Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ngứa toàn thân là một cảm giác luôn khiến cơ thể khó chịu, đôi khi người bệnh không thể biết chính xác nguyên nhân gây mẩn ngứa khắp người. Theo phản xạ tự nhiên, đa số người bệnh đều sử dụng hành động “gãi” để đánh tan tức thì các cơn ngứa. Vậy, khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh cần làm gì để cải thiện các cơn ngứa ngáy khó chịu đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục những tình trạng ấy.

Ngứa ngáy khắp người không rõ nguyên nhân từ đâu thì phải làm sao?
Ngứa ngáy khắp người không rõ nguyên nhân từ đâu thì phải làm sao?

Biện pháp khắc phục nổi mẩn ngứa khắp người

Bị nổi mẩn ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân là một hiện tượng phổ biến trên mọi đối tượng. Ngứa có thể diễn ra tại một vùng da cụ thể trên cơ thể hoặc có thể xảy ra trên khắp cơ thể. Trong những trường hợp, các cơn ngứa ngáy còn đi kèm những triệu chứng của bệnh mề đay và hầu như các triệu chứng ấy không quá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục chứng nổi mẩn ngứa khắp người, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện các cơn ngứa ngáy:

1. Kiêng gãi

Gãi là phản xạ tự nhiên, nhìn có vẻ vô thức nhưng những hành động gãi lại rất hiệu quả để giảm nhanh các cơn ngứa. Tuy nhiên, đây chỉ là hành động “tức thời” không phải là biện pháp điều trị dứt điểm. Các cơn ngứa ngáy dữ dội có thể khiến bạn gãi điên cuồng, gây bong tróc da, nghiêm trọng hơn có thể bị viêm loét da, nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát triển.

Thay thì các cơn gãi điên cuồng, bạn chỉ cần đập mạnh vào vị trí ngứa hoặc vị trí gần kề, các cơn ngứa sẽ tiêu biến, tránh làm tổn thương về da và áp dụng các biện pháp khắc phục khác để điều trị dứt điểm.

bị ngứa không rõ nguyên nhân nên kiêng gãi
Gãi chỉ khiến cho các vết thương trở nên nghiêm trọng hơn

2. Chườm đá hoặc chườm lạnh

Chườm đá là một trong những biện pháp ít ai ngờ đến, những viên đá lạnh tưởng chừng vô dụng lại thật sự công dụng trong việc ngăn chặn các cơn ngứa ngáy khắp cơ thể. Việc chườm lạnh lên vị trí ngứa ngáy giúp làm tê liệt các dây thần kinh, cải thiện các cơn ngứa, mang lại một làn da chắc khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng một miếng vải mỏng để bọc viên đá lại trước khi chườm lên vị trí ngứa để tránh làn da của bạn bị bỏng lạnh. Mặt khác, đối với các cơ thể không thể chịu được lạnh có thể sử dụng một khăn bông sạch nhúng thấm vào tô nước lạnh rồi đem chườm lên vị trí ngứa đến hết lạnh thì thôi.

3. Ngâm mình trong nước ấm

Ngâm mình trong nước ấm giúp khắc phục cơn ngứa, bạn tin không? Có những mách bảo trong dân gian cho rằng, khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân thì người bệnh không được tắm, tắm có thể phát tán các cơn ngứa, bệnh tình chỉ càng thêm nghiêm trọng hơn.

Đó chỉ là quan niệm sai lệch, việc tắm không chỉ diệt các vi khuẩn hay nấm mốc gây hại mà còn làm giãn các mao mạch, giúp lưu thông máu và hạn chế tình trạng ngứa ngáy quấy rối. Ngâm mình trong bồn nước ấm vừa giúp cơ thể thư giãn vừa giúp cải thiện các cơn ngứa không thể không áp dụng ngay lúc này.

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại xà phòng có hàm lượng axit thấp hoặc các dầu gội đầu ít gây kích ứng da. Ngoài ra, có thể ngâm mình cùng với các loại thảo dược từ thiên nhiên như lá trà xanh, mướp đắng, lá khế, lá lốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đến độ nóng của nước, chỉ được sử dụng nước đủ ấm, không sử dụng nước quá nóng tránh gây bỏng da.

Xem ngay: Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền

bị ngứa không rõ nguyên nhân
Ngâm mình trong nước ấm là một trong những biện pháp khắc phục các cơn ngứa ngáy khắp người không rõ nguyên nhân

4. Thoa kem bôi ngoài da

Thoa thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ngứa giúp chữa lành các vết thương, vết loét do gãi quá nhiều, phục hồi làn da, không còn xuất hiện các mụn nước li ti, mang lại một làn da chắc khỏe. Khi có những dấu hiệu ngứa ngáy khắp người nhưng không rõ nguyên nhân, bạn có thể sử dụng ngay các loại thuốc dưới đây, nhằm ngăn chặn các cơn ngứa lây lan sang các vùng khác trên cơ thể:

  • Fluocinilone
  • Betamathasone
  • Permethrin
  • Hydrocortisone
  • Thuốc bôi bột yến mạch

Bên cạnh đó, người bệnh cần ngưng sử dụng các hóa mỹ phẩm hay kem dưỡng da có chứa các thành phần mà cơ thể bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm.

5. Sử dụng thuốc kháng Histamin

Không thể phụ nhận được việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm nhanh các cơn ngứa. Việc sử dụng thuốc kháng histamin giúp ức chế những phản ứng do histamin gây ra (histamin nguyên nhân chính gây nên những cơn ngứa), giảm nhanh các cơn ngứa ngáy.

Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn những loại thuốc phù hợp với bệnh tình của mình, không sử dụng thuốc có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để tránh những biến chứng không mong muốn.

Dưới đây là những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay:

  • Hydrocortison – Pramixine
  • Doxepin
  • Triamcinolone
  • Hydroxyzine
  • Clobetasol
  • Diphenhydramine (Benadryl)
bị ngứa không rõ nguyên nhân
Sử dụng thuốc kháng histamin giúp ngăn chặn hiệu quả các cơn ngứa ngáy khắp người

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa khắp người

Đôi khi những cơn ngứa ngáy bất chợt luôn làm bạn khó chịu trên khắp cơ thể nhưng không thể biết chính xác các tác nhân nào đã gây nên. Dưới đây có thể là những nguyên nhân phổ biến gây nên:

  • Da khô là một trong những nguyên nhân chính gây nên những con ngứa.
  • Dị ứng thời tiết: Việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể khiến cho làn da của bạn không thích nghi kịp với môi trường. Đặc biệt vào những trời trở lạnh đột ngột luôn khiến da dễ bị khô và bong tróc.
  • Viêm da dị ứng hay bị bệnh chàm, khi mắc phải những căn bệnh này, làn da dễ bị nhiễm trùng, tạo môi trường thuận lợi cho các cơn ngứa ngáy làm phiền bạn.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn được đào thải qua da, gây phát ban, nổi mẩn ngứa
  • Nước hoa, phấn hoa, lông thú, hóa chất, các loại hóa mỹ phẩm, thức ăn có thể có chứa các chất kích hoạt phản ứng dị ứng. Các phản ứng dị ứng có thể kèm với phát ban da.
  • Nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc các vết đốt của bọ xít, côn trùng.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc quá trình mãn kinh.
  • Suy giảm chức năng gan, nóng gan cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người.

Các cơn ngứa ngáy khắp cơ thể không còn cơ hội làm phiền bạn nếu bạn biết cách ngăn chặn chúng không bị lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, không hẳn những trường hợp nào cũng có thể áp dụng các biện pháp trên. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, các cách khắc phục trên không còn hiệu quả.

Người bệnh nên tiến hành thăm khám, có thể thực hiện các bài xét nghiệm để biết chính xác mức độ tình trạng bệnh hoặc cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác mà bạn không hề biết.

Với những thông tin được chúng tôi cung cấp trong bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu biết thêm những giải pháp khi bị nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Mặt khác, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa của bác sĩ.

Vì sao da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh vào đông?

Vào mùa đông, da bạn bổng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng cảm thấy...

Da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì?

Triệu chứng da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là tình trạng phổ biến ở cả người lớn...

Chữa nổi mề đay khi mang thai an toàn

Nổi mề đay khi mang thai: Triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay khi mang thai là chứng bệnh mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Bệnh gây ra những cơn...

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay tại Thuốc dân tộc

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi mề đay và hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bị mề đay từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Nhân viên văn phòng - Hà Nội) đã...

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa: Nguyên nhân, cách xử lý

Mông bé bị nổi mẩn đỏ ngứa là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Thường gặp nhất gồm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *