Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
Polyp đại trực tràng là sự xuất hiện một hoặc nhiều khối u nhú nhỏ do các tế bào tăng sinh quá mức phát triển trên niêm mạc đại trực tràng. Hầu hết các khối polyp đại trực tràng đều vô hại.
Nhưng theo thời gian phát triển cùng một số yếu tố ngoại lực tác động, các khối polyp đại trực tràng dễ biến chứng thành ung thư ruột kết. Bệnh nhân có thể tử vong nếu ung thư phát triển ở giai đoạn cuối.
I. Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
Đại trực tràng hay còn gọi là ruột già, đây là một ống rỗng nằm ở vị trí gần cuối của hệ tiêu hóa có nhiệm vụ lưu trữ và tạo lực để đẩy phân ra ngoài. Polyp đại trực tràng là sự tăng sinh quá mức của các tế bào niêm mạc tại cơ quan này.
Chứng Polyp trong đại trực tràng thường khác nhau về kích thước và số lượng. Có ba loại polyp đại trực tràng phổ biến là:
- Polyp không tân sinh: Dạng Polyp này bao gồm polyp tăng sản, polyp viêm và polyp hamartomatous. Những loại polyp này thường không có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.
- Polyp neoplastic: Chứng Polyp này thường có Polyp adenomas và các dạng Polyp hình răng cưa. Đây là dạng Polyp có nguy cơ ung thư cao khi phát triển theo thời gian dài.
- Polyp ác tính: Đây là một dạng polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng không cuống và có cuống có gì khác nhau?
1. Nguyên nhân hình thành Polyp đại trực tràng
Một trong những nguyên nhân chính của sự hình thành Polyp trong đại trực tràng là đột biến, rối loạn trong quá trình phân chia tế bào. Điều này khiến cho các tế bào đại trực tràng không được kiểm soát và hình thành nên các khối u Polyp.
Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp các yếu tố dễ hình thành Polyp đại trực tràng như sau:
- Những người từ 50 tuổi trở lên đều có nguy cơ mắc chứng polyp đại trực tràng.
- Người đã từng đối mặt với các tình trạng viêm ruột, viêm loét đại tràng…
- Trong gia đình có cha mẹ, anh chị em đã từng mắc chứng polyp đại trực tràng thì nguy cơ mắc bệnh của bạn rất lớn.
- Sử dụng thuốc lá và rượu vô độ.
- Béo phì, thừa cân và lười tập thể dục.
- Do có bệnh tiểu đường type 2 từ trước.
- Do mắc các chứng rối loạn Polyp di truyền như hội chứng Lynch, bệnh đa nang adenomatous, hội chứng Gardner, bệnh đa nang liên quan đến gen MYH, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng polyp răng cưa…
2. Các triệu chứng Polyp đại trực tràng
Khi bạn bị chứng Polyp đại trực tràng thì thường không có biểu hiện cụ thể cho đến khi đi thăm khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu chứng polyp đại trực tràng phát triển đến kích thước nhất định thì bệnh nhân có thể gặp các tình trạng như:
- Chảy máu trực tràng: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của tình Polyp đại trực tràng hoặc các vấn đề về hệ thống tiêu hóa như bệnh trĩ, rò hậu môn…
- Thay đổi tính chất phân: Bạn sẽ thấy phân có sự thay đổi về màu sắc như lẫn máu tươi dưới dạng các vệt đỏ hoặc phân có màu đen do xuất hiện máu đông.
- Thay đổi thói quen đại tiện: Chứng Polyp đại trực tràng có thể khiến bệnh nhân bị chứng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
- Đau đớn: Khi xuất hiện nhiều khối Polyp đại trực tràng, chúng có thể liên kết với nhau và gây tắc nghẽn một phần thành ruột khiến bạn bị đau bụng dữ dội bởi những cơn chuột rút.
- Thiếu máu: Việc đi ngoài ra máu do các khối Polyp gây nên khiến bạn mất dần chất sắt trong cơ thể. Điều này khiến cho lượng tế bào hồng cầu bị hao hụt gây tình trạng thiếu máu, làm cho bệnh nhân luôn mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở…
3. Biến chứng của polyp đại trực tràng
Một số polyp đại trực tràng nếu không được loại bỏ sớm dễ có nguy cơ phát triển thành tế bào ác tính, khiến bạn bị ung thư đại trực tràng và tăng nhanh nguy cơ tử vong.
Xem thêm: Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
II. Điều trị chứng polyp đại trực tràng ra sao?
1. Khi nào đi khám bác sĩ
Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra polyp đại trực tràng nếu bạn gặp một trong các trường hợp sau:
- Đau bụng dữ dội và thường xuyên
- Xuất hiện máu trong phân
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần
- Bạn có độ tuổi từ 50 trở lên.
- Trong gia đình có người từng bị Polyp đại trực tràng hoặc ung thư ruột kết.
2. Chẩn đoán Polyp đại trực tràng
Thông qua các dấu hiệu khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm đặc thù để biết chính xác về sự xuất hiện của Polyp đại trực tràng:
- Nội soi đại trực tràng: Một thiết bị quan sát được gắn vào một ống nhỏ và cho vào hậu môn. Phương pháp này giúp bác sĩ xem xét trực tràng và đại trực tràng để tìm khối Polyp. Sau đó bác sĩ có thể loại bỏ ngay lập tức hoặc lấy một mẫu mô nhỏ để phân tích trong phòng thí nghiệm.
- X-quang: Bác sĩ sẽ tiêm chất barium lỏng vào trực tràng của bạn, sau đó chiếu tia X để quan đại trực tràng. Hoạt chất Barium sẽ làm cho đại trực tràng của bạn có màu trắng khi hiện lên màn hình máy tính. Và phần có màu đen xuất hiện chính là những khối Polyp.
- Chụp cắt lớp CT: Thủ tục này nhằm scan, xây dựng hình ảnh của đại trực tràng và trực tràng. Sau khi quét, máy tính sẽ mô phỏng hình ảnh của đại trực tràng và trực tràng và hiển thị các mô sưng, viêm loét và các Polyp.
- Kiểm tra phân: Bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh một bộ xét nghiệm và hướng dẫn cách cung cấp mẫu phân. Sau đó, mẫu phân sẽ được đưa đi phân tích và kiểm tra các tế bào hầu cầu trong phân. Nếu có mặt các tế bào này thì bạn có dấu hiệu của chứng Polyp đại trực tràng.
3. Điều trị Polyp đại trực tràng
Phương pháp thông thường mà các bác sĩ dùng để điều trị Polyp đại trực tràng là loại bỏ chúng khỏi niêm mạc của cơ quan này. Sau khi bác sĩ kiểm tra phát hiện Polyp đại trực tràng thì sẽ tiến hành loại bỏ bằng các phương pháp phù hợp.
Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ Polyp đại trực tràng bằng cách phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu sử dụng một dụng cụ nội soi nối với một ống dài để đưa vào một vết mổ nhỏ ở bụng để tiến hành loại bỏ các u nhú Polyp.
Tìm hiểu thêm: Cắt polyp đại tràng: Quy trình, chi phí thực hiện và rủi ro có thể gặp
4. Phòng ngừa Polyp đại trực tràng
Bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải chứng Polyp đại trực tràng nếu biết cải thiện lối sống và sinh hoạt của bản thân:
- Chế độ ăn uống: Duy trì khẩu phần ăn lành mạnh nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc… giúp bạn giảm nguy cơ bị Polyp đại trực tràng. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều chất béo, thịt đỏ và thức ăn nhanh trong bữa ăn hàng ngày.
- Thói quen lành mạnh: Nên hạn chế uống rượu bia và bỏ hút thuốc lá, thường xuyên tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng và duy trì cân nặng cho cơ thể.
Nếu trong gia đình có người từng bị Polyp đại trực tràng hoặc bạn nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của bệnh này. Hãy thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời và thích hợp.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh polyp trực tràng và phương pháp điều trị tối ưu nhất
- Bệnh polyp đại tràng sigma – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!