Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nếu được điều trị vào giai đoạn đầu, ung thư đại tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, nếu được phát hiện vào giai đoạn muộn, tỷ lệ này rất thấp hoặc gần như không thể chữa khỏi, các biện pháp điều trị chỉ giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. 

Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không?
Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng là một căn bệnh khá phổ biến nhưng nó hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện trong giai đoạn ung thư sớm. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư đại tràng giai đoạn đầu hơn 90% nhưng sẽ giảm khá lớn nếu ung thư bắt đầu tiến triển. Đến giai đoạn ung thư di căn, tỷ lệ chữa khỏi chỉ khoảng 10%. Và ung thư đại tràng giai đoạn cuối thì hầu như không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Lúc này các biện pháp điều trị chỉ có công dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, một điều khá khó khăn là ung thư đại tràng giai đoạn sớm có rất ít triệu chứng hoặc triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề khác, chẳng hạn như bệnh trĩ. Người bệnh chỉ đi khám và phát hiện ra bệnh khi ung thư đã tiến triển gây nên những triệu chứng nặng nề hơn. Điều này làm giảm khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng.

Điều trị ung thư đại tràng theo giai đoạn

Các biện pháp điều trị ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 0

Vì ung thư đại tràng giai đoạn 0 không phát triển ra khỏi lớp lót bên trong của đại tràng nên phẫu thuật là biện pháp cần thiết duy nhất. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ loại bỏ polyp hoặc khu vực ung thư thông qua nội soi (hay còn gọi là cắt bỏ cục bộ). Loại bỏ một phần đại tràng (cắt bỏ một phần đại tràng) có thể được thực hiện nếu như khối u quá lớn không thể loại bỏ bằng biện pháp cắt bỏ cục bộ.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1

Trong ung thư đại tràng giai đoạn 1, các tế bào ung thư đã phát triển vào các lớp của thành đại tràng tuy nhiên không lan ra ngoài thành đại tràng hoặc các hạch bạch huyết khu vực.

Nếu ung thư đại tràng nằm trong polyp, không có tế bào ung thư xung quanh polyp thì phẫu thuật cắt bỏ polyp thông qua nội soi sẽ được chỉ định. Không cần thêm biện pháp điều trị nào khác. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhiều hơn nếu có nhiều tế bào ung thư xung quanh polyp, polyp không thể loại bỏ hoàn toàn hoặc cần cắt thành nhiều mảnh gây khó khăn trong việc xác định liệu tế bào ung thư có ở xung quanh polyp hay không.

Nếu ung thư đại tràng không phải ở polyp, phẫu thuật cắt bỏ một phần gồm cắt bỏ một phần đại tràng hoặc các hạch bạch huyết gần đó là biện pháp điều trị duy nhất, không cần thêm biện pháp điều trị khác.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 đã phát triển qua thành đại tràng nhưng không lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Phương pháp điều trị duy nhất là loại bỏ một phần đại tràng chứa ung thư và các hạch bạch huyết gần đó. Nhưng các bác sĩ có thể đề nghị hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ) nếu ung thư có nguy cơ quay trở lại do một số yếu tố như:

  • Ung thư đã phát triển thành các mạch máu hoặc hạch bạch huyết gần đó
  • Bác sĩ phẫu thuật đã không loại bỏ ít nhất 12 hạch bạch huyết
  • Ung thư được tìm thấy ở gần mô bị loại bỏ, nghĩa là tế bào ung thư đã bị bỏ sót
  • Ung thư làm tắc nghẽn đại tràng
  • Ung thư gây thủng lỗ trên thành đại tràng

Các lựa chọn phổ biến trong hóa trị bao gồm sự kết hợp giữa 5-FU và leucovorin, oxaliplatin hoặc capecitabine.

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó nhưng chưa lan sang các bộ phận khác. Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho giai đoạn này là cắt bỏ phần đại tràng chứa ung thư cùng các hạch bạch huyết khu vực, sau đó áp dụng hóa trị sau phẫu thuật.

Đối với hóa trị, các lựa chọn thường được sử dụng là FOLFOX (5-FU, leucovorin và oxaliplatin) hoặc CapeOx (capecitabine và oxaliplatin). Nhưng một số bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng 5-FU chỉ với leucovorin hoặc capecitabine.

Những bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 không đủ sức khỏe để phẫu thuật sẽ được chỉ định xạ trị hoặc hóa trị.

ung thư đại tràng có chữa khỏi được không
Phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị là những biện pháp được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 4

Ung thư đại tràng giai đoạn 4 đã lan đến các cơ quan và mô ở xa. Ung thư đại tràng thương lan sang gan nhưng nó cũng có thể lan sang niêm mạc khoang bụng, phổi, não hoặc hạch bạch huyết xa. Trong giai đoạn này, các biện pháp phẫu thuật không thể giúp chữa khỏi ung thư.

Nếu chỉ có một vài vùng nhỏ ung thư di căn trong gan, phổi, phẫu thuật loại bỏ khu vực lây lan sẽ được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng chứa ung thư cùng các hạch bạch huyết khu vực sẽ được chỉ định để kéo dài thời gian sống sót. Hóa trị có thể được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật.

Trong thường hợp tế bào ung thư di căn quá lớn hoặc quá nhiều, hóa trị sẽ được thực hiện trước phẫu thuật. Lúc này, khối ung thư co lại nên phẫu thuật loại bỏ sẽ dễ dàng hơn. Hóa trị sẽ tiếp tục được thực hiện sau phẫu thuật. Một lựa chọn khác để loại bỏ khối u trong gan là cắt bỏ hoặc thuyên tắc.

Các liệu pháp hóa trị thường được sử dụng gồm:

  • FOLFOX: leucovorin, 5-FU và oxaliplatin (Eloxatin)
  • FOLFIRI: leucovorin, 5-FU và irinotecan (Camptosar)
  • CAPEOX hoặc CAPOX: capecitabine (Xeloda) và oxaliplatin
  • FOLFOXIRI: leucovorin, 5-FU, oxaliplatin và irinotecan
  • Một trong những lựa chọn trên cộng với một loại thuốc nhắm mục tiêu VEGF, (bevacizumab [Avastin], ziv-aflibercept [Zaltrap], ramucirumab [Cyramza]) hoặc EGFR (cetuximab [Erbitux]
  • 5-FU và leucovorin, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Capecitabine, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Irinotecan, có hoặc không có thuốc nhắm mục tiêu
  • Chỉ cần Cetuximab
  • Chỉ cần Panitumumab
  • Chỉ cần Regorafenib (Stivarga)
  • Trifluridine và tipiracil (Lonsurf)

Với ung thư tiến triển, xạ trị cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng như đau. Đồng thời, nó giúp thu nhỏ khối u trong một khoảng thời gian nhưng không thể chữa khỏi ung thư.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Điều trị ung thư đại tràng tái phát

Ung thư tái phát có nghĩa là ung thư trở lại sau quá trình điều trị, có thể nằm ở gần khu vực của khối u ban đầu (tái phát cục bộ) hoặc các cơ quan xa (tái phát xa).

+ Tái phát cục bộ

Nếu ung thư tái phát cục bộ, phẫu thuật có thể giúp bạn kéo dài thời gian sống hoặc thậm chí chữa khỏi. Trong trường hợp ung thư không thể loại bỏ bằng phẫu thuật, hóa trị có thể được thực hiện trước tiên. Sau đó, nếu khối u được thu nhỏ lại, phẫu thuật có thể được chỉ định. Hóa trị tiếp tục được thực hiện sau phẫu thuật.

+ Tái phát xa

Nếu ung thư tái phát ở khu vực xa, nó có thể xuất hiện đầu tiên ở gan. Biện pháp điều trị bao gồm phẫu thuật hoặc hóa trị trước để thu nhỏ các khối u sau đó mới phẫu thuật loại bỏ. Nếu ung thư đã lan quá rộng không thể phẫu thuật, hóa trị/xạ trị hoặc liệu pháo nhắm mục tiêu có thể được áp dụng. Phác đồ có thể giống với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 4.

Trên đây là những thông tin quan trọng về vấn đề “Ung thư đại tràng có chữa được không?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế.

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.

U đại tràng ác tính là gì, chữa được không?

U đại tràng được xác định là một polyp đại tràng, cụm tế bào tồn tại trên lớp lót của...

Ung thư đại tràng và bệnh trĩ rất dễ bị nhầm lẫn

Ung thư đại tràng và bệnh trĩ có nhiều triệu chứng giống nhau vì vậy thường gây ra nhầm lẫn....

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng, bạn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này, hệ...

Bệnh polyp đại tràng sigma

Bệnh polyp đại tràng sigma – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh polyp đại tràng sigma chiếm khoảng...

Phương pháp xạ trị ung thư đại tràng

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư đại tràng, nó được chỉ định trong nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.