Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? Việc kết hợp phương pháp chữa trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp có thể giúp bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh á sừng. 

Người bị á sừng nên ăn gì?

Những loại thực phẩm người bị bệnh á sừng nên ăn gồm:

1. Mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất rất giàu chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bởi trong loại nguyên liệu thiên nhiên này chứa một lượng lớn vitamin (vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, vitamin E) cùng các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên.

Đối với bệnh á sừng, mật ong nguyên chất giúp người nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng, dưỡng ẩm da, hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên bề mặt da. Đồng thời, cải thiện ngứa ngáy, hạn chế nứt nẻ và chảy máu.

Cần lưu ý tránh thêm mật ong nguyên chất vào chế độ ăn uống cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi, người bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, giãn tĩnh mạch dưới da hoặc bị tiểu đường.

2. Các loại cá béo

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng những người bị á sừng nên thêm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu… vào chế độ dinh dưỡng. Bạn nên ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần để cải thiện bệnh lý và nâng cao thể trạng.

Ăn cá trị á sừng
Thực phẩm kháng viêm, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da, á sừng – Cá béo

Trong các loại cá này chứa một lượng lớn axit  béo omega-3. Đây là loại axit béo có lợi, cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và kích thích sản sinh tế bào da mới. Nhờ hàm lượng chất kháng viêm tự nhiên, giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng da, giảm bong tróc và khô nứt.

3. Ngũ cốc nguyên cám

Những người đang trong thời gian điều trị bệnh á sừng nên thay thế cơm bằng ngũ cốc nguyên cám từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Một số thành phẩm của ngũ cốc nguyên cám như bánh mì, yến mạch hay ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao. Bên cạnh đó loại thực phẩm này còn giàu protein và axit béo omega-3.

=> THAM KHẢO NGAY: Gợi Ý 12 Cách Trị Á Sừng Tại Nhà Ai Cũng Có Thể Áp Dụng

3. Rau củ quả tươi

Rau củ quả là một trong những loại thực phẩm người bị á sừng nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Đây là nhóm thực phẩm chứa một hàm lượng lớn chất xơ, đa dạng vitamin và khoáng chất. Việc thường xuyên ăn rau củ quả tươi giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, ngứa, tăng cường tái tạo tế bào da bị tổn thương, kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh á sừng .

Các loại nên sử dụng:

  • Súp lơ xanh
  • Rau ngót
  • Bí đỏ
  • Rau bina
  • Cà chua
  • Bắp cải
  • Tía tô
  • Cà rốt
  • Hẹ
  • Rau cải…

Các loại rau nên được rửa sạch và nấu chín trước khi sử dụng bằng cách luộc, hấp, nấu canh. Không nên chiên xào vì sẽ dung nạp một lượng lớn chất béo không tốt cho cơ thể.

5. Các loại hạt

Hạnh nhân, mè đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, hạt óc chó, hạt cải, hạt lanh… đều là những loại hạt mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt hàm lượng axit béo omega-3 trong những loại hạt này tương đương với cá biển. Nhờ đó, giúp bồi bổ cơ thể, kháng viêm, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa những vấn đề liên quan đến bệnh á sừng.

6. Chanh tươi

Nhờ chứa nhiều vitamin C, chanh tươi được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hoạt động miễn dịch. Nhờ đó, các hoạt chất trong chanh tươi giúp kháng viêm, cải thiện hiệu quả các triệu chứng á sừng như sưng và viêm nhiễm da, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.

Chanh tươi và những loại thực phẩm có chứa chanh
Chanh tươi có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, chữa lành các tổn thương á sừng

7. Nghêu, sò

Đối với bệnh nhân bị á sừng, những dưỡng chất có trong nghêu sò rất cần thiết cho quá trình chữa trị, nên có trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt là hàm lượng lớn chất kẽm, có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm cao.Việc bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tiến triển bệnh á sừng, cải thiện triệu chứng và hạn chế tái phát.

