Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn có thể dùng lá trầu không làm nước tắm ngâm rửa vết thương hoặc phối hợp với nguyên liệu khác bôi lên vùng da bị vảy nến cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Tác dụng trị bệnh vảy nến của lá trầu không

Lá trầu không, còn được gọi là trầu lương, lâu diệp – bên cạnh việc dùng nhiều trong cưới hỏi, lễ lộc, nguyên liêu trên còn được dùng để điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có khả năng hạ khí, tiêu viêm, sát trùng, thường được dùng để chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu, trong đó có bệnh vảy nến.

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không
Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng.

Vẩy nến là bệnh lý da liễu phổ biến, đặc trưng bởi các tế bào trên da tăng sinh nhanh chóng (gấp 10 lần so với tốc độ người bình thường). Điều này khiến cho các tế bào da mới được hình thành tích tụ trên bề mặt, tạo thành các lớp vảy trắng bạc, đôi khi gây ngứa và đau đớn.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu, các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi , các hoạt chất như alkaloid, carvacrol, eugenol, chavicol, tanin cùng nhiều vitamin, các axit amin. Nhờ vào đó, lá trầu không có đặc tính kháng sinh mạnh, chống được nhiều chủng vi khuẩn, nấm nhạy cảm. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng giảm sưng viêm,ngứa do vảy nến, hạn chế tình trạng vẩy nến trên da lan sang các khu vực khác.

Cách dùng lá trầu không chữa bệnh vảy nến

Lá trầu không là nguyên liệu vô cùng phổ biến, có thể được tìm thấy ở nhiều nơi. Cách dùng nguyên liệu trên trị bệnh vẩy nến cũng tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo mẹo sau đây:

lá trầu không chữa bệnh vây nến
Cách dùng lá trầu không trị bệnh vẩy nến cũng tương đối đơn giản, dễ thực hiện.

1. Tắm nước lá trầu không

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15 lá trầu không
  • 2 nắm rau răm
  • 15 lá bèo dâu
  • 1 nhúm muối (vừa đủ).

Thực hiện:

  • Đem rửa tất cả các nguyên liệu trên thật sạch bằng nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt lá.
  • Đun 2 lít nước, khi nước sôi thì cho tất cả các nguyên liệu trên vào cho đến khi mềm nhừ ra thì tắt bếp.
  • Dùng nước trên để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do vảy nến. Dùng phần lá chà nhẹ nhàng cho các lớp vảy bong ra.
  • Thực hiện 1 lần / ngày, kiên trì cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

2. Kết hợp lá trầu không – dầu dừa

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5 lá trầu không
  • dầu dừa nguyên chất

Thực hiện:

  • Đem lá trầu không rửa sạch, để ráo nước, giã (hoặc xay nhuyễn) để ép lấy nước cốt.
  • Trộn nước ép từ lá trầu không và dầu dừa với nhau, sau đó bôi hỗn hợp lên da và lau khô. Sau 15 phút thì bắt đầu rửa da với nước lạnh cho thật sạch.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh vẩy nến bằng lá trầu không

Trong quá trình dùng lá trầu không chữa bệnh vẩy nến, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Vẩy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do hoạt động bất bình thường của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Việc áp dụng mẹo chữa bệnh bằng lá trầu không nói riêng và các mẹo tự nhiên khác nói chung chỉ có khả năng kiểm soát triệu chứng: bong da, tróc vảy, ngứa… trong đợt phát bệnh chứ không có khả năng trị bệnh tận gốc.

Tác dụng chữa bệnh vảy nến của lá trầu không cần nhiều thời gian để phát huy. Vì thế, người bệnh cần kiên trì, thực hiện đều đặn mỗi ngày, hạn chế ngắt quãng giữa chừng để bài thuốc phát huy tác dụng tối ưu.

Cách chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Sau một thời gian áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển, nên ngưng và tìm kiếm giải pháp trị bệnh khác phù hợp hơn.

Việc áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày cũng được xem là yếu tố quan trọng để kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển, bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh da thật sạch, bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi…
  • Không gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm kem dưỡng dịu nhẹ để làm mềm lớp vảy và dịu thương tổn.
  • Hạn chế lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bùng phát.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho người bị bệnh vảy nến như thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, vitamin D, vitamin A, vitamin B2, axit béo omega-3, axit folic, chất chống oxy hóa…

Trên đây là một số thông tin về cách chữa bệnh vẩy nến bằng lá trầu không. Nhìn chung, cách trị bệnh dân gian không có khả năng chữa bệnh triệt để nhưng có thể làm giảm nhẹ triệu chứng một cách an toàn, lành tính. Tuy nhiên, cần kiên trì để thu được hiệu quả cao.

Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu thêm một số trường hợp được miễn, hoãn nghĩa vụ quân sự

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Bị vảy nến có đi nghĩa vụ quân sự được không là thắc mắc của nhiều thanh thiếu niên. Theo...

Stress: Một yếu tố khiến bệnh vẩy nến bùng phát nghiêm trọng

Stress có thể kích hoạt các phản ứng làm cho những triệu chứng của bệnh vẩy nến ngày càng trầm...

10 lưu ý giúp phòng bệnh vảy nến tái phát

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh vẩy nến lại khiến nhiều người khó chịu và ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Một điều mà nhiều người muốn biết là liệu bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Hãy cùng lắng...

Bệnh vảy nến có lây truyền không?

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không? Cách phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Bởi, bệnh hình thành những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *