Bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Vào những ngày mang thai cuối chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể của người có rất nhiều sự thay đổi kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu. Vậy bị ngứa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không và có những biện pháp khắc phục nào để làm giảm triệu chứng này? Bài viết dưới đây sẽ cho bà bầu một số lời khuyên tuyệt vời.

Phụ nữ mang thai bị ngứa trong những tháng cuối có làm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần khắc phục như thế nào?
Phụ nữ mang thai bị ngứa trong những tháng cuối có làm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cần khắc phục như thế nào?

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối là do đâu?

Có cảm giác ngứa ngáy khi mang thai là điều bình thường. Tình trạng này thường xảy ra khá nhiều ở những tháng mang thai cuối. Mẩn ngứa hay dị ứng ở bà bầu có thể tự khỏi mà không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác cơn ngứa ngáy có thể là triệu chứng của một căn bệnh ngoài da khác.

Các nhà khoa học cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẩn ngứa khi mang thai ở những tháng cuối. Điển hình là các triệu chứng sau:

  • Sự thay đổi của một số hormone bên trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn còn có một số quan điểm cho rằng, những tháng cuối thai kỳ cơ thể của người phụ nữ ít thay đổi nội tiết tố nên không phải là nguyên nhân gây ngứa. Nhưng đây chỉ là quan niệm cá nhân chưa được giới y học công nhận. Bởi nồng độ của người phụ nữ rất dễ bị thay đổi dù chỉ là những vấn đề nhỏ và quá trình chuẩn bị cho sinh nở cũng không phải ngoại lệ;
  • Chế độ ăn uống không phù hợp hoặc dung nạp đúng thành phần mà hệ miễn dịch bị nhầm lẫn đã gây ra một số phản ứng chống lại và khởi phát cơn ngứa ngáy hay da nổi mề đay;
  • Do ứ mật trong gan và khởi phát cơn ngứa trầm trọng ở giai đoạn mang thai cuối;
  • Khi mang thai, da bụng của người phụ nữ sẽ bị co giãn nhiều theo kích thước của thai nhi. Lúc đó, mô cấu trúc của các bộ phận cũng bị giãn nở theo. Điều này vô tình phá vỡ cấu trúc da, dễ dị ứng và gây ra tình trạng ngứa ngáy nhiều.
Sự thay đổi cấu trúc da vùng bụng trong suốt quá trình mang thai cũng chính là nguyên nhân gây nên cơn ngứa ngáy khó chịu
Sự thay đổi cấu trúc da vùng bụng trong suốt quá trình mang thai cũng chính là nguyên nhân gây nên cơn ngứa ngáy khó chịu

Bên cạnh đó, trường hợp bà bầu không bị phát ban nhưng da bị đỏ lên và lâu dần bị đau rát khó chịu kèm với những vết xước nhỏ do bị gãi nhiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác trong cơ thể. Hơn thế nữa, những cơn ngứa còn đi kèm với triệu chứng ăn uống khó tiêu, vàng da, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn nhiều thì có khả năng bà bầu đang gặp phải một số vấn đề sau:

  • Viêm nang lông ngứa khi mang thai: Xuất hiện nhiều nhất vào những tháng cuối thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là những sản mủ ở nang lông có gây ngứa;
  • Bà bầu bị viêm da bọng nước: Trong những khoảng thời gian đầu, bà bầu có cảm giác cơ thể xuất hiện nhiều mảng mề đay, mụn nước nhỏ li ti quanh rốn. Sau vài ngày, mụn nước lan ra các vị trí khác như chân tay, lưng,…;
  • Bà bầu bị rôm sảy: Khi mồ hôi đổ nhiều thì cơn ngứa ngáy dần tăng cao. Cơn ngứa xuất hiện nhiều nhất ở vùng kẽ, nếp gấp da ở dưới ngực, vùng bẹn, cổ, gáy và sau lưng,…;
  • Bà bầu bị trĩ: Dấu hiệu nhận biết là vùng hậu môn ngứa ngáy khó chịu, đi vệ sinh có máu nhỏ giọt. Thậm chí có sự hiện diện của búi trĩ trong hoặc ngoài ống hậu môn.

Tham khảo thêmBà bầu nổi mẩn ngứa quanh bụng cần phải làm gì?

Bà bầu nổi mẩn ngứa trong tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Thông thường, hiện tượng da nổi mẩn ngứa ở bà bầu thường sẽ hết sau khi sinh nếu có các biện pháp chăm sóc da đúng cách và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Thế nhưng, vẫn còn có một vài trường hợp bà bầu phải đối diện với những cơn ngứa ngáy khó chịu kéo dài trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Và điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà gây ra không ít sự bức bối.

Một số hệ lụy nghiêm trọng nếu tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa ở bà bầu trong tháng cuối thai kỳ:

– Cơ thể bị suy nhược:

Những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến không ít bà bầu ăn không ngon, ngủ không yên và dẫn đến suy nhược cơ thể. Đặc biệt, nếu người mẹ không bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết thì sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng không kém. Điều này sẽ khiến trẻ không được phát triển một cách toàn diện.

– Tâm lý căng thẳng:

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ rất nhạy cảm và yếu tố tâm lý cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Khi những cơn ngứa bùng phát đột ngột và lan rộng sẽ khiến cho bà bầu mặc cảm và rơi vào trạng thái căng thẳng, chán ăn và ngủ không ngon. Nghiêm trọng hơn, cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa sẽ cực kỳ bất lợi cho thai nhi.

Bà bầu bị ngứa không chỉ làm giảm chức năng thẩm mỹ mà còn đánh vào yếu tố tâm lý gây ra tình trạng căng thẳng và lo lắng
Bà bầu bị ngứa không chỉ làm giảm chức năng thẩm mỹ mà còn đánh vào yếu tố tâm lý gây ra tình trạng căng thẳng và lo lắng

– Sinh non:

Khi bị ngứa, các mô trên cơ thể của người phụ nữ có thể bị phù nề hay phù mạch. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí quản, hệ hô hấp và quá trình lưu thông máu kém. Mẹ bầu sẽ có cảm giác khó chịu, khó thở và tụt huyết áp đột ngột. Không những vậy, việc thở khó sẽ khiến cho cơ thể thiếu dưỡng khí và dưỡng chất cần thiết. Điều này sẽ gây ra những tổn thương cho thai nhi, nghiêm trọng hơn là trẻ bị sinh non. Hơn thế nữa, em bé sau khi chào đời dễ mắc phải các bệnh da liễu như: bệnh tay chân miệng, nổi mề đay, dị tật mắt,…

Nếu không mong muốn gặp phải những vấn đề trên, bà bầu tuyệt đối không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện những cơn ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên nhân. Chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ.

Biện pháp khắc phục cơn ngứa khi mang thai tháng cuối thai kỳ

Để khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa khi mang thai tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần có những biện pháp điều trị cũng như tự điều chỉnh chế độ chăm sóc da sao cho phù hợp. Song song với việc điều trị bằng thuốc hay mẹo vặt dân gian, bà bầu cũng cần kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu sự gia tăng của cơn ngứa ngáy cũng như phòng bệnh trở nặng.

1. Dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Dùng thuốc Tây y trị ngứa là một trong những vấn đề mà nhiều bà bầu quan ngại. Bởi trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể của thai nhi đã hình thành đầy đủ như một đứa trẻ. Việc dùng thuốc không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến chức năng hô hấp. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra hiện tượng sinh non. 

Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và con, bà bầu chỉ được dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc, bà bầu cần tạm ngưng việc sử dụng thuốc khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định dùng trị ngứa cho bà bầu, chủ yếu là 2 loại chính sau:

  • Thuốc kháng histamin: Là một trong những loại thuốc giúp giảm ngứa khá phổ biến hiện nay. Một số loại thuốc kháng histamin an toàn cho bà bầu có thể kể đến như: Loratadin, Mizolastine, Cetirizin,… Đây đều là những thuốc thuộc thế hệ 2, ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc thuộc thế hệ 1. Nhưng bà bầu chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn;
  • Thuốc có chứa corticoid: Bà bầu có thể sử dụng thuốc ở dạng uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, độ an toàn của thuốc đối với thai nhi chưa được xác định rõ. Vì thế, nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.
Bà bầu chỉ sử dụng thuốc bôi trị ngứa khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và dùng đúng cách, đủ liều lượng
Bà bầu chỉ sử dụng thuốc bôi trị ngứa khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và dùng đúng cách, đủ liều lượng

Bỏ túi: Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có đáng lo?

