VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein trong trứng gà, hoặc trứng ngỗng, vịt, trứng gà tây. Dị ứng trứng thường xảy ra với trẻ em, xuất hiện khi còn trẻ nhưng có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành. 

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng trứng

Dị ứng trứng là tình trạng hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm protein trong trứng có hại với cơ thể. Khi ăn trứng, các kháng thể sẽ nhận ra protein và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất khác gây nên triệu chứng dị ứng. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể bị dị ứng trứng do protein trong sữa mẹ nếu mẹ có tiêu thụ trứng trước đó.

Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa protein gây dị ứng, nhưng dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn.

Ngoài ra, một số mũi tiêm vắc-xin cũng có thể chứa protein trứng. Ở một số người, những vắc-xin này có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng:

  • Vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR)
  • Vắc-xin cúm đôi khi chứa một lượng nhỏ protein trứng.
  • Vắc-xin sốt vàng
dị ứng trứng
Dị ứng trứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và đe dọa tính mạng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng trứng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng trứng:

  • Người lớn hoặc trẻ em bị viêm da dị ứng có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn những người không có vấn đề về da.
  • Nếu bạn có một hoặc cả hai cha mẹ bị hen suyễn, dị ứng thực phẩm hoặc một loại dị ứng thực phẩm khác như nổi mề đay, chàm, dị ứng hoa cỏ thì bạn có nguy cơ dị ứng trứng.
  • Dị ứng trứng phổ biến nhất ở trẻ em.

Triệu chứng dị ứng với trứng

Các triệu chứng dị ứng trứng thường xuất hiện sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng từ vài phút đến vài giờ. Dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mỗi người.

Dấu hiệu dị ứng trứng điển hình bao gồm:

  • Viêm da hoặc nổi mề đay
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Ho, thở khò khè, tức ngực hoặc khó thở

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra là sốc phản vệ, dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm:

  • Co thắt đường thở bao gồm sưng cổ họng hoặc u cục ở cổ họng khiến bạn khó thở
  • Đau bụng hoặc chuột rút
  • Mạch đập nhanh
  • Huyết áp sụt giảm nghiêm trọng, chóng mặt, mất ý thức

Dù phản ứng nặng hay nhẹ, người bệnh cũng nên thảo luận với bác sĩ. Vì mức độ dị ứng trứng có thể thay đổi mỗi lần xảy ra, vì vậy ngay cả khi phản ứng trong quá khứ là nhẹ thì lần tiếp theo nó có thể nghiêm trọng hơn.

Biến chứng dị ứng trứng

Biến chứng nghiêm trọng nhất của dị ứng trứng là sốc phản vệ, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp. Ngoài ra, phản ứng dị ứng cũng làm tăng nguy cơ mắc phải:

  • Dị ứng với các thực phẩm khác chẳng hạn như sữa, đậu nành, đậu phộng
  • Dị ứng với lông thú cưng, mạt bụi, phấn hoa
  • Viêm da dị ứng
  • Hen suyễn

Chẩn đoán dị ứng trứng

Để chẩn đoán dị ứng trứng, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số phương pháp, bao gồm loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng khác. Cụ thể bao gồm các xét nghiệm:

  • Thử nghiệm chích da: trong thử nghiệm này, bác sĩ sẽ chích một lượng nhỏ protein trong trứng, nếu bạn bị dị ứng trứng, vết sưng to sẽ phát triển tại vị trí thử nghiệm.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu được dùng để đo lường phản ứng của hệ thống miễn dịch với trứng bằng cách kiểm tra lượng kháng thể nhất định trong máu.
  • Thử thách thực phẩm: với thử nghiệm này, bạn sẽ được ăn một lượng nhỏ trứng để xem có gây ra phản ứng hay không. Nếu không có gì xảy ra, bạn sẽ được ăn nhiều trứng hơn để theo dõi dấu hiệu dị ứng thực phẩm.

Điều trị dị ứng trứng

Để điều trị dị ứng trứng, các loại thuốc kháng histamin kê đơn hoặc không kê đơn được sử dụng để làm giảm dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng trứng. Tuy nhiên, nó không hiệu quả với trường hợp dị ứng trứng nặng hoặc ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Nếu bạn dị ứng trứng nghiêm trọng, xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ thì cần cấp cứu khẩn cấp và tiêm epinephrine, theo dõi một thời gian để chắc chắn các triệu chứng không tái phát. Hãy hỏi bác sĩ về việc mang epinephrine khẩn cấp tự tiêm để áp dụng trong nhiều trường hợp.

chữa dị ứng trứng
Tiêm epinephrine được thực hiện trong trường hợp dị ứng trứng nghiêm trọng

Phòng ngừa dị ứng trứng

Tránh ăn trứng và thực phẩm chứa trứng là cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Nhưng điều khó khăn là trứng có nhiều chức năng, chúng có thể hoạt động như chất nhũ hóa để giảm sự tách nước/dầu, chất kết dính,… Do đó người bị dị ứng trứng cần phải biết được những thuật ngữ chỉ trứng được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn như:

  • Albumin
  • Globulin
  • Chất lecithin
  • Livetin
  • Lysozyme
  • Vitellin
  • Các từ bắt đầu bằng “ova” hoặc “ovo”, chẳng hạn như ovalbumin hoặc ovoglobulin

Người dị ứng với trứng nên đọc nhãn trước khi mua bất cứ thực phẩm nào. Tuy nhiên, kể cả khi thực phẩm được dán nhãn không có trứng thì nó vẫn có thể chứa một số protein trứng như:

  • Kẹo dẻo
  • Mayonaise
  • bánh ngọt làm bằng lòng trắng trứng và đường
  • Thực phẩm tẩm bột
  • bánh hạnh nhân
  • Thịt chế biến, bánh mì thịt và thịt viên
  • Bánh pudding và sữa trứng
  • Bánh quy
  • Lớp kem trên sữa

Đồng thời, khi đi ra ngoài ăn, bạn nên xác nhận rằng các món ăn không chứa trứng. Luôn mang theo thuốc tiêm epinephrine để phòng cho những trường hợp vô tình ăn trứng.

Nếu bạn đang có con bú, hãy tránh sử dụng trứng để ngăn ngừa bé bị dị ứng với protein truyền qua sữa. Hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống cho cả bạn và bé để thay thế cho những protein bị loại bỏ.

Trên đây là những thông tin về dị ứng trứng mà bạn cần biết. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]
Nổi mẩn ngứa 2 bên nách có thể liên quan đến một số bệnh về da

Nổi mẩn ngứa 2 bên nách là bệnh gì? Phải làm sao?

Vùng da ở nách là khu vực da rất dễ gặp phải các triệu chứng mẩn ngứa vì nó mỏng...

Những dấu hiệu dị ứng tôm là: ngứa ngáy trên da, nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, sưng môi, đau bụng,...

Dấu hiệu bị dị ứng tôm và cách khắc phục đơn giản

Bị dị ứng tôm thường có các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, môi sưng phù,... Bài viết...

dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Hướng dẫn cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt ĐÚNG

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm rất dễ kích hoạt trên những vùng da nhạy cảm như da mặt. Các...

Bị sưng môi khi ngủ dậy

Bị sưng môi sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thức dậy với đôi môi bị sưng có thể là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt trong trường...

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.