Thử ngay cách trị bệnh trĩ bằng nha đam cực dễ làm này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp giúp làm dịu nhanh cơn đau rát và cảm giác kích ứng, khó chịu khá phổ biến. Sở dĩ điều này có được là do thành phần nha đam có hàm lượng lớn chất chống viêm, giúp giảm viêm do giãn tĩnh mạch ở cạnh hậu môn. 

Trị (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch cạnh hậu môn và trực tràng bị sưng, viêm. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là đau, ngứa, rát, chảy máu trực tràng. Mặc dù chúng thường tự biến mất trong một vài tuần, nhưng bệnh có thể gây khó chịu từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các biện pháp khắc phục tại nhà như dùng nha đam có thể giảm đau hiệu quả.

trị bệnh trĩ bằng nha đam
Trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp giúp làm dịu nhanh cơn đau rát và cảm giác kích ứng, khó chịu khá phổ biến.

Tác dụng trị bệnh trĩ bằng nha đam

Nha đam (hay lô hội) là loại cây được tìm thấy nhiều ở các quốc gia cận nhiệt đới. Thân mọng nước, chứa chất gel có khả năng chữa lành vết thương, bỏng nhỏ và kích ứng da. Gel lô hội được cấu tạo từ 99% nước và 1% glycoprotein & polysacarit. Trong đó:

  • Hoạt chất glycoprotein có tác dụng giảm đau, viêm;
  • Hoạt chất Polysacarit giúp phục hồi da.

Cả hai chất này đều có khả năng kích hoạt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Với người bị trĩ, gel lô hội có công dụng làm dịu kích ứng, giảm đau, viêm do trĩ. Hơn nữa, các enzym trong gel cũng hỗ trợ làm dịu kích ứng khi bôi tại chỗ.

Mủ lô hội nằm bên dưới lá, chứa chất anthraquinone có đặc tính nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn nên thường được dùng đường uống để trị chứng táo bón – một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Đôi khi, chúng cũng được chỉ định cho bệnh nhân bị tiểu đường, viêm xương khớp, viêm đại tràng, bệnh đa xơ cứng, vấn đề về thị lực (tăng nhãn áp). Tuy nhiên, dùng mủ liều cao có thể gây kích ứng lên đường tiêu hóa, cần đặc biệt chú ý khi dùng.

Nhìn chung, nha đam là nguyên liệu an toàn, lành tính, rẻ tiền. Mặc dù không có đủ bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của lô hội đối với bệnh trĩ, tuy nhiên tổ chức National Center for Complimentary and Integrated HealthTrusted Source đã liệt kê nguyên liệu trên thuộc nhóm an toàn để sử dụng tại chỗ. Bạn có thể dùng nha đam dđể bôi ngoài da hoặc bổ sung theo đường thực phẩm nhằm cải thiện biểu hiện khó chịu do trĩ.

Hướng dẫn cách dùng nha đam chữa bệnh trĩ

Tham khảo hướng dẫn cách dùng nha đam chữa bệnh trĩ sau đây:

Cách dùng

Bôi gel nha đam

  • Cắt đôi lá tươi cây nha đam, hứng lấy chất gel chảy ra. Hoặc, bạn cũng có thể mua gel lô hội đã được chế biến sẵn tại các cửa hàng mỹ phẩm, tiệm thuốc.
  • Thoa chất gel trên lên hậu môn (cần lưu ý vệ sinh hậu môn thật sạch trước khi thực hiện).
  • Thoa nhẹ nhàng và đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
nha đam chữa chĩ
Bôi gel nha đam giảm đau ngứa do trĩ.

Bổ sung nha đam trong chế độ ăn uống hằng ngày

Với tính chất nhuận tràng, nha đam có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, làm mềm phân, hạn chế tối đa ma sát cơ học gây đau rát, viêm chảy máu. Bạn có thể dùng nước ép nha đam mỗi ngày, cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Lấy 1 – 2 bẹ nha đam đem gọt bỏ phần vỏ, lấy phần lõi ruột bên trong, rửa sạch với nước cho bớt chất nhớt.
  • Xay nhuyễn hoặc cắt nha đam nhỏ hình hạt lựu, nấu với đường phèn, uống cả cái lẫn nước.
  • Dùng từ 1  -2 ly mỗi ngày.

Liều dùng

  • Với mủ nha đam: bạn nên giới hạn liều dùng dao động khoảng 50  -200 mg/ ngày. Không nên quá liều vì sẽ gây kích ứng dạ dày, ruột.
  • Gel nha đam bôi tại chỗ: không giới hạn.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị

Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng nha đam

Khi dùng nha đam chữa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Một số người bị dị ứng với hành, tỏi có khả năng bị dị ứng với nha đam. Dị ứng nha đam có thể làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban, khó thở… Ngưng sử dụng và tìm các giải pháp thay thế nếu gặp phải các biểu hiện trên. Bạn cũng có thể kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách thoa một lượng nhỏ gel lên mu bàn tay, đợi từ 24 – 48 tiếng. Nếu như không có biểu hiện bất thường xảy ra, bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Những người gặp vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh ruột kích thích không nên uống mủ lô hội.
  • Nha đam có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ở một số bệnh nhân đang đùng thuốc tiểu đường, thuốc làm loãng máu, cần đặc biệt lưu ý.
  • Nha đam có khả năng giảm nhẹ biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên xem nguyên liệu này thuốc và dùng thay thế thuốc trị bệnh. Với trường hợp trĩ nặng, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp trị bệnh phù hợp.
  • Cần phối hợp cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam với việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam. Nội dung bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên và tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ cho bệnh nhân

Cây lá bỏng và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ đến

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng cũng mang lại tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, nó còn...

Biểu hiện bệnh trĩ nặng và cách chữa trị hiệu quả

Không giống với bệnh trĩ nhẹ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên trong quá trình...

Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý đơn giản, hiệu quả

"Thập nhân cửu trĩ" (cứ 10 người thì 9 người mặc bệnh trĩ) - phổ biến là vậy nhưng không...

Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)

Các cách làm giảm sưng đau búi trĩ tại nhà như thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn...

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu giống nhau khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn, làm...

Tại sao cắt trĩ xong vẫn lòi búi trĩ? Có cần mổ tiếp?

Không phải tất cả trường hợp phẫu thuật điều trị trĩ đều an toàn và đạt hiệu quả chữa trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *