Bị bệnh tim có nên uống cà phê không? Chia sẻ từ Bác sĩ

Bị bệnh tim có nên uống cà phê không là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng uống cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên thực tế cà phê có phù hợp với bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch không? Tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lợi ích và tác hại của cà phê

Cà phê là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích. Thói quen uống cà phê làm đầu óc tỉnh táo hơn, giúp người dùng có trạng thái làm việc, học tập minh mẫn, tránh cơn buồn ngủ ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Lợi ích và tác hại của cà phê
Cà phê là loại thức uống vừa mang lại lợi ích cho sức khỏe vừa gây ra một số tác hại

Có thể bạn chưa biết, ngoài giúp tỉnh táo đầu óc, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Trước khi giải đáp thắc mắc bị bệnh tim có nên uống cà phê không, bạn đọc có thể điểm qua những lợi ích cà phê mang lại cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ đốt cháy chất béo trong cơ thể, đặc biệt tốt cho người đang bị thừa cân, béo phì.
  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện thể chất.
  • Cà phê có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất phong phú cung cấp một phần dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Cải thiện bệnh tiểu đường, chứng mất trí nhớ và các bệnh lý liên quan đến thần kinh.
  • Uống cà phê đúng cách giúp bạn cải thiện tốt tâm trạng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm, ung thư.
  • Sử dụng cà phê hợp lý còn giúp bạn duy trì hoạt động gan khỏe mạnh, ngăn nguy cơ đột quỵ, giảm huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý về tim mạch.
  • Uống cà phê mỗi ngày với lượng vừa đủ, đúng cách còn giúp bạn chống lão hóa sớm, kéo dài tuổi thọ.

Nhờ những lợi ích kể trên, cà phê được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc lạm dụng, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Một số trường hợp như:

  • Uống quá nhiều cà phê làm ảnh hưởng giấc ngủ, khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó ngủ, thậm chí là mất ngủ.
  • Các chất kích thích có trong cà phê khiến người bệnh tăng nhịp tim, có cảm giác hồi hộp, khó thở.
  • Lạm dụng thức uống này khiến dạ dày của bạn gặp vấn đề, ảnh hưởng chức năng đào thải độc tố của thận, gan.
  • Người uống cà phê nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, giảm ham muốn.
  • Uống nhiều, liên tục trong thời gian dài có khả năng gây hại cho xương khớp.
  • Cà phê chứa các chất kích thích không tốt cho thai phụ và phụ nữ sau sinh nếu sử dụng quá nhiều.

Ngoài ra, việc lạm dụng thức uống chứa chất kích thích trong thời gian dài còn gây ra nhiều hệ lụy khác đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần sử dụng đúng cách, uống với liều lượng vừa đủ phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe, đời sống.

Người bị bệnh tim có nên uống cà phê không?

Với những lợi ích và tác hại kể trên, người bị bệnh tim mạch có nên uống cà phê không? Qua các nghiên cứu cho thấy, hạt cà phê có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Chất này có tác dụng ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển, phòng ngừa ung thư, đột quỵ.

Người bị bệnh tim có nên uống cà phê không?
Bị bệnh tim mạch có nên uống cà phê không là câu hỏi được đặt ra

Tuy nhiên bạn nên thận trong, bởi cũng trong hạt cà phê, hàm lượng caffeine là chất gây nghiện cũng khá cao. Nếu sử dụng nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn. Một số trường hợp huyết áp cao, nhịp tim tăng giảm bất thường sau khi uống cà phê dẫn đến biến chứng tại tim.

Cơn đau tim bùng phát dữ dội dưới ảnh hưởng của lượng caffeine nạp vào cơ thể. Đặc biệt đối với đối tượng bệnh nặng, uống cà phê có thể gia tăng tỷ lệ biến chứng, gây đau tim quặn thắt, ép tim dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, choáng váng, ngất xỉu, tay chân run rẫy, mệt mỏi,… là các biểu hiện nặng khi bệnh nhân tiếp tục làm dụng cà phê, thức uống chứa chất kích thích.

Qua theo dõi các đối tượng uống cà phê mỗi ngày 2 – 3 ly, tỷ lệ gặp phải các vấn đề tim mạch cao, đặc biệt là tình trạng đau tim. Do đó, tốt hơn hết người đang bị bệnh tim không nên lạm dụng thức uống này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước ép rau củ quả, trái cây tươi, uống nước lọc để cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Tác hại khi người bị bệnh tim uống nhiều cà phê

Người bị bệnh tim mạch nếu tiếp tục lạm dụng cà phê có thể gặp phải các vấn đề nguy hại sức khỏe. Đặc biệt khi người bệnh uống cà phê nguyên chất đậm đặc, khả năng cơn đau tim xuất hiện cao, điều này có thể dẫn đến các biến chứng khó lường khác.

Chỉ số huyết áp của người bệnh tăng cao khi uống cà phê thường xuyên, không điều chỉnh liều dùng phù hợp. Tình trạng này kéo theo sự kích thích các dây thân kinh giao cảm, từ đó làm cơn đau tim quặn thắt xuất hiện.

Không những tác động đến hệ tim mạch, việc lạm dụng quá nhiều cà phê trong quá trình điều trị còn gây suy giảm hô hấp, tăng nguy cơ giãn mạch phổi, tác động đến phế quản, cùng với nhiều rủi ro khác.

Chính vì thế, tốt hơn hết người đang mắc bệnh tim mạch không nên sử dụng cà phê. Nếu không thể loại bỏ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng cà phê cho người bệnh để đảm bảo an toàn.

Một số lưu ý cho người đang bị bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể gây ra các biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị. Do đó chuyên gia khuyến khích người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường. Điều trị kết hợp chăm sóc cơ thể đúng cách góp phần nâng cao hiệu quả, phòng biến chứng cho bệnh nhân.

Một số lưu ý cho người đang bị bệnh tim mạch
Bệnh nhân có thể thay thế cà phê bằng các loại thức uống có lợi khác

Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tim cực kỳ quan trọng. Với thắc mắc: “Bị bệnh tim có nên uống cà phê không?”, như đã đề cập tốt nhất người bệnh nên thay thế thức uống này bằng những thức uống lành mạnh hơn.

Chẳng hạn sử dụng nước ép trái cây, nước ép rau củ quả tươi, uống nước lọc,… Sử dụng đồ uống chứa chất kích thích có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, phát sinh các biến chứng khó lường, không chỉ gây hại sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng.

Chính vì thế, bạn nên kiểm soát thực phẩm và thức uống nạp vào cơ thể trong quá trình điều trị. Đồng thời, hãy giữ tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng, áp lực, duy trì cân nặng, tập thể dục vừa sức để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.

Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi tiến độ phục hồi và cải thiện cơ thể. Trường hợp nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Trên đây là lời đáp cho thắc mắc bị bệnh tim có nên uống cà phê không. Do trong thức uống này chứa hàm lượng cao caffeine có nguy cơ gây kích thích tim mạch, huyết áp, não bộ, thận, gan,… Vì thế trong thời gian điều trị bệnh tốt nhất bệnh nhân không nên lạm dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu phát hiện muộn và không điều trị đúng cách. Đặc biệt, người già có sức...
Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình...

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng...

Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe

Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Bệnh tim có nên uống bia rượu không? Đa số các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo...

Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]

Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Người bệnh có thể tham gia thể dục thể thao,...

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Bệnh tim mạch ở người cao tuổi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu phát hiện muộn và không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.