8. Uống nhiều nước

Khô ráp, nứt nẻ, bong tróc da được xác định là những triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng. Để cung cấp đủ nước cho cơ thể, cân bằng độ ẩm cho làn da và cải thiện các triệu chứng, người bị á sừng nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Ngoài tác dụng cung cấp ẩm, phòng ngừa và điều trị tình trạng khô ráp, nứt nẻ, bong tróc da, việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc hại ra ngoài.

Uống nhiều nước giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng
Uống nhiều nước giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng

Người bị á sừng nên kiêng gì?

Người bị á sừng nên lưu ý và kiêng sử dụng những loại thực phẩm sau:

1. Thịt đỏ

Người bị á sừng nói riêng và viêm da dị ứng nói chung có liên quan đến thói quen lạm dụng thịt đỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò, thịt dê..) sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Chẳng hạn như:

  • Thịt bò
  • Thịt cừu
  • Thịt heo
  • Thịt bê
  • Thịt trâu
  • Thịt ngựa.

Tuy nhiên, việc bổ sung thịt đỏ vào chế độ dinh dưỡng vẫn rất cần thiết. Hãy chú ý sử dụng với lượng vừa đủ để không gây hại cho sức khỏe.

2. Thực phẩm gây dị ứng

Thịt bò, tôm, trứng, đậu phộng… đều là những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này làm kích thích cơ thể giải phóng chất trung gian gây dị ứng là histamin. Tình trạng này dễ xảy ra hơn ở những người có sức đề kháng suy yếu, cơ địa nhạy cảm.

Thực phẩm gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm
Thực phẩm gây dị ứng, làm tăng phản ứng viêm không tốt cho người bị á sừng

Để phòng ngừa dị ứng và tránh tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh á sừng, người bệnh nên kiêng sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

3. Thức ăn cay nóng

Những loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, ớt, tiêu, món ăn mặn có thể khiến các triệu chứng của bệnh á sừng càng tiến triển nặng hơn. Ngoài ra việc thường xuyên đưa thực phẩm cay nóng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày còn gây nóng gan, hình thành nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể và kéo dài thời gian làm lành tổn thương.

=> ĐỪNG BỎ QUA: Hướng Dẫn Các Cách Chữa Á Sừng Bằng Dân Gian Hiệu Quả Hiện Nay

4. Đồ ăn mặn

Một số món ăn nhiều muối, thực phẩm mặn như dưa cải muối chua, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn… có khả năng làm suy giảm chức năng gan, thận, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch, kích thích cơ thể hình thành phản ứng viêm, tích tụ độc tố và làm chậm quá trình tái tạo da.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn mặn còn làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh á sừng, khiến bệnh phát triển nhanh và không thể kiểm soát. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng muối dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.

5. Thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị á sừng cần tránh thêm những loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo ngọt, bánh su kem, siro, đường mía, đường sucrose hoặc một số loại thức ăn thêm đường khác vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm nặng hơn tình trạng dị ứng.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn ngọt còn làm tăng quá trình lão hóa da, cản trở quá trình làm lành tổn thương, làm giảm khả năng tái tạo tế bào mới tại vùng da bị á sừng.

6. Thực phẩm, thức uống có chứa chất kích thích

Thực phẩm, thức uống chứa cồn và chất kích thích như các loại rượu bia, cà phê, thuốc lá, cacao… đều có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh á sừng. Bởi đây đều là những loại thực phẩm, thức uống có khả năng kích thích và làm tăng phản ứng viêm dưới da.

Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Người bị á sừng nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh?”. Để hỗ trợ tốt quá trình điều trị á sừng và kiểm soát triệu chứng của bệnh, bạn nên áp dụng đồng thời biện pháp chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Các Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay (Dạng Kem Bôi, Uống)

Dùng thuốc trị á sừng được bào chế ở nhiều dạng gồm thuốc uống và kem bôi ngoài da. Thuốc...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi "Tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị lây không,...

Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

"Bị á sừng có nên ngâm nước muối không?". Nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da...

5 Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Nhanh

Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt là một trong những mẹo dân gian giúp giảm tình trạng da bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *