Tập thể dục có lợi ích như thế nào với người bệnh vẩy nến?

Bạn đã từng nghe đến phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến bằng cách tập thể dục bao giờ chưa. Nhưng có thể bạn sẽ ngại vì sẽ làm bệnh trầm trọng hơn hoặc thấy không thoải mái khi đến những nơi đông người. Hãy theo dõi những chia sẻ của chuyên gia để hiểu được tại sao nên tập thể dục để cải thiện bệnh vẩy nến.

tập thể dục và bệnh vẩy nến
Tập thể dục giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vẩy nên

Lợi ích của việc tập thể dục với người mắc bệnh vẩy nến

Theo ông Alan Menter, trưởng khoa Da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Baylor: “Việc tập thể dục đóng một vai trò quan trọng đối với việc điều trị bệnh vẩy nến.”

tập thể dục khi bị vẩy nến
Thường xuyên tập thể dục là cách cải thiện bệnh vẩy nến nên áp dụng

Điều đó nghĩa là như thế nào? Tập thể dục đều đặn là cách kiểm soát cân nặng hiệu quả, điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Ông Menter cũng cho hay: “Thông thường người mắc bệnh vẩy nến có cân nặng trung bình lớn hơn 7% so với những người không mắc bệnh.”

Khá mơ hồ để lý giải mối liên quan giữa bệnh béo phì và bệnh vẩy nến. Người bị béo phì dễ bị viêm da mãn tính, khiến cho tình trạng bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn. Khi có thể có nhiều tế bào mỡ thì tình trạng viêm da cũng ngày càng gia tăng, điều này làm cho việc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Tập thể dục cũng cung cấp nhiều ích lợi khác đối với sức khỏe. Khi cân nặng được kiểm soát sẽ giúp cải thiện được bệnh tim. Đồng thời giúp cho việc hấp thụ các loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến dễ dàng hơn. Trong khi các bệnh nhân béo phì thường có phản ứng chậm khi dùng thuốc trị bệnh.

Một vài khó khăn khi tập thể dục mà người bị vẩy nến hay gặp phải

Người mắc bệnh vẩy nến cũng có thể gặp phải một số khó khăn trong quá trình tập thể dục. Cụ thể đó là những vấn đề sau:

  • Do bệnh gây tổn thương trên da nên nhiều người ngại khi đến nơi công cộng. Thậm chí nhiều người tự cô lập và không thể vận động nhiều trong suốt thời gian tập luyện. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, dễ gây stress và làm cho tình trạng bệnh có xu hướng xấu đi.
  • Chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao cũng có thể kích thích phản ứng viêm, làm cho bệnh vẩy nến ngày càng trầm trọng hơn.
  • Ra nhiều mồ hôi và tình trạng ma sát trong quá trình tập luyện có thể ảnh hưởng đến những tổn thương khi mắc bệnh vẩy nến. Đặc biệt ở những khu vực kín như háng, ngực và nếp gấp ở bụng.
  • Khi người bệnh tập luyện quá sức cũng có thể gây đau khớp mà các bác sĩ hay gọi là bệnh viêm khớp vẩy nến. Đây là tình trạng viêm khớp và vẩy nến xảy ra đồng thời làm cho sức khỏe của bệnh nhân ngày càng giảm sút.

Những lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến khi tập thể dục

Việc duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có hiệu quả và rất hữu ích với người bị vẩy nến. Tuy nhiên do sức khỏe của bạn lúc này bị giảm sút khá nhiều nên cần phải lưu ý một vài điều như sau:

cách tập thể dục cho người bị vẩy nến
Đi bộ là cách tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với người bị vẩy nến
  • Khi mới bắt đầu đừng vội lựa chọn những bài tập mạnh vì cơ thể bạn chưa quen với cường độ đó. Vì vậy hãy bắt đầu với tốc độ chậm và giữ cho tâm trạng thật sự thoải mái. Đi bộ nhẹ nhàng quanh khu vực bạn sống cũng là cách bắt đầu khá thú vị và đơn giản. Trường hợp gắng sức quá sớm dễ làm bạn cảm thấy nản chí, đau đớn và thậm chí bị thương trong quá trình tập. Thay vào đó hãy tập chậm rồi tăng dần cường độ tập theo thời gian.
  • Tìm một người bạn tập chung để có thêm động lực và chia sẻ nhiều hơn. Người bệnh vẩy nến thường có xu hướng ngại tiếp xúc và không tự tin khi tiếp xúc với người khác. Đây là cơ hội để bạn tự tin và bớt những suy nghĩ nặng nề về căn bệnh mà mình đang mắc phải.
  • Chú ý cung cấp đầy đủ nước trong quá trình tập luyện cũng như bù nước sau khi tập. Vì khi vận động dễ ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước, dễ làm cho da mất đi độ ẩm cần thiết, khiến triệu chứng ngứa dễ xuất hiện.
  • Chọn những trang phục phù hợp với việc tập luyện cũng như không ma sát nhiều với các tổn thương ở da. Các trang phục bó sát, khó thấm hút mồ hôi dễ làm da của bạn bị kích ứng. Vì vậy hãy chọn những bộ quần áo làm bằng chất liệu cotton, dễ thấm mồ hôi và thật sự thoải mái khi di chuyển.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau quá trình tập luyện để hạn chế mồ hôi tác động lên vùng da bị bệnh. Chú ý nhẹ nhàng và dùng các sản phẩm dịu nhẹ với da để tránh trầy xước và chảy máu.

Tập thể dục là cách để bạn duy trì cuộc sống lành mạnh và giúp kiểm soát bệnh vẩy nến khá hiệu quả. Tuy việc duy trì không thể tránh khỏi những thách thức nhưng bạn đừng bỏ cuộc giữa chừng. Hãy bắt đầu thật chậm rãi và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào. Với một chút kiên nhẫn và cần cù, tập thể dục sẽ nhanh chóng trở thành một thói quen tốt của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên,...

Giật mình với mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và tim mạch

Hầu hết ai cũng biết bệnh vẩy nến là một tình trạng chỉ ảnh hưởng đến da. Nhưng thực chất...

Cách chữa vảy nến bằng thuốc đông y theo 9 thể bệnh

Khác với Tây y, Đông y chia bệnh lý theo từng thể và áp dụng các phương pháp luận trị...

Bị vảy nến mạn tính phải làm sao?

Vảy nến là bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy khi mắc bệnh lý...

Vẩy nến và béo phì: Tìm hiểu mối liên hệ giữa chúng

Bạn có biết rằng bệnh vẩy nến có liên quan chặt chẽ đến cân nặng của bạn. Theo thống kê...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *