Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa an toàn tính mạng của người bệnh. Đối tượng nguy cơ cao thường là người có tiền sử bệnh tim hoặc trong giai đoạn điều trị, cần chủ động phòng tránh từ sớm.

Trụy tim mạch là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào?

Trụy tim mạch có thể đột ngột diễn ra trong một khoảng thời gian, khiến tim ngừng hoạt động tạm thời hoặc có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Đây là một trong những trường hợp nguy hiểm, có nhiều rủi ro gây tử vong, nhất là khi người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Trụy tim mạch là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào?
Trụy tim mạch đột ngột nguy cơ gây tử vong cao

Theo các chuyên gia, sự việc này diễn ra do có sự rối loạn chức năng điều hòa máu huyết của tim và mạch máu. Não bộ không được cung cấp đủ máu rơi vào trạng thái tê liệt, trì trệ hoạt động. Nhiều trường hợp cấp cứu không kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao, não tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Khác với tình trạng đau tim đột ngột, trụy tim có thể xảy ra khi tại một vị trí trên dòng chảy của máu bị tắc nghẽn bất thường. Mặc dù khác nhau về tính chất nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơn đau tim nặng được đánh giá là một trong những tác nhân gây trụy tim đột ngột.

Trụy tim mạch có nguy hiểm không? Như đã đề cập, đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, người bệnh thậm chí có thể tử vong chỉ sau vài phút ngắn ngủi. Khi đó, tim ngừng đặp khiến cho não bộ bị thiếu dinh dưỡng, oxy trở nên chết dần, tổn thương khó phục hồi. Sau vài phút tim ngưng hoạt động, người bệnh có thể qua đời mà không có cách nào cứu chữa.

Nhận biết sớm dấu hiệu trụy tim

Chính vì sự nguy hiểm kể trên, người đang gặp vấn đề về tim mạch được khuyến cáo chủ động bảo vệ, phòng tránh trụy tim mạch xảy ra. Theo đó, tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Ngực xuất hiện cơn đau tức đột ngột.
  • Kiểm tra người bệnh không có mạch đập, bị ngất xỉu.
  • Hơi thở yếu, thậm chí ngưng thở.
  • Người bệnh chóng mặt, ngất nằm bất tỉnh.

Ngoài các biểu hiện nguy hiểm kể trên, hãy đưa ngay bệnh nhân tim mạch đến bệnh viện khi nhận thấy cơn đau tim kéo dài, đau khi giơ tay lên, đầu choáng váng, đau vùng cổ, dưới hàm, vùng thượng vị, cơ thể đổ nhiều mồ hôi,… Đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, tránh nguy cơ trụy tim dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây trụy tim mạch

Theo các chuyên gia, tình trạng trụy tim mạch xảy ra một cách đột ngột. Nhiều trường hợp không nhận biết dấu hiệu, trụy tim diễn biến nhanh chỉ trong vài phút khiến tim ngừng đập, não tổn thương nặng dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây trụy tim mạch
Rối loạn chức năng tim dẫn đến ngưng tim, đe dọa tính mạng người bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị trụy tim. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính:

  • Rối loạn nhịp tim ở người đang bị bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây trụy tim hàng đầu hiện nay. Khi nhịp tim thay đổi bất thường, hệ thống điện ngưng hoạt động khiến tim đập quá nhanh hoặc không đập ổn định khiến tim ngừng hoạt động một cách đột ngột.
  • Rung thất mất kiểm soát trong hoạt động khiến buồng tim co bóp quá mức, lúc này thay vì bơm máu, tâm thất chỉ diễn ra các rung động một cách vô ích. Đây là một trong những nguyên nhân gây trụy tim mạch nhiều người gặp phải. Huyết áp giảm đột ngột, máu không cung cấp đến các cơ quan khác dẫn đến khả năng đột tử cao.
  • Rung nhĩ cũng là nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột. Khi đó, xung động tại nút xoang bị trì trệ, thậm chí là ngưng hoàn toàn, trong khi đó các xung động lại xuất phát từ hai buồng tâm nhĩ. Điều này làm cho cơ nhĩ không ngừng bị tác động khiến tâm thất rối loạn bơm máu, dẫn đến tình trạng trụy tim.

Vậy, những đối tượng nào có nguy cơ cao gặp phải tình trạng nguy hiểm này? Các nhóm đối tượng có khả năng trụy tim mạch thường có tiền sử mắc bệnh tim, trước đó đã từng bị nhồi máu cơ tim, gặp biến chứng tim mạch tuy nhiên được cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng có khả năng cao, bạn đọc cần hết sức lưu ý:

  • Người có người thân mắc bệnh tim mạch, bị dị tật tim bẩm sinh.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
  • Người bị dư cân, béo phì, gặp vấn đề về huyết áp, thường xuyên mệt mỏi, cơ thể ù lỳ.
  • Người có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, không ăn uống đầy đủ.
  • Người đang mắc phải các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp cao,…

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc trụy tim mạch dẫn đến tử vong cao hơn so với nữ giới. Đồng thời, số lượng bệnh nhân từ độ tuổi trung niên trở lên là rất cao, tỷ lệ thuận với tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do đó, người già thường có khả năng bị trụy tim, đột tử cao, tiên lượng sống thấp nếu không kịp thời cứu chữa.

Bệnh lý liên quan gây trụy tim

Tình trạng tụy tim mạch có thể là hệ quả của các bệnh tim mạch không được kiểm soát đúng cách. Dưới đây là các trường hợp thường gặp:

Bệnh lý liên quan gây trụy tim
Bệnh tim mạch không điều trị đúng cách tăng nguy cơ trụy tim dẫn đến tử vong
  • Biến chứng bệnh động mạch vành: Trụy tim mạch có khả năng là biến chứng của các bệnh lý về động mạch vành không được điều trị hoặc điều trị bằng biện pháp không phù hợp. Quá trình tắc nghẽn động mạch do các mảng xơ vữa hình thành quá mức khiến tim suy giảm chức năng, lượng máu đổ về tim thấp gây biến chứng.
  • Bệnh tim to, đau tim: Đây cũng là bệnh lý liên quan đến tình trạng trụy tim mạch. Những người được chẩn đoán mắc chứng tim to thường trải qua nhiều triệu chứng khó chịu. Bề dày tim tăng lên, tuy nhiên chức năng tim lại suy yếu. Ngoài ra, các cơn đau tim cũng là tác nhân gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến tình trạng nguy kịch.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Như đã đề cập, đối tượng mắc bệnh tim bẩm sinh, tim có các tổn thương, dị tật từ khi chào đời dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tình trạng trụy tim, ngưng hoạt động tim đột ngột có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Bệnh về van tim: Các vấn đề van tim chủ yếu là hở hoặc hẹp van tim là một trong những bệnh lý liên quan mật thiết với tình trạng trụy tim mạch. Máu không được lưu thông vào tim khiến cơ quan này ngày càng suy giảm hoạt động, một vài trường hợp ngừng đập đột ngột khiến người bệnh tử vong.

Ngoài các bệnh lý đã đề cập, nhiều khả năng trụy tim mạch liên quan đến hiện tượng bất ổn xung điện tại tim, làm tín hiệu truyền đến não bộ bị ngắt quãng. Điều này làm tăng nguy cơ dừng hoạt động tim, não một cách đột ngột khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch.

Chẩn đoán và điều trị trụy tim mạch

Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khi có các biểu hiện trụy tim mạch. Tại đây, bác sĩ sẽ nhanh chóng kiểm tra tình trạng của người bệnh, đo điện tâm đồ xác định có xảy ra rối loạn nhịp tim không.

Đồng thời, bệnh nhân còn được kích thích bằng máy khử rung giúp nhịp tim ổn định về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp đã từng có tiền sử biến chứng bệnh tim trước đó, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác. Chẳng hạn xét nghiệm công thức máu, chụp Xquang, siêu âm,…

Chẩn đoán và điều trị trụy tim mạch
Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, ngăn nguy cơ tim ngưng đập vĩnh viễn

Tùy mức độ trụy tim ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương án khắc phục giúp kéo dài tiên lượng sống, đưa người bệnh ra khỏi tình trạng nguy kịch. Dưới đây là các biện pháp điều trị trụy tim mạch được áp dụng:

Xử lý tức thời

Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện gần nhất ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nguy cơ. Việc chậm trễ thậm chí chỉ trong vài phút giây ngắn ngủi có thể khiến bệnh nhân ngừng tim, chết não tử vong tại chỗ. Bác sĩ nhanh chóng đưa người bệnh đến phòng cấp cứu ngay khi tiếp nhận.

Các thủ thuật cứu chữa tức thời được thực hiện giúp lấy lại nhịp đập cho tim, kích thích lưu thông máu nhằm tránh rủi ro ngừng tim, ngừng thở khiến bệnh nhân tử vong. Chẳng hạn:

  • Thủ thuật hô hấp nhân tạo: Ấn mạnh vào ngực bệnh nhân, thực hiện với thao tác nhanh, mỗi lần ấn từ 100 – 120 cái trong vòng 1 phút. Tác động khiến lòng ngực căng lên hoàn toàn.
  • Sử dụng máy rung tim: Thiết bị chuyên dụng cấp cứu bệnh nhân ngưng tim. Tác dụng của máy giúp kích thích khiến tim đập lại bình thường.

Sau khi lấy lại nhịp đập cho quả tim, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhằm kéo dài tiên lượng sống, giúp người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch.

Điều trị lâu dài

Sau khi được cấp cứu, tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị lâu dài tương ứng. Các biện pháp thường là:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể. Mỗi loại thuốc có công dụng khác nhau. Mục đích giúp người bệnh ổn định huyết áp, duy trì nồng độ cholesterol trong máu về mức ổn định, không quá cao. Người bệnh nên dùng theo hướng dẫn, tuân thủ đúng liều dùng, thời gian sử dụng để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt và an toàn.
  • Nong mạch: Áp dụng khi dòng chảy của máu bị tắc nghẽn do các khối xơ vữa trên thành động mạch. Mạch được nong bằng dụng cụ chuyên dụng, giúp kích thích dòng chảy, tránh tình trạng tắc nghẽn hoặc ứ đọng cục máu đông.
  • Phẫu thuật: Phương pháp thường được áp dụng sau khi người bệnh được phục hồi nhịp tim, nhất là đối với bệnh nhân trụy tim nặng. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bắc cầu, phẫu thuật sửa chữa chuyên sâu giúp phục hồi van tim, mô tim.

Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định giải pháp phù hợp, an toàn nhất cho bệnh nhân. Sau khi can thiệp nội, ngoại khoa, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cải thiện đề kháng, giúp cơ thể phục hồi an toàn.

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy tim mạch có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, trường hợp nặng khả năng điều trị thấp, nguy cơ tử vong cao. Chính vì thế, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, đang điều trị bệnh tim nên chủ động bảo vệ cơ thể, phòng biến chứng dẫn đến trụy tim.

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch
Chăm sóc đúng cách, điều trị theo phác đồ phòng ngừa trụy tim mạch

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh, bạn đọc tham khảo:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không sử dụng thuốc bừa bãi. Khi gặp biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh tim, bạn nên thông báo để được bác sĩ điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh tim nên hạn chế ăn quá mặn, không ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, quá ngọt,… Về thức uống, ưu tiên bổ sung nước ép từ rau củ quả tươi, hạn chế lạm dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn. Tốt nhất hãy tránh xa khói thuốc lá.
  • Bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn, hạn chế làm việc quá sức. Không nên lo lắng quá mức, tình trạng căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe, ảnh hưởng huyết áp và nhiều vấn đề khác.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập thể dục, vận động cơ thể vừa sức giúp điều hòa lưu thông máu, ổn định nhịp tim.
  • Tái khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe, theo dõi huyết áp, chỉ số đường huyết, nhịp tim. Nếu có sự bất thường nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ để kịp thời khắc phục, ngăn biến chứng đe dọa tính mạng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng trụy tim mạch. Có rất nhiều yếu tố tác động gây nên tình trạng này. Trường hợp không kịp thời phát hiện và cứu chữa, khả năng cao có thể gây ngừng tim hoàn toàn, người bệnh tử vong. Do đó, chuyên gia khuyến cáo bạn nên khám sức khỏe định kỳ, trường hợp mắc bệnh tim mạch cần điều trị theo phác đồ, phòng ngừa rủi ro gây hại cho sức khỏe và tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi...
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim

Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các hoạt chất có trong...

Thông tin cơ bản về cây óc chó

Cây Óc Chó Chữa Hở Van Tim Có Thật Sự Tốt Như Lời Đồn?

Cây óc chó được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe...

Tác hại của bia rượu đối với sức khỏe

Bệnh Tim Có Nên Uống Bia Rượu Không? Bác sĩ chia sẻ

Bệnh tim có nên uống bia rượu không? Đa số các trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyến cáo...

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.