Viêm amidan ở trẻ: Cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời

Viêm amidan ở trẻ là bệnh lý phổ biến, nó có thể nhanh chóng biến mất sau một vài ngày hoặc gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên biết rõ về bệnh lý này, dưới đây là những thông tin quan trọng.

viêm amidan ở trẻ
Viêm amidan ở trẻ gây ra nhiều khó chịu nên cần được điều trị sớm

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Viêm amidan là tình trạng nhiễm trùng amidan do virus hoặc một số loại vi khuẩn. Amidan là các khối mô to bằng đầu ngón tay cái, nằm ở hai bên thành họng. Nó đóng vai trò như một hàng phòng thủ của cơ thể, chịu trách nhiệm lọc bất kỳ mầm bệnh hoặc vi khuẩn nào có hại cho cơ thể. Chính vì điều này mà chúng rất dễ bị nhiễm trùng.

Có nhiều nguyên nhân khiến amidan của trẻ dễ bị viêm, cụ thể gồm:

  • Cảm lạnh thông thường dễ gây bệnh viêm amidan do sự kết hợp giữa các virus cảm cúm, virus Adeno, virus Corona, virus Rhino.
  • Vi khuẩn Streptococci nhóm A lây lan bằng cách tiếp xúc với những người bị nhiễm vi khuẩn này. Đây là loại nhiễm khuẩn dẫn đến viêm amidan phổ biến nhất.
  • Vi khuẩn gây viêm phổi như chlamydia, Streptococcus, Staphylococcus aureus và mycoplasma, Fusobacterium, hay vi khuẩn ho gà, giang mai và vi khuẩn lậu có thể gây nên viêm amidan ở trẻ.

Viêm amidan dễ dàng lây lan sang người khác thông qua ho, hắt hơi, hôn hay chia sẻ thức ăn và đồ uống.

→Xem thêm: Cách chữa viêm Amidan bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Triệu chứng viêm amidan của trẻ

Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ tương tự như triệu chứng ở người lớn, bao gồm:

  • Khó nuốt: khi amidan cọ sát vào cổ họng, nó sẽ gây đau đớn và khó chịu, do đó trẻ không chịu được cơn đau dẫn đến chán ăn, không muốn ăn uống.
  • Sốt: khi mầm bệnh xâm nhập vào hệ bạch huyết của cơ thể, cơ thể sẽ báo động bằng cơn sốt.
  • Hơi thở hôi: nhiễm vi khuẩn trong cổ họng gây ra mùi hôi
  • Chảy nước dãi nhiều: đây là triệu chứng đặc biệt ở trẻ bị viêm amidan. Do amidan đau, bé không chịu nuốt dẫn đến nước bọt dư thừa nhiều trong miệng.
  • Phát ban: hay còn gọi là sốt đỏ, hình thành thường do vi khuẩn Streptococcus nhóm A xâm nhập cơ thể tạo nên phát ban ở cổ, lưng, bụng hoặc mặt. Các vết loét nhỏ cũng được tìm thấy trên lưỡi tương tự như quả dâu tây.
  • Ho: ho liên tục do đau dữ dội ở cổ họng là dấu hiệu viêm amidan ở trẻ
  • Đau tai: cơn đau từ amidan có thể truyền đến tai và gây đau đớn dữ dội. Nếu trẻ ngoáy tai trong khi nuốt và khóc, bố mẹ có thể nghĩ đến việc con bị viêm amidan.
  • Sưng hạch bạch huyết: nếu khu vực quanh cổ và dưới hàm sưng lên đó có thể là do bé bị viêm amidan.

Biến chứng viêm amidan ở trẻ

Nếu không được điều trị thích hợp, viêm amidan có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Ngưng thở khi ngủ: các amidan sưng lên làm tắc nghẽn đường thở gây cản trở nhịp thở.
  • Áp xe: nhiễm trùng amidan làm tiết ra một chất lỏng nhớt bao gồm tế bào bạch cầu, mảnh vụn tế bào và tế bào chết thường được gọi là mủ.  Áp xe xảy ra khi mủ mắc kẹt trong khoảng trống giữa các mô amidan mềm và làm rò rỉ máu dẫn đến nhiều biến chứng khác.
  • Viêm cầu thận cấp: vi khuẩn Streptococcus nhóm A không chỉ gây viêm amidan mà có còn dẫn đến viêm cầu thận cấp tính.
  • Sốt thấp khớp: xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng chống lại sự nhiễm trùng trong trường hợp vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây viêm amidan.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm amidan, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là trong các trường hợp như:

  • Trẻ không ăn hoặc uống được vì đau
  • Trẻ bị thay đổi giọng nói hoặc khó khăn trong việc nghe
  • Trẻ bị sưng, đau ở hàm và khó mở miệng
  • Trẻ bị cứng cổ
  • Trẻ không đi tiểu trong 12 giờ, mệt mỏi hoặc rất yếu
  • Trẻ bị ngừng thở khi ngủ

Chẩn đoán viêm amidan ở trẻ

Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ và kiểm tra cổ họng. Bác sĩ hoặc y tá có thể sử dụng tăm bông mềm để lấy mẫu từ amidan và cổ họng để xác định vi khuẩn Streptococcus có gây nhiễm trùng không. Nếu chẩn đoán đó là viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Nếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn Strep cho kết quả âm tính, thì nguyên nhân gây viêm amidan là virus do đó sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại tác dụng.

Ngoài ra, để chẩn đoán thêm chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận nhiễm trùng là do vi khuẩn hay virus.

điều trị viêm amidan ở trẻ
Đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh

Điều trị viêm amidan ở trẻ

Điều trị viêm amidan ở trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn và mức độ bệnh. Trẻ có được thể điều trị theo các cách sau:

  • Acetaminophen là thuốc không kê đơn được dùng để làm giảm đau và sốt. Nên được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ vì Acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu dùng không đúng cách.
  • Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi viêm amidan do vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh không chứa steroid chẳng hạn như ibuprofen có công dụng giảm sưng, đau và sốt. Đây cũng là một loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ vì thuốc có thể gây chảy máu dạ dày.
  • Phẫu thuật cắt amidan được áp dụng khi trẻ bị viêm amidan mãn tính hoặc tái phát. Phẫu thuật này có thể được thực hiện nếu kháng sinh không đem lại tác dụng.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chắc chắn cho trẻ uống nhiều nước và được nghỉ ngơi. Nên cho trẻ ăn chất lỏng, thức ăn mềm như súp, sữa, sinh tố. Và cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau họng.  Giữ riêng ly uống nước, dụng cụ ăn uống của trẻ và rửa sạch chúng bằng xà phòng, nước nóng.

Phòng ngừa viêm amidan ở trẻ

Những đứa trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị viêm amidan. Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm amidan ở trẻ là hạn chế việc chia sẻ đồ ăn, tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên và giữ gìn vệ sinh thật tốt. Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau củ quả, thịt cá,..

Đảm bảo môi trường sạch, thoáng và loại bỏ vi khuẩn có hại trong ngôi nhà bằng cách dọn dẹp vệ sinh. Thường xuyên chà rửa vật dụng cá nhân, đồ chơi của trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

Điều trị viêm amidan ở trẻ kịp thời là cách tốt nhất để giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh. Nếu nhận thấy triệu chứng, hãy đưa trẻ đến thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp nghiêm trọng nếu không được tiến hành thăm khám và...

Các biến chứng sau cắt amidan có thể gặp và phòng ngừa

Phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp tương đối đơn giản, an toàn nhưng cũng có thể tiềm ẩn...

Sau cắt amidan nên ăn những hoa quả gì để khỏi bệnh?

Việc sử dụng thực phẩm không đúng cách, đặc biệt là trái cây có thể gây hại đối với sức...

Viêm Amidan không sốt – Những điều bệnh nhân cần biết

Viêm amidan không sốt thường là biểu hiện của bệnh lý ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường...

Viêm Amidan khạc ra máu có nguy hiểm không?

Viêm amidan khạc ra máu là triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm amidan mãn tính, tình trạng...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *