Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Vấn đề này đang được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi đa số phụ nữ lo ngại việc cơ thể đang bị bệnh cho con bú sữa trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy, có tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay ngưng một thời gian khi mẹ bị nổi mề đay? 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Nổi mề đay sau sinh là gì? Nguyên nhân hình thành

Tình trạng nổi mề đay sau sinh khiến mẹ bỉm gặp khó khăn trong sinh hoạt và chăm sóc con cái. Cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý khiến mẹ sau sinh nhạy cảm càng trở nên dễ cáu gắt hơn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên mề đay có thể gây ra những hệ lụy cho cả mẹ và bé nếu không được chăm sóc và điều trị đúng phương pháp.

Nguyên nhân gây bệnh được cho là do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch. Cơ thể tiết ra nhiều histamin dẫn đến tình trạng kích ứng, gây ra nhiều triệu chứng ngoài da. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh mề đay sau sinh có thể kể đến như:

  • Mẹ bỉm không ăn uống đủ chất, tình trạng thiếu dinh dưỡng khiến sức đề kháng giảm.
  • Ăn phải những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao sau khi sinh gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số thuốc kháng viêm, kháng sinh sau khi sinh con.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc bổ, huyết thanh trong thời gian hậu sản.
  • Cơ địa mẹ bỉm nhạy cảm với dị nguyên, thời tiết, rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan,…

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?

Mề đay được biết đến là căn bệnh có liên quan mật thiết với hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Do đó, trên thực tế nó không thể lây nhiễm thông qua sữa mẹ. Tuy nhiên, như đã nói, do có cả yếu tố di truyền nên khả năng con sinh ra cũng mang mầm bệnh mề đay từ người mẹ.

Do đó, nếu mẹ bỉm có tiền sử mắc bệnh mề đay trước đó, khả năng con cũng mang gen bệnh là rất cao. Lúc này, trẻ có thể sẽ gặp phải những triệu chứng mề đay ở trẻ em khi gặp phải những dị nguyên đã gây mề đay cho người mẹ trước đó.

Trường hợp mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn còn phụ thuộc vào yếu tố và tác nhân gây bệnh. Điển hình như:

  • Mẹ có thể cho con bú bình thường nếu mề đay sau sinh hình thành do tác nhân thời tiết, dị ứng thời tiết ở thể nhẹ.
  • Mẹ nên tạm thời ngưng cho con bú sữa mẹ nếu mề đay là hệ quả của thuốc hoặc những thực phẩm chức năng. Đợi một thời gian để các hoạt chất gây bệnh trong các thuốc hoặc sản phẩm này đào thải ra khỏi cơ thể mẹ có thể cho bé bú bình thường trở lại.
  • Mẹ cũng nên ngưng cho con bú trực tiếp sữa mẹ một thời gian nếu dị ứng mề đay mẩn ngứa hình thành do tác nhân từ thực phẩm, thức ăn hoặc côn trùng đốt.
  • Trường hợp mẹ bỉm đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thời gian này không nên cho con bú mẹ. Bởi, hoạt chất trong thuốc có thể bài tiết thông qua sữa mẹ, khi con bú phải những hoạt chất này chúng có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Như vậy, việc mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không còn phụ thuộc vào những yếu trên. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên thăm khám y tế, tìm nguyên nhân gây mề đay để có sự lựa chọn nên cho con uống sữa công thức một thời gian hay cho con tiếp tục bú mẹ.

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?
Tùy thuộc nguyên nhân gây mề đay mà mẹ có nên tiếp tục cho con bú mẹ hay tạm ngưng

Giảm ngứa mề đay sau sinh an toàn cho mẹ đang cho con bú

Mề đay gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu ở khu vực nổi mẩn đỏ. Một số cách chữa mề đay sau sinh tại nhà bạn có thể tham khảo áp dụng như sau:

Giảm ngứa bằng lá kinh giới: 

  • Dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó bạn mang lá sao vàng trên chảo nóng với một ít muối hạt.
  • Tiếp đến đổ hỗn hợp ra một cái khăn mỏng, chườm lên khu vực da đang bị mề đay.
  • Độ ấm nóng sẽ giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa hiệu quả, an toàn.
  • Chườm cho đến khi nguội có thể mang hỗn hợp sao nóng lại tiếp tục dùng.
  • Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần để nhanh chóng đẩy lùi bệnh mề đay mẩn ngứa.

Giảm ngứa bằng lá trà xanh: 

  • Dùng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch sau đó đun sôi với 3 lít nước.
  • Để cho nước sôi vài phút rồi đổ nước ra chậu.
  • Dùng nước trà xanh ấm để tắm và ngâm vùng da bị mề đay.
  • Phần bã bạn có thể dùng để đắp ngoài da giúp làm giảm ngứa ngáy hiệu quả.
  • Thực hiện hàng ngày để nhanh chóng cải thiện mề đay.
    Giảm ngứa mề đay sau sinh an toàn cho mẹ đang cho con bú
    Giảm ngứa mề đay bằng mẹo dân gian cho mẹ bỉm sữa an toàn, lành tính

Giảm ngứa với củ gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm viêm, thải độc tốt. Do đó, hiện nay nhiều mẹ bỉm khi bị mề đay đã tìm đến mẹo dân gian với củ gừng để điều trị. Tham khảo ngay cách làm sau:

  • Bạn dùng một củ gừng, rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ, thái thành lát mỏng.
  • Sau đó, bạn lấy lát gừng đắp lên vùng bị mề đay.
  • Giữ trong khoảng 30 phút, rửa lại da bằng nước ấm và dùng khăn bông mềm lau khô lại.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng pha trà uống với mật ong.

Bên cạnh các mẹo chữa với thảo dược trên đây, mẹ bỉm có thể tận dụng lá tía tô, rau má, lá khế,…nấu nước ngâm rửa để xoa dịu cơn ngứa. Vì đa phần là thảo dược thiên nhiên nên khá lành tính, an toàn cho da mẹ và cả bé. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài, do dược tính thường phát huy tác dụng chậm chạp, không nhanh chóng như thuốc tân dược.

Phòng ngừa mề đay sau sinh tái phát

Để hạn chế tình trạng mề đay sau sinh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý của mẹ bỉm sữa, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là những vị trí bị mề đay mẩn ngứa. Không nên sử dụng xà phòng chứa hoá chất để tắm, tắm nên dùng nước ấm không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Kết hợp điều trị và theo dõi y tế, nhất là trường hợp mề đay gây nhiều triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của mẹ. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị. Tuy nhiên, mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn về cách sử dụng, không tùy tiện thay đổi phác đồ.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như thịt đỏ, hải sản,…khi đang bị nổi mề đay. Uống nhiều nước, bổ sung rau và trái cây để cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại hoặc có lông thú nuôi, phấn hoa,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giấc ngủ, hạn chế thức khoa và căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không?”. Để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm sữa cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Việc sử dụng thuốc nên thông qua sự chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Mề đay cấp tính có xu hướng khởi phát đột ngột và thuyên giảm trong vài giờ nếu điều trị...

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì?

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì? Cách trị

Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là vấn đề về da thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên,...

Nổi mề đay do rượu bia và những điều bạn cần biết

Nổi mề đay do rượu bia là triệu chứng khởi phát ở người có cơ địa dị ứng với đồ...

Phù mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay

Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác

Ngoài việc gây ra cảm giác khó chịu, nổi mề đay còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy...

Thuốc đông y trị mề đay dị ứng từ dược liệu tự nhiên có cơ chế tiêu độc, trừ tà.

5 ưu điểm vàng giúp bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang trị dứt điểm mề đay không tái phát

Muốn trị dứt điểm bệnh mề đay cần đi sâu vào căn nguyên và loại bỏ các yếu gây bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *