Thuốc Calamine Lotion: công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Calamine Lotion là thuốc bôi ngoài da, được dùng để điều trị các tình trạng ngứa và kích ứng nhẹ. Thuốc cũng có khả năng điều trị ngứa do nhiễm độc từ cây thường xuân, cây sồi và cây thù du.

Calamine Lotion calamine lotion vietnam
Calamine Lotion là thuốc bôi ngoài da, được dùng để điều trị các tình trạng ngứa và kích ứng nhẹ

  • Tên hoạt chất: Calamine
  • Thương hiệu thuốc: Calamine Plain
  • Dạng bào chế: kem bôi ngoài da

Thông tin về thuốc Calamine Lotion

Calamine Lotion hay còn gọi là sữa dưỡng Calamine. Calamine Lotion được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da và có dung tích 100ml.

1. Tác dụng

Calamine Lotion có tác dụng giảm ngứa, đau rát và khó chịu trên vùng da bị kích ứng và tổn thương nhẹ. Được chỉ định trong các trường hợp nhiễm độc do cây thường xuân, cây thù du, cây sồi độc. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng đối với các trường hợp như thủy đậu, côn trùng cắn, sởi, chàm,…

tác dụng của Calamine Lotion
Calamine Lotion được chỉ định trong các trường hợp ngứa da và kích ứng nhẹ

Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Chống chỉ định

Calamine Lotion chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai
  • Phụ nữ cho con bú

Hãy chủ động trình bày những vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải với bác sĩ để cân nhắc việc dùng thuốc, tránh để phát sinh những tác dụng không mong muốn.

3. Cách dùng và liều lượng

Calamine Lotion chỉ được sử dụng ngoài da, tuyệt đối không uống hay sử dụng bằng cách khác. Trước khi dùng bạn cần lắc kỹ thuốc, sau đó đổ thuốc ra bông gạc và đắp lên vùng da cần điều trị. Đợi thuốc khô và thấm hoàn toàn vào da.

cách dùng Calamine Lotion
Rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần dùng thuốc, trừ khi bạn cần điều trị ở tay

Rửa tay với xà phòng sau mỗi lần dùng thuốc, trừ khi bạn cần điều trị vùng da ở tay.

Với liều lượng sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp. Liều lượng được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng của từng trường hợp.

Calamine Lotion chỉ được sử dụng cho người lớn, nếu có ý định sử dụng cho trẻ hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Thuốc Prednisolon: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

4. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 độ C. Tránh để thuốc ở nơi ẩm thấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Khi thuốc hết hạn hoặc bạn không còn nhu cầu sử dụng, hãy xử lý thuốc như hướng dẫn trên bao bì hoặc liên hệ với bác sĩ để biết cách xử lý. Tuyệt đối không tự ý đổ thuốc ra nguồn nước hay môi trường tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Calamine Lotion

Calamine Lotion khá an toàn với người dùng, tuy nhiên thuốc vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thận trọng

Nếu Calamine Lotion dính vào mắt, mũi, miệng hoặc âm đạo bạn nên rửa ngay bằng nước sạch. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khác thường, hãy chủ động đến bệnh viện để kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Trong trường hợp bạn có thai hoặc đang cho con bú, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc nếu có chỉ định từ bác sĩ. Với người đang cho con bú, bạn nên chú ý vùng da dùng thuốc để tránh thuốc tiếp xúc với em bé gây ra hiện tượng kích ứng trên da của trẻ.

2. Tác dụng phụ

Calamine Lotion có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

tác dụng phụ của Calamine Lotion
Calamine Lotion có thể gây khó thở trong thời gian sử dụng

Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm hơn như: đỏ da, phát ban, xuất hiện mủ và nhiễm trùng da.

Danh sách trên không đầy đủ những tác dụng phụ có thể phát sinh khi dùng Calamine Lotion. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Tham khảo thêm: Thuốc Aerius có tác dụng gì?

3. Tương tác thuốc

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về những loại thuốc có khả năng tương tác với Calamine Lotion. Bạn nên chủ động trình bày những loại thuốc, viên uống hỗ trợ, thảo dược, vitamin,… đang sử dụng với bác sĩ để kiểm soát các tương tác thuốc không mong muốn.

Vì chưa có nghiên cứu về vấn đề này nên bạn cần thận trọng với những biểu hiện của cơ thể trong suốt thời gian dùng thuốc. Báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn dùng thiếu liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không dùng với liều lượng gấp đôi để bù liều.

Trong trường hợp dùng quá liều bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Ngưng thuốc sau 7 ngày sử dụng nếu những triệu chứng không thuyên giảm, sau đó hãy báo với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc khác.

Nếu cơ thể xuất hiện những tình trạng khác lạ và nguy hiểm, bạn nên ngưng thuốc và đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu không can thiệp kịp thời các tình trạng này có thể phát triển và nghiêm trọng hơn.

Trước khi dùng Calamine Lotion để điều trị, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Đây là những điều bạn cần phải biết

Nhuộm tóc làm đẹp là nhu cầu của cả nam giới lẫn nữ giới trong cuộc sống hiện đại. Theo...

Cảm cúm và dị ứng thời tiết khác nhau như thế nào?

Coi chừng nhầm lẫn giữa cảm cúm và dị ứng thời tiết

Cảm cúm và dị ứng thời tiết thường có những biểu hiện tương tự nhau. Do đó không ít người...

Dị ứng cá ngừ : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển xảy ra phổ biến. Khi mắc bệnh,...

Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân và những điều cần lưu ý

Dị ứng Paracetamol có thể khiến bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều phản ứng dị ứng ngoài da nguy...

viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da mãn tính gây tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, phát ban...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *