Bị nổi mề đay nên kiêng những gì? [Chuyên gia tư vấn]
Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì việc kiêng cữ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt là vấn đề được đa số bệnh nhân quan tâm. Vậy, khi bị nổi mề đay nên kiêng những gì, không được ăn những loại thực phẩm nào? Thông tin trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cùng liệu pháp đặc trị mề đay hoàn chỉnh.
Bị nổi mề đay mẩn ngứa nên kiêng những gì?
Nổi mề đay mẩn ngứa là một bệnh lý về da, ban đầu chỉ xuất hiện một vùng nhỏ trên da và sau đó lan rộng ra các khu vực khác, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Các đám phát ban, nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ trên da gây mất thẩm mỹ, người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
Bệnh mề đay mẩn ngứa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm như kích ứng da, sốt, khô lưỡi, sưng họng, bội nhiễm da, sốc phản vệ, phù mạch. Những biến chứng này khiến nhiều người lo lắng.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị mề đay như Tây y, Đông y kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng đều biết, khi mắc bệnh mề đay mẩn ngứa cần kiêng những gì để bệnh không nghiêm trọng hơn.
Ngoài việc áp dụng điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh hay các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân cần nắm rõ những điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày dưới đây:
1. Đồ ăn, thức uống nên kiêng khi bị mề đay
Chế độ ăn uống thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc điều trị bệnh. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm có lợi cho việc điều trị, người bệnh cũng cần tránh sử dụng những loại thực phẩm khiến cho bệnh tình nghiêm trọng. Khi mắc bệnh mề đay, người bệnh cần lưu ý hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như:
Hải sản biển
Không thể phủ nhận được hải sản là thực phẩm giàu chất đạm. Nhưng không hẳn ai cũng đều biết thành phần histamin trong hải sản chính là thủ phạm số một gây kích ứng da, phát tán bệnh mề đay mẩn ngứa. Người mắc phải bệnh này tuyệt đối không được ăn các món ăn có chứa tôm, cua, mực, sò, ốc,…
Đậu phộng
Đậu phộng (lạc) là thực phẩm được sử dụng khá nhiều trong các loại sữa, bánh kẹo, hay là rang lên để nhâm nhi vài lon bia cùng với vài người bạn. Nhưng không hẳn ai cũng đều biết đậu phộng chứa nhiều Albumin và Vicinlin, đây là hai loại protein rất dễ gây kích ứng da. Khi đi vào cơ thể, hệ miễn dịch của cơ thể không có khả năng kháng lại những đặc hiệu của chúng, khiến mề đay nghiêm trọng hơn.
Thịt bò
Trong thịt bò có chứa hàm lượng Casein và Protein huyết thanh khá cao, không được chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị mề đay mẩn ngứa mặc dù thịt bò có giá trị dinh dưỡng khá cao. Tùy vào cơ thể của từng đối tượng, triệu chứng kích ứng da sẽ diễn ra khác nhau. Đặc biệt ở trẻ em, quá trình kích ứng diễn ra khá nhanh, người lớn cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ.
Đồ uống có chứa cồn
Người mắc bệnh mề đay mẩn ngứa hoặc đang mắc phải bệnh lý về da tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn hoặc đồ uống có gas. Trong rượu bia có chứa hàm lượng ethanol rất cao, chất này khi đi vào cơ thể được chuyển hóa ở gan. Trong quá trình chuyển hóa, các chất độc hại tích tụ tại gan và làm tắc nghẽn khi cơ thể tiếp lượng thức ăn và nước uống, dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan kéo theo bệnh mề đay rẽ hướng nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong đồ uống có chứa còn còn chứa acetaldehyde gây phá vỡ tế bào giải phóng histamin – đây là một trong những nguyên nhân phát tán bệnh mề đay mẩn ngứa.
Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn mặn
Đồ ăn quá cay hay quá nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn đều là “kẻ thù không đội trời chung” với các đối tượng bị bệnh mề đay mẩn ngứa. Những loại thực phẩm này khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì sử dụng những loại thực phẩm đó, người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm không gây hại đến đường ruột.
Xem thêm: Bệnh nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm vàng
2. Những lưu ý kiêng kỵ khi bị mề đay khác
Ngoài việc kiêng những loại đồ ăn thức uống, những việc không nên làm khác khi bệnh mề đay như sử dụng hóa phẩm, mỹ phẩm, gãi hoặc sử dụng thuốc quá liều quy định.
Không sử dụng hóa mỹ phẩm
Dị ứng hay mẫn cảm với một số hóa mỹ phẩm cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay. Bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng khi bôi mỹ phẩm liên tục lên vùng da bị thương hoặc sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng có chứa hàm lượng axit cao, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển.
Kiêng và hạn chế gãi
Ngứa thì gãi là phản xạ tự nhiên của con người, nhưng ít người biết được càng gãi càng ngứa. Gãi chỉ làm dịu các cơn ngứa ngáy tức thời, người bệnh gãi càng mạnh khiến cho các vết thương do mề đay càng nghiêm trọng. Các vết trầy xước, mụn nước bị vỡ cũng chính là nguyên nhân bị nhiễm khuẩn, phát tán và lây lan bệnh tình.
Vì vậy, người bệnh cần hạn chế gãi thay vào đó bạn có thể vỗ mạnh vào vị trí ngứa, cơn ngứa sẽ bị dập tắt ngay tức khắc và tìm phương pháp khác để ngăn chặn cơn ngứa lại.
Không lạm dụng thuốc
Thuốc luôn là phương pháp được lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh mề đay, giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy. Tuy nhiên, có thể bị kích ứng da khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng khi người bệnh không tuân thủ quy định sử dụng của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân thường có suy nghĩ “ngứa là bôi”, lạm dụng thuốc bôi hoặc uống thuốc, tác động trực tiếp đến gan thận và sức khỏe.
Đừng bỏ qua: 10 Thuốc Trị Nổi Mề Đay Tốt Nhất – Giảm Nhanh Mẩn Ngứa
Bệnh mề đay có cần kiêng gió và nước?
Rất nhiều người cho rằng, mắc phải bệnh mề đay cần kiêng gió và nước. Theo bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên quá kiêng cữ vấn đề này. Việc vệ sinh cơ thể là cần thiết nhưng hạn chế tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Người bệnh bị nhiễm phong khiến cho hệ miễn dịch mất khả năng chống cự tác nhân gây mề đay. Vì vậy, người bệnh nên có biện pháp bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Lưu ý, không được che kín quá mức khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi khiến tình trạng mẩn ngứa mề đay nghiêm trọng hơn.
Những chia sẻ trên có thể giúp ích được phần nào cho bạn đọc khi bị nổi mề đay nên kiêng những gì. Để quá trình điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kết hợp với việc thăm khám bác sĩ để theo dõi mức độ bệnh tình để có phương pháp điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bị nổi mề đay nên tắm lá gì mau khỏi?
- Nổi mề đay khi trời lạnh và cách khắc phục
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!