2. Áp dụng một số mẹo vặt dân gian

Đối với các trường hợp nhẹ hoặc cơn ngứa vừa mới khởi phát, bà bầu hoàn toàn có thể tận dụng một số mẹo vặt của dân gian. Phương pháp này được đánh giá tương đối an toàn, lành tính và hầu như không mang lại tác dụng phụ nào. Chính vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể áp dụng trong nhiều ngày liền mà không quá lo lắng đến những triệu chứng bất thường.

Một số mẹo vặt dân gian trị ngứa cho bà bầu mang thai tháng cuối phổ biến:

– Uống trà thảo mộc giúp giảm ngứa:

Một số loại trà thảo mộc như trà atiso, trà hoa cúc hay trà chè vằng hoàn toàn có thể dùng được cho bà bầu. Loại đồ uống này không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể, giải khát mà còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, tăng cường sự lưu thông máu và làm dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu.

Bà bầu có thể dùng mỗi ngày một tách trà ấm để cải thiện cơn ngứa. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên uống trà đã được pha loãng, trà còn ấm và tuyệt đối không dùng trà đã để qua đêm.

– Trị ngứa cho bà bầu bằng cách bôi tinh dầu:

Có rất nhiều loại tinh dầu có tác dụng tiêu viêm và chữa lành các tổn thương trên da mà các bà bầu bị ngứa không nên bỏ qua. Có thể kể đến một số tinh dầu điển hình như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả, tinh dầu đinh hương,… Trong những loại tinh dầu thiên nhiên có chứa nhiều dưỡng chất cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh ngoài da.

Trước khi sử dụng, bà bầu nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng. Bởi vì, tinh dầu đậm đặc có thể gây kích ứng da và điều này hoàn toàn không tốt cho bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu chỉ nên bôi mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần và kiên trì trong khoảng 3 – 4 tuần sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy thuyên giảm rõ rệt.

– Dùng lá khế chữa ngứa cho bà bầu trong tháng cuối thai kỳ:

Lá khế là một trong những loại thảo dược quen thuộc được ông bà ta tận dụng khá nhiều để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có cả bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Cách trị này được đánh giá tương đối an toàn nên hoàn toàn có thể áp dụng cho bà bầu. Các nhà khoa học đã chỉ ra, trong lá khế có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Hơn thế nữa, trong loại lá cây này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng đặc trị các bệnh về da. Từ đó mang lại công dụng tích cực trong việc ức chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh ngoài da.

Để khắc phục cơn ngứa ngáy trong những tháng cuối, bà bầu có thể dùng lá khế tươi để nấu nước tắm hoặc dùng để nấu lấy nước uống. Bà bầu kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Tắm lá khế mỗi ngày sẽ giúp bà bầu làm giảm các cơn ngứa ngáy hay da bị nổi mề đay
Tắm lá khế mỗi ngày sẽ giúp bà bầu làm giảm các cơn ngứa ngáy hay da bị nổi mề đay

Mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng mẹo vặt dân gian trị ngứa chỉ là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, tác dụng của các trị này tương đối chậm và cần nhiều thời gian để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong lớp bì và loại bỏ các tác nhân gây hại hay sinh ra những cơn ngứa. Vì thế, bà bầu bị ngứa cần kiên trì áp dụng trong nhiều ngày liền cho đến khi cơn ngứa thuyên giảm hoàn toàn, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.

3. Tự chăm sóc làn da khi bị ngứa và điều chỉnh lối sống lành mạnh

Để đẩy lùi những cơn ngứa ngáy hay mắc bệnh ngoài da được nhanh chóng cũng như có một làn da khỏe mạnh, bà bầu cần nắm rõ một số nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ cho da ở trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng thông qua việc vệ sinh và tắm rửa mỗi ngày. Bà bầu cũng có thể sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng để tránh kích ứng da. Đồng thời, nên tắm nước ấm, không nên tắm nước nóng hay nước quá lạnh. Bởi nước nóng rất dễ khiến da bị khô hoặc gây bỏng ra, trong khi đó, nước lạnh sẽ khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột và gây cảm lạnh;
  • Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm mềm da cũng như phòng tránh bị kích ứng;
  • Không nên gãi quá mạnh lên vùng da bị ngứa. Khi gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước và chảy máu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công và gây viêm nhiễm;
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm hay kem dưỡng ẩm có chứa nhiều thành phần gây kích ứng da hoặc chứa nhiều chất tẩy rửa;
  • Trong một số trường hợp cấp thiết buộc bà bầu phải tiếp xúc với hóa chất, khi đó nên trang bị một số vật dụng bảo hộ để hạn chế tuyệt đối sự tiếp xúc;
  • Mặc các trang phục thoáng mát, sạch sẽ và rộng rãi. Bên cạnh đó, nên lựa chọn các loại trang phục được làm từ chất liệu cotton hút ẩm;
  • Tăng sức khỏe da và nâng cao sức khỏe tổng thể thông qua việc vận động nhẹ nhàng, tham gia một số lớp học cho bà bầu và tránh nằm hay ngồi nhiều một chỗ;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc và tránh căng thẳng hay lao động quá mức.
Bà bầu nên tham gia các lớp học để tăng cường sức khỏe và thư giãn đầu óc
Bà bầu nên tham gia các lớp học để tăng cường sức khỏe và thư giãn đầu óc

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học 

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu mà còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và phòng chống bệnh tật. Do đó, trong khẩu phần ăn uống hằng ngày, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ăn chín uống sôi là một trong những nguyên tắc đầu tiên cho bà bầu để giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các dưỡng chất khác có trong các loại rau xanh, củ quả, trái cây, các loại cá biển, các sản phẩm từ sữa,…;
  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc dễ gây kích ứng;
  • Hạn chế ăn các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hay các thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn hằng ngày. Việc uống đủ lượng nước không chỉ giúp cân bằng điện giải trong cơ thể mà còn dưỡng ẩm cho da, ổn định đường ruột;
  • Bên cạnh việc uống nước lọc, bà bầu cũng có thể uống thêm một số loại nước ép từ rau củ và hoa quả tươi. Loại đồ uống này vừa có tác dụng bổ sung nước vừa có cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu.
Bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để làm giảm ngứa ngáy bùng phát
Bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để làm giảm ngứa ngáy bùng phát

Phụ nữ mang thai tháng cuối bị ngứa – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù da bị ngứa khi mang thai tháng cuối thai kỳ là triệu chứng thông thường và có khả năng tự tiêu biến. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, cơn ngứa ngáy có thể là dấu hiệu cảnh cáo của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được thăm khám, tìm rõ nguyên nhân gây ngứa và có những phác đồ phù hợp.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, bà bầu cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu:

  • Xuất hiện cơn ngứa toàn thân đi kèm với vàng da: Dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn ống mật;
  • Ngứa đi kèm với cơn sốt nhẹ và da phát ban: Đây là những triệu chứng ban đầu của chứng herpes, bệnh thủy đậu;
  • Cơn ngứa ngáy ngoài da xuất hiện với các tổn thương ngoài da: Có thể bà bầu đang mắc phải các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, chàm, vảy nến, mề đay,…;
  • Ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bà bầu có thể đã bị nhiễm nấm âm đạo, mắc bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Bà bầu nên chủ động thăm khám sức khỏe khi triệu chứng ngứa ngáy không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trên da xuất hiện các triệu chứng bất thường
Bà bầu nên chủ động thăm khám sức khỏe khi triệu chứng ngứa ngáy không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trên da xuất hiện các triệu chứng bất thường

Bị ngứa trong khoảng thời gian mang thai cuối tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con nhưng chúng gây ra không ít triệu chứng khó chịu. Nắm rõ được tình trạng sức khỏe và có những biện pháp khắc phục hiệu quả, bà bầu hoàn toàn có thể loại bỏ được cơn ngứa ngáy khó chịu và toàn tâm toàn ý chăm sóc cho con nhỏ. Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ hành trang để chào đón sự xuất hiện của thiên thần.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Khánh Linh ấn tượng với chuyên môn cùng sự tận tâm của bác sĩ Lệ Quyên

Diễn viên Khánh Linh tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ y bác sĩ, dịch vụ y tế tại TT Thuốc dân tộc

"Đây là lần đầu tiên Linh tới thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Mình cảm thấy rất tin...

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa: Nguyên nhân, cách xử lý

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Thường gặp nhất gồm...

Bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý gì?

Bệnh nhân bị nổi mề đay quanh năm cần chú ý hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cay...

Mề đay do ánh sáng mặt trời là gì? Những điều cần biết

Mề đay do ánh sáng mặt trời hay còn được gọi là chứng dị ứng ánh nắng mặt trời. Đây...

Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết

Xét nghiệm máu nổi mề đay và thông tin cần biết

Xét nghiệm máu nổi mề đay là một trong những phương pháp được thực hiện để chẩn đoán căn bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *