3 Mẹo chữa tổ đỉa bằng rau răm giúp giảm ngứa hiệu quả
Ngứa ngáy thật khó chịu bởi căn bệnh tổ đỉa mang lại, bạn bị tự ti khi tiếp xúc với mọi người và đang tìm cách điều trị căn bệnh này. Chữa tổ đỉa bằng rau răm trong các bài thuốc dân gian tại sao không, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn dễ kiếm và dễ thực hiện tại nhà.
Công dụng của rau răm trong việc điều trị tổ đỉa
Rau răm không chỉ được biết đến là một loại rau được sử dụng trong ẩm thực Việt Nam được các du khách trong và ngoài yêu thích mà còn được biết đến là một dược liệu để chữa các bệnh lý ở người, điển hình là chữa bệnh tổ đỉa.
Rau răm là loài cây thuộc thân thảo, thân cây có thể cao từ 15 – 30cm khi trưởng thành. Lá có màu lục sẫm. Rau răm có vị cay nồng, tính ấm, hầu như không chứa bất kỳ các độc tố nào.
Trong Y học cổ truyền, ngoài việc sử dụng rau răm để điều trị tổ đỉa còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh phổ biến khác như: trị mụn, hắc lào, rối loạn tiêu hóa, trị ghẻ lở, chướng bụng, trị bệnh trĩ, đau bụng lạnh, chữa rắn cắn,…
Xem thêm: 5 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả
3 Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm hiệu quả, dễ làm tại nhà
Nếu bạn đang điều trị bệnh tổ đỉa bằng nhiều phương pháp mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy áp dụng các mẹo sử dụng rau răm dưới đây để hỗ trợ trị tổ đỉa cho cả người lớn và trẻ em. Thật dễ dàng để tìm mua rau răm tại các sạp rau ngoài chợ với giá cả khá rẻ. Cách thực hiện cực đơn giản mà bạn có thể áp dụng và thực hiện ngay tại nhà.
1. Chữa tổ đỉa chỉ bằng rau răm tươi
Nguyên liệu:
- 1 nắm rau răm tươi
Chuẩn bị:
- Rau răm cần được rửa sạch và để ráo trước khi chế biến
- Giã nát tất cả rau răm chuẩn bị được
Thực hiện:
- Vệ sinh vùng da bị tổ thương bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch
- Thoa một lớp rau răm giã nát lên vùng bị tổ đỉa và giữ nguyên trong thời gian khoảng 30 phút
- Sau đó rửa sạch bằng nước và lau khô
Thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
2. Chữa tổ địa bằng rau răm và lá trầu không
Lá trầu không hay còn gọi là lá trầu có tính kháng khuẩn rất cao nếu thực hiện đúng cách. Việc kết hợp sử dụng rau răm và lá trầu không chữa tổ đỉa giúp cho người bệnh tránh khỏi các cơn ngứa và các triệu chứng khác về bệnh ngoài da.
Nguyên liệu:
- Rau răm
- Lá trầu không (hay còn gọi là lá trầu)
- 2 lít nước
Chuẩn bị:
- Sử dụng rau răm và lá trầu không theo tỷ lệ 1:1, rửa sạch với nước muối pha loãng
- Đun sôi nước cùng với rau răm và lá trầu không khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp
Thực hiện:
- Đổ nước vào thau lớn vừa với kích thước với tay hoặc chân bị tổn thương
- Chờ nước nguội bớt thù dùng để ngâm tay hoặc chân bị tổ đỉa. Trong lúc ngâm, bệnh nhân có thể massage nhẹ nhàng vùng da bị tổ đỉa
- Rau khô lại bằng khăn sạch
Bệnh nhân cần thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần, vào sáng sớm hoặc mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Tham khảo thêm: 4 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả, lành tính
3. Chữa tổ đỉa bằng rau răm và muối biển
Muối biển có tính sát khuẩn rất cao, bên cạnh đó kết hợp với rau răm giúp làm giảm các cơn ngứa, tránh các vi khuẩn và nấm phát triển.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau răm
- 3 thìa muối biển
Chuẩn bị:
- Lặt bỏ cành, chỉ lấy lá rồi đem rửa sạch.
- Đem xay nguyễn hỗn hợp rau răm và muối đến độ sền sệt nhất định.
Thực hiện:
- Vệ sinh sạch vùng bị tổ đỉa bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch
- Thoa một lượng hỗn hợp vừa xay vào vùng bị tổn thương, có thể kết hợp với massage nhẹ nhàng, sau đó rửa sạch bằng nước
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ
Bạn có thể điều chỉnh lượng muối sao cho phù hợp với tình trạng bệnh tình của từng đối tượng.
Một số lưu ý khi sử dụng rau răm để chữa tổ đỉa
Khi sử dụng rau răm làm dược liệu điều trị bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Không sử dụng cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong rau răm.
- Vì là bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu có sẵn trong thiên nhiên không có tác dụng nhanh bằng thuốc đặc hiệu nhưng mang lại mức độ an toàn cao, buộc người bệnh phải kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài và cần phải liên tục.
- Đối với vùng da bị tổn thương, không được gãi, hoặc dùng các vật dụng chọt vào, làm vỡ các bỏng nước,… tạo điều kiện phát tán bệnh.
- Tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa,… nếu làm những công việc tiếp xúc với các chất này thì cần phải đeo băng tay cao su, tránh vi khuẩn và nấm phát triển.
- Bệnh nhân cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa, không được tiếp xúc nước quá lâu và cần lau sạch bằng khăn khô, phòng ngăn ngừa lây nhiễm.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh sử dụng các loại thực phẩm gây ngứa.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các mẹo sử dụng rau răm để điều trị vùng da bị tổn thương bởi tổ đỉa. Rau răm là dược liệu thiên nhiên lành tính, không ẩn chứa bất bì các độc tố nào, có thể giúp cải thiện được các tình trạng ngứa do bệnh tổ đỉa mang lại. Tuy nhiên, người bệnh không được lạm dụng rau răm để thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị chữa bệnh tổ đỉa. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc nhân viên y tế chuyên môn để được giúp đỡ.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Bất Ngờ
- Mẹo Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Bàng Có Hiệu Quả Không?
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!