Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ đừng xem thường!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị nôn trớ, bụng chướng to khiến bé khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý, do đó mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý đúng đắn nhất.

trẻ bị nôn trớ
Đôi khi trẻ có thể bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Trong nhiều trường hợp, nôn là tình trạng phản xạ để bảo vệ cơ thể và loại bỏ virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng có trong hệ thống tiêu hóa. Nếu bé ăn thứ gì đó hư hỏng hoặc bị nhiễm độc, cơ thể bé có thể nhận ra điều bất thường và phản ứng gây nôn.

Những nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ có thể bao gồm:

1/ Viêm đường ruột

Viêm ruột là một tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do virus gây ra khiến bé bị nôn trớ kèm tiêu chảy và nó thường tự khỏi trong vòng 24 hoặc 48 giờ.

Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé ăn hoặc bú. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

2/ Dị ứng thực phẩm

Điều này thường phổ biến với trẻ lớn hơn, ở độ tuổi ăn dặm hoặc thiếu niên. Dị ứng thực phẩm ở trẻ em có thể gây nôn, tiêu chảy cũng như kèm theo các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, sưng mặt, quanh mắt, môi, lưỡi hoặc vòm họng. Triệu chứng có thể kéo dài trong một hoặc hai ngày.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm nghi ngờ dị ứng gây nôn trớ cho trẻ. Hoặc bạn cũng có thể gặp bác sĩ nếu quá lo lắng về tình trạng dị ứng của trẻ.

3/ Trào ngược dạ dày

Về cơ bản dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, các cơ co thắt hoạt động chưa tốt nên khiến bé dễ bị trào ngược dạ dày, nôn trớ liên tục. Bạn không có cách nào để hạn chế tình trạng này cho đến khi dạ dày bé xoay lại vị trí  dọc như người trưởng thành.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Điều cần biết

4/ Viêm ruột thừa

Ruột thừa là một túi nhỏ như ngón tay nối với ruột già. Khi bị viêm ruột thừa, trẻ sẽ bị đau bụng dữ dội, nôn mửa, đôi khi bé cũng bị khó thở.

đau ruột thừa gây nôn trớ
Nếu trẻ bị nôn trớ kèm cảm giác đau bụng thì rất có thể bé đã bị viêm ruột thừa

Nếu tình trạng đau bụng trở nên tồi tệ, hãy đưa bé đến cơ quan y tế uy tín ngay lập tức. Trong hầu hết các trường hợp, viêm ruột thừa cần được được phẫu thuật càng sớm càng tốt.

5/ Nhiễm trùng khác

Nôn trớ liên tục ở trẻ có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng tai giữa hoặc bệnh viêm màng não.

Hãy đưa bé đến bệnh viện khi bé bị nôn trớ kèm các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt cao, khó thở hoặc hay cáu gắt, khóc dữ dội.

6/ Ngộ độc

Vô tình nuốt phải thứ gì đó độc hại cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị ngộ độc hoặc nuốt phải chất độc, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp lúc.

Tham khảo thêm: Ngộ độc cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử trí

Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Nếu bé bị nôn trớ, cha mẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ để nhận biết sự thay đổi của trẻ. Nếu nôn trớ chỉ xảy ra một hoặc hai lần và không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì bạn không cần quá lo lắng. Cho trẻ ăn uống như bình thường, uống nước thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu dưới đây.

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Khóc không có nước mắt
  • Sử dụng ít tã lót hơn bình thường
  • Xuất hiện vết trũng trên đỉnh đầu
  • Yếu ớt, mệt mỏi hoặc xuất hiện hành vi kỳ lạ

Đối với trẻ lớn hơn:

  • Không đi tiểu trong 6 hoặc 8 giờ
  • Khô miệng, môi
  • Da khô, nhăn, xuất hiện vẩy trắng ở bụng hoặc cánh tay
  • Thiếu năng động hoặc không tỉnh táo, hành vi kỳ lạ
  • Buồn ngủ hoặc bị mất phương hướng
  • Thở sâu, nhanh, mạnh
  • Mạch nhanh hoặc yếu
  • Mắt trũng sâu

Điều trị chứng nôn trớ ở bé

Trong hầu hết trường hợp bạn có thể chăm sóc cho bé ở tại nhà. Nôn trớ liên tục có thể khiến bé bị mất nước, do đó điều quan trọng là theo dõi tình trạng mất nước của bé.

điều trị trẻ bị nôn trớ
Khi bé bị nôn trớ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp bù nước và điều trị tại nhà

Nếu trẻ bị nôn trớ, điều đầu tiên bạn cần làm là bù nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước.

Dành cho trẻ bú mẹ:

  • Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn bị nôn nhiều lần, hãy cho bé bú với thời gian ngắn hơn. Thời gian tốt nhất cho bé bú là 2 giờ một lần, mỗi lần 5 đến 10 phút.
  •  Nếu sau 8 giờ mà bé vẫn tiếp tục nôn thì hãy gọi cho bác sĩ.

Dành cho trẻ bú sữa công thức:

  • Cho trẻ bú lượng sữa ít và thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể cho thêm 2 muỗng cà phê chất điện giải vào sữa của bé.
  • Nếu bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống dung dịch điện giải có hương vị hoặc loại dành riêng cho bé trên 6 tháng tuổi.
  • Nếu bé sử dụng chất điện giải trong 8 giờ mà không bị nôn, thì bạn nên cho bé sử dụng sữa lại từ từ. Bắt đầu với một lượng sữa nhỏ khoảng 20 ml đến 30 ml. Nếu bé không nôn trong vòng 24 giờ, hãy cho bé bú sữa lại bình thường.

Đối với trẻ trên 1 tuổi:

  • Cho trẻ sử dụng chất lỏng như nước hoặc sữa với số lượng nhỏ sau mỗi 15 phút. Bạn có thể cho bé uống 10 ml hoặc 30 ml mỗi lần, tùy theo độ tuổi của bé để bé không bị tái nôn trớ.
  • Nếu sau 24 giờ mà bé không nôn trở lại, hãy cho bé ăn trở lại bình thường.

Cách phòng ngừa nôn trớ ở bé

Để ngăn ngừa bé bị nôn trớ, bụng chướng to, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thức ăn phù hợp với độ tuổi và thể trạng sức khỏe của bé.
  • Uống đủ nước hoặc sữa, cha mẹ có thể cho bé sử dụng chất điện giải theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng mất nước.
  • Cho bé bú trong tư thế đứng, hạn chế cho bé nằm ngay khi sau khi bú hoặc ăn xong.
  • Không để bé tiếp xúc với các chất kích thích nôn mửa như khói bụi, không khí nóng, độ ẩm, mùi không khí mạnh, nước hoa.

Bé bị nôn trớ có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng nếu như không có biện pháp điều trị hợp lý. Do đó, cha mẹ cần biết cách xử lý cũng như khi nào cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bài viết này mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra chỉ dẫn, lời khuyên hay chẩn đoán y khoa.

Bạn nên tìm hiểu thêm

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không lành tính

Các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn... cần được khắc phục sớm nếu không sẽ ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn. Chưa cần phải dùng đến thuốc, bạn có...
nguyên nhân gây nôn ra máu

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu!

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra máu là một dấu hiệu bất thường và mang theo ý nghĩa cảnh báo...

Tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Bật mí cách uống nước dừa chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản. Bạn có...

Bé nôn trớ ra dịch màu vàng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nghiêm trọng

Bé nôn trớ ra dịch vàng có nguy hiểm không?

Cho trẻ bú quá no, bú không đúng tư thế có thể khiến trẻ nôn trớ ra dịch vàng. Ngoài...

Bí kíp dùng mè đen trị trào ngược dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, mè đen chứa hàm lượng chất béo, protein, vi chất tương...

Dư axit dạ dày nên ăn gì để trung hòa?

Bị Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Tránh Gì Trung Hòa Tốt?

Dư axit dạ dày nên ăn gì để trung hòa? Có thể nói thói quen ăn uống là một trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *