Ung thư đại tràng giai đoạn 1: phát hiện sớm khả năng khỏi rất cao
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 thường khó phát hiện nhưng lại có khả năng chữa khỏi cao. Do đó, bệnh nhân cần chú ý những biểu hiện của cơ thể để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 hình thành khi tế bào ung thư đã phát triển ở thành trong của đại tràng (còn được gọi là niêm mạc). Tuy nhiên, ở giai đoạn này tế bào ung thư chưa lan ra bên ngoài thành đại tràng và chưa xâm nhập vào hạch bạch huyết.
Khác với ung thư đại tràng ở giai đoạn 0, ung thư chuyển sang giai đoạn 1 đã bắt đầu phát sinh những triệu chứng lâm sàng.
1. Triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 1
Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường có mức độ nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Do đó, bệnh nhân thường ít nhận biết bệnh ở giai đoạn này.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Khó chịu ở trực tràng
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Khả năng chữa trị khỏi ở giai đoạn 1 khá cao, tiên lượng sống của bệnh nhân sau 5 năm được ước tính đến 92%. Tuy nhiên, tiên lượng sống chỉ là con số ước tính và không thể dự đoán chính xác thời gian sống của bệnh nhân.
2. Chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 1
Vì các triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 1 không có tính đặc trưng cao, do đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt để loại trừ những nguyên nhân khác.
Ung thư đại tràng giai đoạn 1 sẽ được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:
- Bệnh trĩ
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm ruột thừa
- Viêm túi thừa đại tràng
- Nhiễm trùng bàng quang
ĐỌC NGAY: Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng (có chi phí tham khảo)
Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 1
Đối với ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu, phẫu thuật được xem là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, thủ thuật được chỉ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
1. Cắt polyp
Ở giai đoạn 1, tế bào ung thư nằm trong polyp đại tràng. Vì vậy, bệnh nhân sẽ được cân nhắc thực hiện cắt polyp bằng thủ thuật nội soi.
Trong quá trình nội soi, polyp ung thư sẽ được cắt bỏ ở cuống bằng dụng cụ đặc biệt. Nếu polyp được loại bỏ hoàn toàn, người bệnh có thể không phải thực hiện thêm bất cứ phương pháp nào khác.
2. Cắt bỏ một phần đại tràng
Nếu tế bào ung thư nằm ở xung quanh polyp, bác sĩ có thể cân nhắc việc cắt bỏ một phần của niêm mạc đại tràng.
Ngoài ra khi ung thư không nằm trong hoặc gần polyp, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một phần ruột già bị tổn thương và các hạch bạch huyết gần đó nhằm ngăn chặn sự tiến triển của tế bào ung thư.
HỮU ÍCH: Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng giúp mau khỏe
Rủi ro khi phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn 1
Phẫu thuật luôn tiềm ẩn các rủi ro bên cạnh những lợi ích mà phương pháp này đem lại. Các rủi ro bệnh nhân có thể gặp phải khi phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn 1, bao gồm:
- Chảy máu đại tràng
- Nhiễm trùng
- Hình thành cục máu đông
- Sẹo phẫu thuật chèn ép không gian đại tràng
Bạn nên trao đổi với bác sĩ để thực hiện biện pháp ngăn chặn những rủi ro nói trên. Sau khi xuất viện, bạn vẫn nên chú ý những biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Cần chủ động đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt
- Đau dữ dội
- Đỏ và chảy dịch ở vết mổ
- Vết mổ không có dấu hiệu phục hồi
- Buồn nôn
- Ói mửa liên tục
- Có máu trong phân
- Vàng da
- Ho kéo dài
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
THAM KHẢO THÊM
- Ung thư đại trực tràng khi mang thai có nguy hiểm không?
- Bị ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!