5 Cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa trị bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng vì có nguyên liệu gần gũi và phù hợp với hầu hết các đối tượng. Nếu thực hiện phương pháp này đều đặn, mức độ tổn thương và triệu chứng trên da sẽ có những chuyển biến tích cực.

chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian
Học cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian

Gợi ý 5 cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian lành tính

Vảy nến là một dạng tổn thương da mãn tính, hình thành do quá trình tăng sinh bất thường của biểu bì sừng. Vì tốc độ sừng hóa của da nhanh hơn gấp nhiều lần so với người bình thường, nên ở bệnh nhân vảy nến da luôn trong tình trạng có vảy trắng, ngứa ngáy và khó chịu.

Vảy nến là bệnh lành tính và hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên đến nay bệnh lý này vẫn chưa thể điều trị hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh lại có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm, gây ngứa và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiều người bệnh đã thực hiện các phương pháp dân gian để làm giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

1. Tắm bằng muối biển

Muối biển có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng mạnh, vì vậy nguyên liệu này có khả năng ngăn ngừa bội nhiễm, giảm sưng viêm và cải thiện cơn ngứa.

Bạn có thể áp dụng phương pháp tắm muối biển để làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Nếu triệu chứng bùng phát vào mùa đông, bạn nên sử dụng nước ấm để tắm nhằm làm mềm và giảm tình trạng ngứa ngáy.

chữa bệnh vảy nến bằng cách dân gian
Tắm bằng muối biển năng ngăn ngừa bội nhiễm, giảm sưng viêm và cải thiện cơn ngứa.

Thực hiện:

  • Dùng 1 – 2 thìa muối biển cho vào thau nước ấm
  • Khuấy đều để muối tan hoàn toàn
  • Dùng nước muối tắm như bình thường

Với cách này bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra khi thực hiện, cần gia giảm lượng muối cho phù hợp. Bỏ quá nhiều muối có thể gây rát ở những vùng da có xuất huyết và chảy dịch.

2. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Hàm lượng axit oleic trong dầu dừa khá cao, thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi tế bào da. Sử dụng dầu dừa đều đặn còn ức chế tụ cầu vàng và ngăn ngừa bội nhiễm da.

chữa bệnh vảy nến bằng cách dân gian
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa, phục hồi tế bào da và ngăn ngừa nhiễm trùng

Thực hiện:

  • Dùng 1 lượng dầu dừa vừa đủ
  • Thoa nhẹ nhàng lên vùng da đã được làm sạch
  • Để trong khoảng 15 – 20 phút
  • Sau đó rửa lại bằng nước ấm

Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ ngày bạn sẽ nhận thấy tình trạng bong vảy và ngứa ngáy giảm đi đáng kể.

Xem thêm: 9 Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa cực hay từ dân gian

3. Nước tắm từ muối và lá trầu không

Lá trầu không là vị thuốc nam quen thuộc. Thảo dược này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa nên thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh ngoài da.

Phương pháp tắm nước lá trầu không và muối biển giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vết hồng ban. Đồng thời có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm và ngứa ngáy.

Thực hiện:

  • Đem rửa sạch 10 lá trầu không rồi cắt nhỏ
  • Cho vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút
  • Đổ vào thau và thêm 2 thìa muối
  • Pha thêm nước để làm giảm nhiệt độ và tắm như bình thường

Nếu triệu chứng ngứa không thuyên giảm khi tắm nước muối không, bạn có thể áp dụng phương pháp này để tăng khả năng giảm ngứa.

4. Cây muồng trâu

Cây muồng trâu không chỉ được dân gian sử dụng để chữa các chứng bệnh thường gặp mà còn được dược lý hiện đại chứng minh có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh.

Với đặc tính dược liệu đa dạng (sát trùng, tiêu độc, tiêu viêm, giảm ngứa và sát khuẩn), cây muồng trâu có thể làm giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh vảy nến.

chữa bệnh vảy nến bằng cách dân gian
Đắp lá muồng trâu lên da có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải độc và giảm ngứa

Thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá non của cây muồng trâu, đem rửa sạch và để ráo
  • Sau đó giã nhuyễn và pha với nước theo tỷ lệ 2:1
  • Dùng nước cốt của cây muồng trâu thoa lên vùng da bị ngứa
  • Ngày thực hiện từ 3 – 4 lần
  • Sau khi thoa khoảng 2 tiếng nên rửa sạch lại bằng nước ấm

5. Lá tía tô làm giảm ngứa do vảy nến

Tía tô là loại rau gia vị phổ biến với người Việt. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tính ấm, tác dụng tán phong hàn và giải biểu nên được sử dụng để điều trị các chứng cảm cúm thông thường.

Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng sát khuẩn mạnh, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vùng da bị tổn thương mãn tính.

chữa bệnh vảy nến bằng cách dân gian
Bài thuốc từ lá tía tô có khả năng sát khuẩn mạnh, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng

Để làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:

Thực hiện:

  • Đem 1 nắm lá tía tô rửa sạch và để ráo
  • Sau đó vò nát lá và cho vào nồi đun sôi
  • Dùng nước tắm hằng ngày, sau đó tận dụng bã đắp lên vùng da bị ngứa

Tía tô ít gây kích ứng nên bạn có thể sử dụng hằng ngày để khắc phục tình trạng ngứa, đồng thời ngăn chặn các triệu chứng bùng phát.

Những lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian

Vảy nến là bệnh mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần. Chính vì vậy khi áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.

Ngoài ra khi áp dụng các phương pháp dân gian, bạn cần chú ý các thông tin quan trọng sau:

  • Tác dụng của phương pháp dân gian thường chậm phát huy. Nếu không kiên trì áp dụng và duy trì trong thời gian dài, triệu chứng trên da có thể không được cải thiện.
  • Những cách chữa từ dân gian chỉ phù hợp trong giai đoạn bệnh nhẹ. Trong trường hợp triệu chứng bùng phát mạnh, cần phối hợp với việc dùng thuốc đặc hiệu.
  • Phải vệ sinh thảo dược kỹ lưỡng, tránh tình trạng bụi bẩn và hóa chất trong nguyên liệu khiến da bị kích ứng và ngứa ngáy.
  • Bệnh vảy nến chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tâm lý. Chính vì vậy, cần điều chỉnh các yếu tố này để hỗ trợ tác dụng của những phương pháp điều trị.
  • Nếu da xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên ngưng áp dụng và liên hệ với nhân viên y tế trong trường hợp dị ứng nghiêm trọng.

Tác dụng chữa vảy nến bằng các phương pháp dân gian đều phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người. Trong trường hợp không nhận thấy cải thiện, bạn nên chủ động ngưng thực hiện và thay thế bằng các phương pháp mới.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Một số món ăn tốt cho người bệnh vảy nến là canh khổ qua, canh rau má, chè đậu xanh, canh bí đao,...

Lưu ngay 7 món ăn cho người bị vảy nến cực tốt nên thử

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng...

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...

12+ cách trị bệnh vẩy nến tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn và các phương pháp chữa trị chuyên sâu theo hướng dẫn của...

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nếp gấp… là các loại vảy nến thường gặp. Ở...

Bệnh vẩy nến trong mùa hè: Những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh vẩy nến thường được cải thiện nhiều hơn vào mùa hè. Lúc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *