Polyp đại tràng không cuống và có cuống có gì khác nhau?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Polyp đại tràng có cuống và không cuống là hai dạng phổ biến của bệnh polyp đại tràng. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến cơ thể.

polyp trực tràng không cuống và có cuống
Có hai loại polyp đại tràng là polyp đại tràng không cuống và có cuống

Tổng quan về polyp đại tràng

Polyp là thuật ngữ sử dụng để chỉ sự tăng trưởng của lớp lót màng nhầy. Sự tăng trưởng này có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, tử cung, bàng quang, đường mũi hoặc khu vực bộ phận sinh dục.

Một khối polyp xuất hiện trong đại tràng thường lành tính. Tuy nhiên, một số khối polyp đại tràng có thể biến chứng thành ung thư.

1/ Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là sự tăng trưởng xuất hiện trên bề mặt của đại tràng. Polyp đại tràng có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau. Khối polyp càng lớn thì khả năng ung thư càng cao.

Polyp đại tràng có thể có cuống hoắc không có cuống, lành tính hoặc chuyển thành ác tính khi gặp điều kiện thích hợp.

Mặc dù chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân gây ra polyp đại tràng, nhưng các chuyên gia cho rằng các yếu tố sau đây có thể gây ra tình trạng polyp đại tràng:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều chất béo, ít chất xơ
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá, tiêu thụ quá nhiều chất kích thích

2/ Triệu chứng polyp đại tràng

Đa số trường hợp, polyp đại tràng không có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm nhận được polyp đại tràng thông qua các dấu hiệu sau:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, bao gồm đại tiện hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Có máu sẫm màu hoặc đỏ tươi trong phân
  • Đau bụng

Nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn một tuần, tốt nhất người bệnh nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ.

 

3/ Các loại polyp đại tràng

Polyp đại tràng có thể khác nhau về kích thước và số lượng. Có 2 loại polyp đại tràng cơ bản sau:

  • Polyp đại tràng có cuống
  • Polyp đại tràng không có cuống

Đa phần các khối polyp đại tràng thường lành tính, tuy nhiên một số trường hợp khối polyp có thể biến chứng thành ung thư và cần phải điều trị.

Xem thêm: Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

Phân biệt đại tràng có cuống và đại tràng có cuống

Thực tế, polyp đại tràng có nhiều loại khác nhau, người ta sẽ phân biệt chúng dựa trên số liệu hay kích thước của khối polyp. Người bệnh có thể phân biệt polyp đại tràng có cuống và polyp đại tràng không có cuống thông qua một số tiêu chí sau:

1/ Hình dạng

Các bác sĩ có thể phân biệt được polyp đại tràng có cuống hoặc không có cuống thông qua hình dạng của chúng khi nội soi.

  • Polyp đại tràng không có cuống: thường có màu sắc nhạt và dễ dàng trông thấy được khi nội soi. Chân của khối đại tràng không có cuống rộng hơn polyp đại tràng có cuống.
  • Polyp đại tràng có cuống: có chân nhỏ và hẹp, cuống dài hoặc rất dài. Màu sắc của polyp có cuống rõ ràng, tuy nhiên chúng rất khó phân biệt với các mô xung quanh.

2/ Kích thước

Polyp đại tràng không có cuống thường có kích thước nhỏ hơn 5 mm trong khi khối polyp đại tràng có cuống có kích thước to hơn.

polyp trực tràng có cuống
Dựa vào kích thước và đặc điểm mà người ta phân loại polyp đại tràng thành có cuống và không cuống

3/ Khả năng chuyển sang ác tính

Polyp đại tràng có cuống thường ít khi biến chứng thành ung thư. Khối polyp có thể tồn tại nhiều năm trong cơ thể người bệnh mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe.

Polyp đại tràng không có cuống, có chân rộng sẽ có khả năng biến chứng thành ung thư cao hơn. Đối với người bệnh càng có nhiều khối polyp thì nguy cơ ung thư càng cao.

Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tương đối. Có nghĩa là người bệnh cần thận trọng và tái khám đúng hẹn để tầm soát ung thư.

Cách điều trị polyp đại tràng

Cách điều trị polyp đại tràng (có cuống và không có cuống) là loại bỏ chúng. Các khối polyp sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem chúng có chứa tế bào ác tính nào hay không.

Đối với các khối polyp nhỏ, việc loại bỏ chúng sẽ được thực hiện thông qua một dụng cụ chuyện dụng được gắn vào đầu của thiết bị nội soi.

Đối với các khối polyp lớn hơn, việc loại bỏ chúng có thể phức tạp hơn một chút. Một chiếc thòng lọng sẽ được đưa vào quanh chân của khối polyp và tiến hành đốt nóng chúng bằng dao điện. Đây là một thủ thuật an toàn và ít chảy máu và thời gian hồi phục nhanh.

Tuy nhiên đối với các khối polyp ác tính hoặc khi người bệnh có nhiều khối polyp thì phẫu thuật là điều cần thiết để điều trị bệnh. Phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị polyp đại tràng là phẫu thuật nội soi. Đây là phẫu thuật dùng một ống dài, mỏng với ánh sáng cường độ cao và camera có độ phân giải cao để hiện thị và loại bỏ khối polyp.

Cách phòng ngừa polyp đại tràng

Mặc dù polyp đại tràng (có cuống và không cuống) thường ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên người bệnh cũng nên trang bị kiến thức để để phòng bệnh. Đặc biệt là sau khi điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ để phòng ngừa ung thư và biến chứng có thể có.

  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học nhiều trái cây màu đỏ như cam, dâu tây, cà rốt và các loại rau như bông cải xanh, bắp cải
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý
  • Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá
  • Hạn chế sử dụng hoặc không uống rượu

Polyp đại tràng có cuống và không có cuống đều có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ về bệnh cũng như cách điều trị và phòng ngừa hợp lý. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán, phương pháp điều trị của bác sĩ có chuyên môn. Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan, hãy liên hệ với nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh học Polyp đại trực tràng: Tất cả những điều cần biết về bệnh

Polyp đại trực tràng là những khối u xuất hiện ở trực tràng hoặc đại tràng. Bệnh nếu không phát...

Cắt polyp trực tràng: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Cắt polyp trực tràng là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng chảy máu trực tràng...

Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: Triệu chứng và điều trị

Polyp trực tràng là một bệnh lành tính phổ biến ở người lớn hơn là trẻ em. Tỷ lệ mắc...

Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại trực tràng là sự xuất hiện một hoặc nhiều khối u nhú nhỏ do các tế bào tăng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *