Bệnh zona thần kinh có tái phát không? Phải làm sao?

Bệnh zona thần kinh là một dạng tổn thương da cấp tính, gây ra bởi virus varicella zoster. Sau thời gian bùng phát, bệnh hiếm khi tái phát ở những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên có khoảng 6.2% trường hợp có tình trạng tái phát trở lại.

zona thần kinh có tái phát không
Bệnh zona thần kinh có tái phát không?

Bệnh zona thần kinh có tái phát không?

Zona thần kinh là bệnh lý hình thành do nhiễm virus Varicella zoster. Virus này gây bệnh thủy đậu trước khi làm phát sinh zona thần kinh.

Khi điều trị thủy đậu, virus không được tiêu diệt hoàn toàn mà sẽ tồn tại dọc theo các dây thần kinh dưới dạng không hoạt động. Đến khi có môi trường thuận lợi, virus sẽ bùng phát và tái hoạt động trở lại.

Zona khiến da đỏ, nóng rát và đặc trưng bởi những nốt mụn nước khu trú tại một vị trí. Các mụn nước này gây ngứa râm ran rồi gây đau khi bị vỡ ra.

Zona thần kinh thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và hiếm khi tái phát trở lại. Sau khi tiến hành điều trị, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng nguyên để đối kháng với loại virus này. Do đó bệnh rất hiếm khi tái phát ở những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh.

zona thần kinh có tái phát không
Người có hệ miễn dịch suy giảm có nguy cơ cao tái phát bệnh zona thần kinh

Tuy nhiên vẫn có khoảng 6.2% trường hợp tái phát zona. Những trường hợp này đều có hệ miễn dịch suy yếu và không ổn định, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch (mắc bệnh lao hoặc nhiễm HIV/AIDS).

Cách phòng ngừa zona thần kinh tái phát

Tình trạng zona tái phát nhiều lần có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến tê liệt khả năng dẫn truyền cảm giác. Chính vì vậy những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng.

zona thần kinh có tái phát không
Chủ động tiêm vacxin ngừa bệnh zona nhằm hạn chế tình trạng tái phát

Phòng ngừa bệnh zona tái phát với các biện pháp sau:

  • Với trẻ nhỏ, cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh thủy đậu hoặc zona. Bên cạnh đó nên tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng như bến xe, bệnh viện,… khi không cần thiết.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, virus sẽ bị kìm hãm và hiếm có cơ hội tái phát bệnh.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên nhằm tăng cường mức độ chống chịu của cơ thể với hoạt động của các virus gây bệnh.
  • Tiến hành tiêm vacxin phòng ngừa zona cho người cao tuổi.
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nên tuân thủ điều trị để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Tránh để cơ thể mệt mỏi và căng thẳng. Đây là một trong những điều kiện khiến virus hoạt động trở lại.
  • Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Nếu không tiến hành phòng ngừa, zona thần kinh sẽ có xu hướng tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng vĩnh viễn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Cách chăm sóc và lưu ý khi bị zona thần kinh ở miệng

Zona thần kinh ở miệng là thuật ngữ chỉ hiện tượng nhiễm trùng virus varicella-zoster. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phát ban và mụn nước xung quang miệng. Điều...

Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?

Bệnh zona thần kinh là một dạng viêm da xảy ra do sự tác động của virus thần kinh Varicella...

Top Các Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Zona Thần Kinh Hiệu Quả An Toàn

Dung dịch sát trùng, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ,...  là một trong những loại thuốc bôi...

10 địa chỉ khám chữa bệnh zona thần kinh tốt nhất

Bệnh zona thần kinh là một trong những bệnh lý về da mà người bệnh không được xem nhẹ. Bởi...

Zona thần kinh có tự khỏi không ? Bao lâu thì khỏi ?

Tổn thương da do bệnh zona thần kinh có thể tự khỏi sau khoảng 2 – 4 tuần. Tuy nhiên...

bị zona thần kinh ở môi

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *