Bệnh Tim Có Nên Uống Trà Không? Tốt Hay Là Hại?

Bệnh tim có nên uống trà không? Người bệnh có thể sử dụng trà với lượng vừa đủ để cải thiện tình trạng tim mạch. Bên cạnh đó nên lựa chọn loại trà phù hợp, dùng đúng cách để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn khiến bệnh tim mạch trở nên nghiêm trọng.

Bệnh tim có nên uống trà không?

Bệnh tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Theo thống kê, tỷ lệ người tử vong do mắc bệnh tim mạch trên thế giới ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh những ai còn chủ quan đối với căn bệnh này.

Bệnh tim có nên uống trà không?
Bệnh tim mạch kéo dài gây ra nhiều biến chứng

Có rất nhiều vấn đề tại tim, trong đó kể đến một số bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim, van tim, nhồi máu cơ tim,… Mỗi bệnh lý sẽ có mức độ nguy hại khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung bệnh tim mạch gây ra không ít triệu chứng, tình trạng nặng tổn thương tim thậm chí không thể phục hồi.

Bên cạnh các thắc mắc về việc làm thế nào để điều trị bệnh tim, nhiều người còn đặt ra nghi vấn xoay quanh vấn đề ăn, uống đối với bệnh nhân tim mạch sao cho hợp lý. Trong đó có thắc mắc bệnh tim có nên uống trà không?

Trên thị trường có rất nhiều loại trà, kể đến như trà xanh, trà đen, trà thảo mộc, trà hoa,… Mỗi loại trà có hương vị riêng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh tim có thể uống trà, tuy nhiên cần lựa chọn, sử dụng theo cách thích hợp, tránh tác dụng phụ ảnh hưởng quá trình điều trị.

Bệnh tim có nên uống trà không?
Người bị bệnh tim có nên uống trà không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Những lợi ích mà việc sử dụng trà đúng cách đem lại cho sức khỏe có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tim, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch gây hại sức khỏe. Bởi một số hoạt chất có trong trà giúp thư giãn, mở rộng động mạch, giảm rủi ro cục máu đông hình thành, kích hoạt máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Trong trà còn có các hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Uống trà đúng cách giúp bạn duy trì cân nặng, đốt cháy cholesterol xấu, làm giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, giảm mỡ thừa. Sử dụng đúng cách còn giúp bạn kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa sớm cho cơ thể.
  • Uống trà mỗi ngày với lượng phù hợp, đúng cách giúp trí nhớ cải thiện, ngăn nguy cơ não hoạt động kém do thiếu dinh dưỡng, lão hóa tự nhiên. Lợi ích này khá tốt cho đối tượng tuổi cao đồng thời đang gặp vấn đề tim mạch làm máu lên não bị thiếu hụt.
  • Uống trà đúng cách, lựa chọn loại trà phù hợp giúp bạn thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, stress giúp quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.

Vì thế, với câu hỏi bệnh tim có nên uống trà không? Câu trả lời là có, tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn trà phù hợp, không lạm dụng, chỉ sử dụng với liều lượng vừa đủ. Kết hợp điều trị, chăm sóc cơ thể đúng cách để bảo vệ sức khỏe, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh tim mạch.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua

Các loại trà cho người bệnh tim

Như trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh tim có nên uống trà không, câu trả lời là có. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh cần lựa chọn loại trà phù hợp, sử dụng đúng cách nhằm tránh gây tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Dưới dây là một số loại trà cho người bệnh tim, bạn đọc có thể tham khảo:

Bệnh tim có nên uống trà không? Uống trà đen

Trong các loại trà tốt cho người bệnh tim, bạn đọc có thể sử dụng trà đen. Trà đen có nguồn gốc từ lá cây bụi, tên khoa học của loài cây này là Camellia Sinensis. Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời còn có chất kích thích và một lượng caffeine nhất định.

Các loại trà cho người bệnh tim
Người bị bệnh tim uống lượng vừa đủ trà đen mỗi ngày

Người đang mắc bệnh tim mạch có thể sử dụng trà với liều lượng phù hợp. Nhờ các hoạt chất có trong trà, người đang gặp vấn đề tại tim có thể khắc phục một số vấn đề, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Những tác dụng tuyệt vời khi nhắc đến trà đen đối với sức khỏe như:

  • Làm người sử dụng tỉnh táo, tăng cường năng lượng giúp cơ thể vận động, làm việc hiệu quả hơn.
  • Mang lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng biến chứng và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
  • Giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tiêu hóa tốt,…

Ngoài những lợi ích kể trên, sử dụng trà đen còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Trong đó chẳng hạn như giúp hạn chế cholesterol xấu tăng cao, tiểu đường, sỏi thận,…

Dùng đúng cách, không lạm dụng trà đen để tránh các tác dụng phụ như đau đầu, tiểu nhiều, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tim, do trong trà vẫn chứa một lượng caffeine nhất định.

Người bệnh tim có thể uống trà xanh

Bệnh tim có nên uống trà không? Đặc biệt đối với trà xanh, câu hỏi này càng được nhiều người quan tâm. Theo đó, trà xanh mang lại rất nhiều lợi ích đối với người đang gặp vấn đề tim mạch. Cùng điểm qua các lợi ích điển hình nhất như:

Các loại trà cho người bệnh tim
Người bệnh sử dụng trà xanh, tuy nhiên không lạm dụng, chỉ dùng với lượng vừa đủ

Hỗ trợ ngăn ngừa rủi ro nhồi máu cơ tim.

  • Trong trà xanh chứa hàm lượng chống viêm, chất chống oxy hóa dồi dào giúp ngăn ngừa rủi ro tim đập nhanh, chậm bất thường. Theo các nhà khoa học, nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng trà xanh đúng cách giúp người bệnh tim ngăn nguy cơ rung nhĩ gây biến chứng tim mạch.
  • Uống trà xanh còn giúp phòng tránh nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm tích tụ vật chất trên thành động mạch gây tắc mạch dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Sử dụng trà xanh đúng cách giúp bệnh nhân bảo vệ sức khỏe, ngăn tổn thương tim nặng nề hơn.
  • Sử dụng trà xanh còn giúp người bệnh ngăn rủi ro gặp phải bệnh mạch vành ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính nhờ vào các lợi ích kể trên, người bệnh tim hoàn toàn có thể sử dụng trà xanh. Mặc dù vậy bạn cần lưu ý, chỉ dùng với lượng vừa phải, không lạm dụng. Bởi, trà xanh tuy không gây quá nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên trong trà có chứa catechin tác động lên gan.

Do đó, bạn chỉ nên dùng lượng ít mỗi ngày để ngăn chặn các tác động khác ảnh hưởng lên sức khỏe tổng thể, nhất là rủi ro gây hại cho quá trình chữa bệnh tim mạch.

Tham khảo thêm: Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Sử dụng trà vỏ cam cho người bệnh tim

Trà vỏ cam cũng là loại trà tốt cho người đang gặp vấn đề tim mạch. Quả cam chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, khi sử dụng bạn có thể để lại vỏ cam dùng làm thức uống. Trà từ vỏ cam có mùi thơm tự nhiên, tính thư giãn cao, giúp người dùng giảm căng thẳng, stress.

Sử dụng trà vỏ cam giúp tăng cường đề kháng, ổn định hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ vỏ cam có chứa nhiều flavonoid, chất xơ, vitamin C, polyphenol, folate, riboflavan, canxi,… Không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, trà vỏ cam còn giúp kiểm soát đường huyết, giúp giảm mỡ, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.

Các loại trà cho người bệnh tim
Trà vỏ cam khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Mặc dù người ta nhắc đến nhiều lợi ích mà trà vỏ cam mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng. Sử dụng bất kỳ thức uống nào cũng chỉ dùng lượng vừa đủ, không uống quá nhiều nhằm tránh rủi ro gặp phải phản ứng phụ không mong muốn.

Sử dụng trà cam thảo tốt cho tim mạch

Bệnh tim có nên uống trà không? Bạn có thể tham khảo và sử dụng trà cam thảo. Loại trà này mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trong đó đặc biệt là đối với tim mạch. Cụ thể như sau:

  • Trà cam thảo tốt cho bệnh nhân đang bị cảm, cúm, cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Kiểm soát cholesterol xấu, ổn định huyết áp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tim mạch hiệu quả và an toàn.
  • Ngoài ra, trà cam thảo có hương thơm tự nhiên, giúp chữa hôi miệng, giảm stress, thư giãn tinh thần.
  • Bổ sung các dưỡng chất có trong trà cam thảo giúp cơ thể tăng cường đề kháng, ngăn nguy cơ gia tăng đường hu
  • yết ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không những thế, trà cam thảo còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ổn định nội tiết tố trong cơ thể.

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích kể trên, tuy nhiên người đang gặp vấn đề về tim mạch không nên lạm dụng loại trà này. Không dùng quá 350ml trà cam thảo mỗi ngày để tránh xảy ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tim.

Bệnh tim có nên uống trà không? Trà atiso

Trà atiso là phần nụ hoặc lá cây atiso, một loại cây họ hướng dương. Uống trà atiso rất tốt cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, đặc biệt còn mang lại cảm giác thư thái, giảm stress hiệu quả.

Các loại trà cho người bệnh tim
Làm mát cơ thể, xoa dịu cảm giác khó chịu bằng tách trà atiso

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà loại trà này mang lại cho sức khỏe:

  • Trà aitso tốt cho hệ tiêu hóa, giúp người đang gặp vấn đề tại cơ quan này cải thiện triệu chứng như đau bụng, tiêu hóa kém,…
  • Đặc biệt đối với bệnh nhân gặp vấn đề tim mạch, sử dụng trà atiso đúng cách còn giúp kiểm soát cholesterol trong máu, kích hoạt máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch.
  • Sử dụng trà giúp duy trì cân nặng cân đối, ổn định chỉ số đường huyết ngăn ngừa rủi ro bệnh tim gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài những lợi ích kể trên, trà atiso còn mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác. Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng, uống quá nhiều trà atiso mỗi ngày có thể dẫn đến chướng bụng, chán ăn, tạo áp lực lên gan, thận ảnh hưởng hai cơ quan này.

Tham khảo thêm: Thường xuyên sử dụng thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Lưu ý khi uống trà cho người bệnh tim

Bệnh tim có nên uống trà không? Nội dung bên trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề này. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng các loại trà được giới thiệu như trên, sử dụng hợp lý để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Tuy nhiên khi dùng bạn cần lưu ý:

  • Lựa chọn loại trà phù hợp, sử dụng liều lượng cân đối, không nên uống quá nhiều trà trong một ngày. Không nên kết hợp nhiều loại trà, tốt nhất nên sử dụng một loại trong một lần uống nhằm tránh gặp phải các phản ứng tương tác không tốt cho sức khỏe.
  • Không sử dụng trà đã có dấu hiệu hư hỏng, nên tìm mua trà ở nơi bán uy tín, chất lượng.
  • Sử dụng trà trong quá trình điều trị bệnh tim theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng kết hợp bữa bãi có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn, kết hợp chăm sóc sức khỏe đúng cách, ăn uống đều độ, tập luyện thể dục, thể thao, duy trì cân nặng cân đối.
  • Tái khám theo lịch hẹn, trường hợp gặp phải các phản ứng lạ, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được các thắc mắc về việc bệnh tim có nên uống trà không. Người bệnh có thể uống trà, tuy nhiên cần sử dụng đúng loại, dùng với lượng vừa đủ. Không lạm dụng quá nhiều trà có thể khiến cơ thể gặp các phản ứng phụ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tim.

Có thể bạn quan tâm

Cách kiểm tra tim mạch tại nhà chính xác

Cách Kiểm Tra Tim Mạch Tại Nhà Chính Xác, Dễ Thực Hiện

Biết được những cách kiểm tra tim mạch tại nhà giúp bạn sớm phát hiện bất thường và nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, xử lý phòng ngừa rủi...
Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Bệnh Tim Có Nên Đi Bộ Hay Chạy Bộ Không? [Nên Biết]

Bệnh tim có nên đi bộ hay chạy bộ không? Người bệnh có thể tham gia thể dục thể thao,...

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim

Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các hoạt chất có trong...

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình...

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *