Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì ?

Đốt viêm họng hạt là thủ thuật xâm lấn khá phổ biến. Phương pháp này thường được thực hiện khi điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả. Để niêm mạc họng phục hồi nhanh chóng, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm và hạn chế các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì
Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì ?

Sau khi đốt viêm họng hạt nên kiêng gì?

Viêm họng hạt là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng diễn ra trong thời gian dài. Để chống lại vi khuẩn gây bệnh, tế bào bạch cầu sẽ có xu hướng bắt giữ vi khuẩn vào các mô lympho nhằm tiêu diệt và kìm hãm các khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên nếu nhiễm trùng tái phát và duy trì trong một thời gian dài, các mô lympho sẽ phải làm việc liên tục và có xu hướng sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ có màu đỏ.

Điều trị viêm họng hạt chủ yếu là sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu số lượng và kích thước hạt quá lớn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đốt hạt lympho bằng laser, điện hoặc nito lỏng.

Phương pháp này giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu do hạt lympho gây ra. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, viêm họng hạt có thể tái phát và gây tổn thương niêm mạc vĩnh viễn.

Vì vậy sau khi đốt viêm họng hạt, bạn cần kiêng cử một số thực phẩm, đồ uống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc họng. Vì cổ họng là cơ quan trung gian giúp vận chuyển thức ăn xuống thực quản và dạ dày.

Việc bổ sung những thực phẩm không phù hợp có thể khiến niêm mạc bị kích thích, sinh nhiều đờm và tái phát bệnh trở lại.

Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì
Sau khi đốt hạt lympho ở cổ họng, nên kiêng đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…

Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần kiêng sau khi đốt viêm họng hạt:

  • Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng có thể gây đau rát và kích thích lên niêm mạc ở cuống họng. Thường xuyên ăn nhóm thực phẩm này còn gây ra chứng trào ngược dạ dày – một trong những yếu tố rủi ro làm phát sinh bệnh viêm họng hạt.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ là nhóm thực phẩm kích thích phản ứng viêm trong cơ thể và thúc đẩy quá trình sản sinh đờm. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khiến vị trí đốt hạt lympho bị sưng viêm và lâu lành hơn.
  • Thực phẩm khô cứng: Trong thời gian đầu mới đốt viêm họng hạt, bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm lỏng và mềm để làm dịu cổ họng. Các thực phẩm khô, cứng có thể gây xước và khó chịu cho cổ họng. Trong một số trường hợp, các mảng thức ăn khô có thể cứa vào cổ họng và gây chảy máu.
  • Đồ ngọt: Bổ sung đồ ngọt sau khi đốt viêm họng hạt có thể làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và kích thích phản ứng viêm. Ngoài ra, ăn đồ ngọt còn gây đau rát và ho khan ở cuống họng.
  • Rượu bia: Cồn và những chất kích thích trong bia rượu khiến vị trí đốt hạt lympho lâu lành và có thể bị nóng rát. Hơn nữa, sử dụng rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây tái phát nhiễm trùng đường hô hấp.

Bên cạnh việc kiêng những thực phẩm và đồ uống nói trên, bạn nên bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy niêm mạc phục hồi như vitamin C, Omega 3, nước, khoáng chất, chất xơ, protein,…

2. Thói quen sinh hoạt

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mức độ phục hồi ở hầu họng còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt. Các thói quen thiếu lành mạnh có thể khiến cổ họng bị kích thích, sưng viêm và có nguy cơ tái phát bệnh trở lại.

Đốt viêm họng hạt nên kiêng gì
Thành phần trong khói thuốc khiến niêm mạc bị kích thích và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

Do đó sau khi đốt viêm họng hạt, bạn cần kiêng một số thói quen sau đây:

  • Hút thuốc lá: Thành phần trong khói thuốc lá là nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, gây kích thích niêm mạc và trào ngược dạ dày. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ tái phát viêm họng, vì vậy bạn cần hạn chế hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc sau khi đốt các hạt lympho.
  • Nói nhiều, la hét quá mức: Nói nhiều và la hét quá mức khiến cổ họng và dây thanh quản phải hoạt động với cường độ mạnh. Áp lực từ hoạt động này khiến niêm mạc hầu họng chậm phục hồi và dễ sưng đỏ.
  • Chất dị ứng: Cổ họng có thể bị sưng viêm và đỏ rát trở lại nếu bạn tiếp xúc với những chất gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, lông chó mèo, phấn hoa,… Vì vậy sau khi điều trị bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng cao.

Đốt viêm họng hạt là thủ thuật loại bỏ các mô lympho sưng viêm ở hầu họng, từ đó làm giảm các triệu chứng như khó thở, đau rát, ho khan,… Tuy nhiên nguyên nhân chính của bệnh là do vi khuẩn, vì vậy cần phối hợp thủ thuật ngoại khoa với việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh dứt điểm.

Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Viêm họng hạt khi mang thai xảy ra khi sản phụ không điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dứt điểm. Bệnh lý này có thể được kiểm...

Viêm họng mãn tính có chữa được không? Bằng cách nào?

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và rất dễ tái phát trở lại nếu không...

Bật mí cách dùng đậu xanh chữa viêm họng ít ai ngờ

Đậu xanh một trong những loại ngũ cốc chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ có...

8 cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong cực đơn giản

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng, hầu do nhiễm trùng virus vi khuẩn...

Đốt viêm họng hạt bằng laser và thông tin cần biết

Đốt viêm họng hạt bằng tia Laser là một trong những kỹ thuật được ứng dụng khá phổ biến hiện...

Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) bạn nên thử

Cây nhọ nồi là một loại cây bụi thường được dân gian bào chế thành thuốc để chữa một số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.