốc đặc trị, không thể điều trị dứt điểm. Y học chỉ có thể can thiệp, ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp bệnh trở nên lành tính và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Một số biện pháp giúp cải thiện bệnh vảy nến là:
1. Dùng thuốc
Người bệnh vảy nến cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc để phòng ngừa dị ứng, phát bệnh toàn thân. Người bệnh cũng được chỉ định dùng một số loại thuốc bôi tại chỗ. Kem bôi, gel bôi ngoài da sẽ có tác dụng hạn chế da bị bong vảy, giúp giảm ngứa, rát, phòng chống viêm tại chỗ,…
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh vảy nến cũng có thể dùng thuốc Nam để điều trị bệnh. Những bài thuốc Nam thường có tác dụng mát gan, giải độc, giúp làm đẹp da, giảm ngứa rát, tăng cường sức đề kháng, sinh tân dịch, bồi bổ cơ thể,…
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu dùng thuốc Nam, người bệnh cần đến gặp bác sĩ y học cổ truyền hoặc những vị lương y uy tín để được hướng dẫn các công thức chế biến thuốc. Không nên tự ý thực hiện theo những bài thuốc truyền miệng, bởi vì có thể sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Bỏ túi: 6 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà
2. Sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc dùng thuốc và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng là một cách giúp cải thiện bệnh vảy nến. Lối sống lành mạnh còn giúp người bệnh ngăn chặn bệnh tái phát và phát triển mạnh hơn.
Bệnh nhân cần thực hiện những biện pháp sau:
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Nên lựa chọn loại trang phục có chất liệu thoáng mát, hút ẩm;
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Không nên thức khuya;
- Ngủ đủ giấc;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh stress;
- Tránh xa các loại thức uống như bia, rượu, nước ngọt có gas, cà phê;
- Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá,…
- Ăn uống đúng giờ, điều độ;
- Tăng cường vận động giúp xương khớp dẻo dai, máu được tuần hoàn tốt,… giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường;
- Duy trì tập thể dục, chơi thể thao, tập yoga;
- Uống nước đầy đủ hàng ngày;
- Tắm gội mỗi ngày giúp loại bỏ tế bào chết ở da, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tiềm tàng trên cơ thể;
- Thay quần áo hàng ngày, giặt và phơi ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời;
- Thường xuyên giặt chăn màn, ga giường,…;
- Thận trọng trong việc lựa chọn xà phòng tắm, sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm… Ưu tiên chọn dùng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, được kiểm định an toàn chất lượng, không gây hại cho da, không gây kích ứng da,…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, phương pháp chữa trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng
- Lưu ngay 7 món ăn cho người bị vảy nến cực tốt nên thử
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!